Hàng hóa giao dịch |
Ngô CBOT |
|
Mã hàng hóa |
ZCE |
|
Độ lớn hợp đồng |
5000 giá / Lot |
|
Đơn vị yết giá |
cent / giá |
|
Thời gian giao dịch |
Thứ 2 – Thứ 6:
|
|
Bước giá |
0.25 cent / giá |
|
Tháng đáo hạn |
Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
|
Ngày đăng ký giao nhận |
Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
|
Ngày thông báo đầu tiên |
Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
|
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
|
Ký quỹ |
Theo quy định của MXV |
|
Giới hạn vị thế |
Theo quy định của MXV |
|
Biên độ giá |
Giới hạn giá ban đầu |
Giới hạn giá mở rộng |
$0.35/giá |
$0.55/giá |
|
Phương thức thanh toán |
Giao nhận vật chất |
|
Tiêu chuẩn chất lượng |
Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3 |
Hàng hóa giao dịch |
Ngô CBOT | |
Mã hàng hóa |
C.ZCE / P.ZCE |
|
Tài sản cơ sở |
Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn ngô CBOT | |
Độ lớn hợp đồng |
01 Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn ngô CBOT | |
Đơn vị yết giá | cent / giá | |
Bước giá |
0.125 cent / giá | |
Thời gian giao dịch |
Thứ 2 - Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 - 19:45 • Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau) | |
Tháng đáo hạn |
- Tháng kỳ hạn hiện tại, hai tháng tiếp theo và: - Niêm yết 2 hợp đồng tháng 3 sau khi hợp đồng tháng 8 gần nhất đáo hạn - Niêm yết 2 hợp đồng tháng 5 sau khi hợp đồng tháng 10 gần nhất đáo hạn - Niêm yết 2 hợp đồng tháng 9 sau khi hợp đồng tháng 4 gần nhất đáo hạn - Niêm yết 6 hợp đồng tháng 7 và tháng 12 sau khi hợp đồng tháng 12 gần nhất đáo hạn |
|
Ngày giao dịch cuối cùng |
Thứ Sáu gần nhất và trước ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn ít nhất 2 ngày làm việc | |
Giới hạn vị thế |
Theo quy định của MXV |
|
Ký quỹ |
Theo quy định của MXV |
|
Phương thức thực hiện quyền chọn | Theo quy định của MXV | |
Kiểu quyền chọn |
Quyền chọn kiểu mỹ |
|
Mức giá thực hiện quyền chọn | Theo quy định của MXV |
Theo quy định của sản phẩm Ngô CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.
Ngô được chấp nhận giao dịch là ngô loại 1, ngô loại 2, ngô loại 3 đáp ứng những tiêu chuẩn được mô tả ở bảng dưới:
Phân loại |
Trọng lượng thử nghiệm tối thiểu trong 1 giạ |
Độ ẩm tối đa |
Tỷ lệ tối đa số hạt vỡ và hạt ngoại lai |
Số hạt hư tối đa |
Hạt hư do nhiệt |
Loại 1 |
56 pound |
14% |
2.00% |
3.00% |
0.10% |
Loại 2 |
54 pound |
15.50% |
3.00% |
5.00% |
0.20% |
Loại 3 |
52 pound |
17.50% |
4.00% |
7.00% |
0.50% |
Hợp đồng tương lai ngô (mã: ZCE) đầu tiên bắt đầu giao dịch tại CBOT vào năm 1877 và đây là hợp đồng tương lai nông sản được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Hiện nay, hợp đồng tương lai ngô là loại hợp đồng có mức thanh khoản cao nhất trên thị trường hợp đồng tương lai nông sản được giao dịch tại Việt Nam.
Chuỗi giá trị ngô trên thế giới
Nơi trồng
Ngô là loại ngũ cốc được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ngô chủ yếu được trồng ở những vùng ôn đới và nhiệt đới, trong điều kiện từ dưới mực nước biển đến 12 000 feet so với mực nước biển, từ những vùng đồng bằng khô cằn của Nga hay Bắc Phi cho đến những vùng nhiệt đới của Florida.
Ngô được trồng ở các quốc gia có lượng mưa ít nhất 8 inch như Morocco hoặc các khu vực có lượng mưa hơn 200 inch, chẳng hạn như một phần của Ấn Độ. Mùa sinh trưởng của ngô dao động trong khung thời gian rất ngắn, có thể là 3 tháng ở Quebec cho đến 9 tháng ở những khu vực nhiệt đới như Colombia.
Ngô được trồng ở hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ nhưng sản xuất và thu hoạch tập trung ở Trung Tây Hoa Kỳ, được gọi là vành đai ngô. (Vành đai ngô là khu vực nằm ở Trung Tây Hoa Kỳ, cung cấp sản lượng ngô cho toàn Hoa Kỳ).
Thu hoạch
Tùy vào đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng, thời gian trồng và thu hoạch ngô sẽ khác nhau. Đa số ngô trên thế giới được trồng từ mùa xuân hoặc đầu mùa hè (bắt đầu khoảng tháng 2 – tháng 5 tùy nơi) và được thu hoạch vào mùa thu đông (có thể từ tháng 8 đến tháng 11).
Sau khi được thu hoạch từ các nông trại, ngô được vận chuyển bằng xe tải đến các kho tại mỗi khu vực, sau đó sẽ được vận chuyển đến các nơi sử dụng. Ngô còn được xuất khẩu từ nước này sang các nước khác.
Chế biến
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại ngô, tuy nhiên ba loại phổ biến trên thị trường là: ngô đá, ngô lõm và ngô ngọt. Ngô mang lại nhiều công dụng trong cuộc sống thường ngày. Ngô là thức ăn chủ yếu cho con người và là thành phần chính của thức ăn chăn nuôi. Vì có hàm lượng fructose cao nên ngô còn được sử dụng như một chất tạo ngọt để sản xuất xi rô ngô, dầu ngô. Bên cạnh đó, ngô còn được sử dụng để sản xuất ethanol.
Ethanol được coi là nhiên liệu vận chuyển chất lỏng với chi phí thấp. Các nhà máy xay khô ở Hoa Kỳ sản xuất ethanol chiếm đến hơn 50% lượng ethanol trên thế giới và xuất khẩu sang đến 50 quốc gia khác. Khoảng một phần ba sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình sản xuất ethanol trở thành thức ăn chăn nuôi, thường ở dạng hạt chưng cất, thức ăn gluten ngô và bột ngô.
Tình hình xuất nhập khẩu ngô trên thế giới
Theo thống kê từ USDA đầu năm 2019, Argentina, Brazil, Ukraine và Hoa Kỳ là các nước xuất khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới, chiếm đến 90% sản lượng ngô xuất khẩu toàn cầu. Argentina là nước xuất khẩu ngô lớn trên thế giới. Sản lượng ngô thu hoạch hằng năm cao trong khi tình hình ngô tiêu thụ nội địa thấp nên Argentina xuất khẩu đến hơn nửa sản lượng ngô thu hoạch.
Các nước trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á nhập khẩu ngô nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu để tiêu thụ nội địa. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia là hai nước dẫn đầu về sản lượng ngô nhập khẩu, được dùng chủ yếu cho chăn nuôi. Trong khi ở khu vực Nam Á, Bangladesh là nước dẫn đầu về nhập khẩu ngô, được dùng chủ yếu làm thức ăn cho thủy sản.
Trung Quốc là nước trồng ngô nhiều trên thế giới, tuy nhiên, sản lượng ngô thu hoạch được đều phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Qua phân tích có thể thấy, ngô là loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất trên thị trường nông sản. Do đó, trên thị trường phái sinh nông sản, hợp đồng tương lai ngô cũng được giao dịch nhiều nhất. Việc hiểu được chuỗi giá trị của ngô cũng như sản lượng ngô được phân bổ ở các khu vực trên thế giới sẽ giúp nhà sản xuất và nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng tương lai ngô hiệu quả hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Ngô
Cung và cầu: Giá ngô được xác định bởi cung và cầu ngô trên thị trường. Nếu nguồn cung ngô cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ ngô thì giá ngô có xu hướng giảm. Ngược lại, nếu nhu cầu tiêu thụ ngô cao trong khi nguồn cung ngô lại hạn chế thì giá ngô sẽ có xu hướng tăng.
Thời tiết: Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung ngô trên thị trường là thời tiết. Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất ngô đồng nghĩa với việc nguồn cung ngô trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng ngô thu hoạch từ đó giảm nguồn cung ngô trên thị trường.
Nhu cầu tiêu thụ: Nhu cầu tiêu thụ ngô bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như thay đổi nhân khẩu học, tăng trưởng kinh tế hay thay đổi chế độ ăn uống và tiêu dùng. Khi dân số toàn cầu gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu tiêu thụ thịt, cá, gia cầm, từ đó sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ ngô trên thị trường do ngô là thức ăn chính cho chăn nuôi.
Giá ethanol: Giá ngô bắt đầu tăng đáng kể khi ngô được ứng dụng để sản xuất ethanol, Ethanol là nhiên liệu sinh học để đốt cháy hiệu quả, sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất ethanol chứa nhiều chất đạm, giàu protein tạo ra nguồn thức ăn bổ dưỡng cho chăn nuôi. Nhờ vậy, nhu cầu sử dụng ngô gần như tăng lên gấp đôi. Các nghiên cứu cho thấy ethanol có lượng khí thải carbon nhỏ hơn 20% đến 30% SO với xăng. Khoảng 40% ngô sản xuất tại Hoa Kỳ được tiêu thụ để sản xuất ethanol, điều này tác động rõ ràng đến giá của ngô
Giá USD: Thông thường, giá USD sẽ có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, trong đó có giá ngô. Thông qua các dữ liệu quá khứ, giá ngô biến động tỷ lệ nghịch với giá trị của đồng USD. Giá ngô có xu hướng giảm khi giá trị của USD tăng lên và ngược lại. Ngô là loại ngũ cốc được giao dịch toàn cầu. Theo số liệu thống kê của USDA năm 2018, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu ngô nhiều nhất thế giới. Khi USD giảm, các nước nhập khẩu có xu hướng sẽ mua ngô nhiều hơn từ đó dẫn đến giá ngô tăng.
Sản phẩm thay thế: Ngô và đậu tương là hai sản phẩm thay thế nhau, do đó, giá đậu nành sẽ tác động đến giá ngô. Cả hai loại ngũ cốc này được trồng trong điều kiện thời tiết như nhau do đó, nông dân sẽ lựa chọn loại ngũ cốc nào mang lại lợi nhuận cao hơn. Biến động giá của hai loại ngũ cốc này sẽ được đem ra so sánh và khi những người nông dân chọn trồng đậu nành thay vì ngô thì dĩ nhiên, nguồn cung ngô sẽ thiếu hụt, dẫn đến giả ngô tăng cao
Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố trên, giá hợp đồng tương lai ngô cũng chịu tác động từ một số yếu tố khác như: thời gian vận chuyển, tình hình lưu trữ ngô cũng như chất lượng ngô sản xuất tại mỗi khu vực. Khi hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá hợp đồng tương lai ngô, nhà đầu tư sẽ phân tích, dự đoán biến động của hợp đồng tương lại trên thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả.