Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro, cơ hội, cách giao dịch

Mục lục:

  1. Giao dịch hàng hóa là gì?

  2. Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?

  3. Lịch sử thị trường giao dịch hàng hóa

  4. Các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới
    4.1. CME Group
    4.2. Intercontinental Exchange (ICE)
    4.3. London Metal Exchange (LME)
    4.4. Tokyo Commodity Exchange (TOCOM)

  5. Các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa phái sinh
    5.1. Hợp đồng tương lai
    5.2. Hợp đồng quyền chọn
    5.3. Hợp đồng hoán đổi

  6. Các đối tượng tham gia đầu tư giao dịch hàng hóa
    6.1. Nhà sản xuất và nhà tiêu dùng hàng hóa
    6.2. Các nhà đầu tư và giao dịch cá nhân
    6.3. Các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính
    6.4. Các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí

  7. Các loại hàng hóa được giao dịch tại Việt Nam
    7.1. Nhóm hàng hóa nông sản
    7.2. Nhóm hàng hóa kim loại
    7.3. Nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp

  8. Các yếu tố chung ảnh hưởng đến giá hàng hóa
    8.1. Cung cầu
    8.2. Phát triển kinh tế
    8.3. Chính sách tiền tệ và tài khóa
    8.4. Yếu tố tự nhiên
    8.5. Tình hình chính trị

  9. Lợi thế của việc tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh

  10. Rủi ro khi tham gia giao dịch hàng hóa
    10.1. Rủi ro về biến động giá
    10.2. Rủi ro chính sách pháp lý
    10.3. Rủi ro thời gian đáo hạn
    10.4. Các sự kiện bất ngờ

  11. Các bước giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới
    11.1. Bước 1: Mở tài khoản giao dịch
    11.2. Bước 2: Lựa chọn sản phẩm và hợp đồng phù hợp
    11.3. Bước 3: Đặt lệnh giao dịch
    11.4. Bước 4: Thanh toán và chốt lời/lỗ
    11.5. Bước 5: Ký hợp đồng (nếu có)

  12. Kết luận

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, giao dịch hàng hóa ngày càng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Thông qua bài viết này, HCT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao dịch hàng hóa, từ khái niệm cơ bản đến các đặc điểm, rủi ro, cơ hội và cách thức giao dịch hiệu quả trong lĩnh vực này.

giao dịch hàng hóa

Giao dịch hàng hóa là gì?

Giao dịch hàng hóa liên quan đến việc mua và bán các sản phẩm vật chất trên các sàn giao dịch chuyên biệt hoặc qua các hợp đồng tài chính. Các giao dịch này có thể diễn ra dưới dạng giao ngay (spot trading) hoặc giao dịch tương lai (futures trading).

Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?

Giao dịch hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư tài chính nơi các nhà đầu tư không thực hiện mua bán hàng hóa vật chất mà mua bán các hợp đồng có giá trị tương đương các loại hàng hóa đó. Nói cách khác, nhà đầu tư đang mua bán quyền (hoặc nghĩa vụ) mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với giá cả xác định trong tương lai.

Lịch sử thị trường giao dịch hàng hóa

Thị trường giao dịch hàng hóa đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước, khi con người bắt đầu trao đổi hàng hóa cơ bản như lúa mì, gia súc, và kim loại. Tuy nhiên, hình thức giao dịch phái sinh hiện đại bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 19.

Các cột mốc quan trọng của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh hiện đại:

-      Sự ra đời của Sàn Giao dịch Chicago (CBOT) - 1848: CBOT được thành lập để giúp các nông dân và nhà buôn trao đổi hợp đồng tương lai cho các sản phẩm nông nghiệp, như lúa mì và ngô.

-      Sự ra đời của hợp đồng tương lai: Trong thế kỷ 19, hợp đồng tương lai được phát triển để giúp các bên tham gia bảo hiểm giá cả cho sản phẩm nông nghiệp trước mùa vụ.

-      Sự mở rộng ra các ngành hàng hóa khác: Sau này, các sàn giao dịch hàng hóa đã mở rộng để bao gồm các hàng hóa công nghiệp như dầu mỏ, kim loại quý, và nhiều sản phẩm khác.

-      Sự phát triển của các sản phẩm phái sinh hiện đại: Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các sản phẩm phái sinh phức tạp hơn như hợp đồng quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác đã xuất hiện, mở rộng cơ hội giao dịch và quản lý rủi ro.

Các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới

Thị trường hàng hóa phái sinh toàn cầu được vận hành bởi các sàn giao dịch hàng hóa lớn được kết nối với nhau và kết nối với các sở giao dịch hàng hóa tại các quốc gia, cho phép các nhà đầu tư thực hiện giao dịch với mạng lưới liên thông toàn thế giới. Một số sàn giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu bao gồm:

CME Group (Chicago Mercantile Exchange) 

CME Group (Chicago Mercantile Exchange)

-      Trụ sở chính: Chicago, Mỹ

-      Đây là một sàn giao dịch hàng hóa với quy mô toàn cầu, kết nối các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

-      CME Group sở hữu các sàn CBOT, NYMEX và COMEX. Do vậy sản phẩm được giao dịch tại CME phủ rộng trên các nhóm hàng hóa, từ nông sản (ngô, đậu tương, lúa mì,... trên sàn CBOT) đến năng lượng (dầu WTI, dầu Brent, khí tự nhiên,... trên sàn NYMEX) và kim loại (vàng, bạc, đồng, nhôm,... trên sàn COMEX).

Intercontinental Exchange (ICE) 

sàn ICE

-      Trụ sở chính: Là sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa, sàn ICE không có trụ sở chính tại 1 nơi mà rải rác ở các khu vực, bao gồm châu Mỹ (New York, Mỹ), châu Âu (London, Anh) và châu Á (Singapore).

-      Đây cũng là một sàn giao dịch hàng hóa với quy mô toàn cầu với hai nhóm sản phẩm chính là năng lượng (dầu Brent, dầu WTI,...) và nguyên liệu công nghiệp (cà phê, ca cao, đường,...).

London Metal Exchange (LME)
sàn LME

-      Trụ sở chính: London, Anh

-      Đây là sàn giao dịch kim loại lớn và hàng đầu thế giới thế giới cho các sản phẩm kim loại công nghiệp như đồng, kẽm, chì,... với  các hợp đồng tiêu chuẩn và hệ thống kho bãi quốc tế.

Tokyo Commodity Exchange (TOCOM)

sàn TOCOM

-      Trụ sở: Tokyo, Nhật Bản

-      Đây là một trong những sàn giao dịch hàng hóa phái sinh lớn và uy tín nhất tại Nhật Bản với các nhóm sản phẩm chính bao gồm kim loại (vàng, bạch kim,...), nông sản (ngô, lúa mì,...) và nguyên liệu công nghiệp, đặc biệt là cao su.

Các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa phái sinh

Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, có nhiều loại hợp đồng khác nhau được sử dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các bên tham gia. Dưới đây là các loại hợp đồng chính:

Hợp đồng tương lai 

Hợp đồng tương lai là một loại hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào một tài sản cơ sở khác. Nói một cách đơn giản, đây là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một lượng tài sản nhất định (như vàng, dầu, cổ phiếu, chỉ số...) vào một ngày cụ thể trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngay từ hôm nay.

Cơ chế hoạt động của hợp đồng tương lai:

-      Thỏa thuận: Hai bên tham gia giao dịch thống nhất về:

+     Loại hàng hóa: Vàng, dầu, cà phê, lúa mì...

+     Số lượng: Số lượng hàng hóa sẽ giao dịch.

+     Giá: Giá cả đã thỏa thuận cho mỗi đơn vị hàng hóa.

+     Ngày giao hàng: Ngày mà hợp đồng sẽ đáo hạn và hàng hóa được giao.

-      Sàn giao dịch: Các hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa lớn, nơi cung và cầu gặp nhau để xác định giá.

-      Ký quỹ: Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, cả người mua và người bán đều phải nộp một khoản tiền ký quỹ vào tài khoản giao dịch. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để bù đắp cho những biến động giá.

-      Thanh toán hàng ngày: Lợi nhuận hoặc lỗ của hợp đồng tương lai sẽ được tính toán và thanh toán hàng ngày vào tài khoản ký quỹ.

-      Ngày đáo hạn:

+     Giao hàng thực tế: Hai bên có thể lựa chọn giao hàng thực tế, tức là chuyển giao hàng hóa và tiền.

+     Thanh toán chênh lệch: Thông thường, các hợp đồng tương lai sẽ được đóng vị thế trước ngày đáo hạn bằng cách thực hiện giao dịch ngược lại. Lợi nhuận hoặc lỗ sẽ được tính toán dựa trên sự chênh lệch giữa giá đóng vị thế và giá ban đầu.

Hợp đồng quyền chọn 

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một tài sản cơ sở (như vàng, dầu, nông sản...) với giá đã định trước trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một công cụ linh hoạt giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội trên thị trường hàng hóa.

Cơ chế hoạt động của hợp đồng quyền chọn:

-      Quyền mua (Call option): Người mua quyền chọn có quyền mua một tài sản cơ sở với giá thực hiện đã định trước.

-      Quyền bán (Put option): Người mua quyền chọn có quyền bán một tài sản cơ sở với giá thực hiện đã định trước.

-      Giá thực hiện: Là mức giá mà người mua quyền chọn có thể mua hoặc bán tài sản cơ sở.

-      Phí quyền chọn: Người mua quyền chọn phải trả một khoản phí để mua quyền này.

-      Ngày đáo hạn: Là ngày cuối cùng mà người mua quyền chọn có thể thực hiện quyền của mình.

Hợp đồng hoán đổi 

Hợp đồng hoán đổi (Swap) là một loại hợp đồng tài chính phái sinh trong đó hai bên đồng ý trao đổi các dòng tiền theo một công thức nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Nói cách khác, đây là một thỏa thuận trao đổi các khoản thanh toán giữa hai bên dựa trên một tài sản cơ sở nào đó.

Cơ chế hoạt động của hợp đồng hoán đổi:

-      Thỏa thuận ban đầu:

+     Các bên tham gia: Thường là hai tổ chức tài chính, doanh nghiệp hoặc cá nhân.

+     Tài sản cơ sở: Giá hàng hóa

+     Dòng tiền: Mỗi bên sẽ trả cho bên kia một dòng tiền dựa trên một công thức nhất định liên quan đến tài sản cơ sở.

+     Thời gian: Khoảng thời gian mà hợp đồng có hiệu lực.

-      Các khoản thanh toán:

+     Thanh toán định kỳ: Các khoản thanh toán thường được thực hiện định kỳ (ví dụ: hàng tháng, hàng quý).

+     Công thức tính toán: Công thức tính toán các khoản thanh toán được xác định rõ trong hợp đồng, dựa trên sự biến động của tài sản cơ sở.

+     Ngày thanh toán: Các ngày cụ thể trong tháng hoặc quý mà các khoản thanh toán sẽ được thực hiện.

-      Ngày đáo hạn: Sau khi hết thời gian hợp đồng, các bên sẽ không còn thực hiện các khoản thanh toán cho nhau nữa.

Các đối tượng tham gia đầu tư giao dịch hàng hóa 

các đối tượng tham gia giao dịch hàng hóa
Thị trường hàng hóa phái sinh thu hút nhiều nhóm đối tượng khác nhau với mục đích đa dạng, không chỉ với lý do gia tăng lợi nhuận:

Nhà sản xuất và nhà tiêu dùng hàng hóa

-      Nhà sản xuất: Sử dụng hợp đồng phái sinh để bảo vệ mình khỏi sự biến động giá của sản phẩm mà họ sản xuất, đảm bảo lợi nhuận ổn định.

-      Nhà tiêu dùng: Các doanh nghiệp sử dụng hàng hóa như nguyên liệu đầu vào có thể sử dụng phái sinh để ổn định chi phí và đảm bảo nguồn cung.

Các nhà đầu tư và giao dịch cá nhân 

-      Nhà đầu tư: Tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá của hàng hóa thông qua các chiến lược đầu cơ.

-      Nhà giao dịch cá nhân: Thực hiện các giao dịch ngắn hạn hoặc dài hạn dựa trên phân tích thị trường và dự đoán xu hướng giá.

Các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính 

-      Quỹ đầu tư: Sử dụng các công cụ phái sinh để đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro.

-      Ngân hàng và các tổ chức tài chính: Thực hiện các giao dịch phái sinh để bảo vệ rủi ro tín dụng và lãi suất, cũng như cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng.

Các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí 

-      Công ty bảo hiểm: Sử dụng phái sinh để quản lý các rủi ro tài chính liên quan đến các khoản đầu tư và cam kết bảo hiểm.

-      Quỹ hưu trí: Sử dụng các công cụ phái sinh để tối ưu hóa lợi nhuận và bảo vệ danh mục đầu tư trước các biến động thị trường.

  Các loại hàng hóa được giao dịch tại Việt Nam

Hiện tại, các nhà đầu tư hàng hóa phái sinh được phép thực hiện giao dịch với ba nhóm hàng hóa chính là kim loại, nông sản và nguyên liệu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm hàng hóa năng lượng, vốn chiếm phần lớn giá trị của thị trường hàng hóa phái sinh, đang phải tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 24/5/2024.
các nhóm sản phẩm giao dịch trong hàng hóa phái sinh

Nhóm hàng hóa nông sản 

Giao dịch đầu tư nhóm nông sản là hoạt động giao dịch các loại hàng hóa nông nghiệp như lúa mì, đậu tương/ đậu nành, ngô, gạo thô thông qua thị trường hàng hóa. Trên thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư nông sản mà không cần phải mua bán hàng thực thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa. Một số nhóm nông sản phổ biến như:

-      Đậu tương

-      Dầu đậu tương

-      Đậu tương mini

-      Khô đậu tương

-      Lúa mì

-      Ngô

Nhóm hàng hóa kim loại

Thị trường đầu tư hàng hóa giao dịch kim loại gồm nhóm kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim…) và nhóm kim loại cơ bản (đồng, nhôm, quặng sắt,...). Trong đó vàng và bạc được công nhận là những kim loại có giá trị nhất. Đầu tư hàng hóa phái sinh kim loại được xem là bí quyết đầu tư hàng hóa quan trọng bởi công cụ này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt và bảo vệ chống lạm phát. Các sản phẩm kim loại đang được giao dịch ở thị trường Việt Nam có thể kể đến như:

-      Bạc COMEX

-      Bạch kim

-      Nhôm Comex

-      Quặng sắt

-      Đồng LME

Nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp

Nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp là những sản phẩm thô hoặc bán thành phẩm, đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất các sản phẩm khác. Chúng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô, điện tử cho đến xây dựng, hóa chất. Một số sản phẩm chính trong nhóm hàng hóa này bao gồm:

-      Cà phê Arabica

-      Cà phê Robusta

-      Ca cao

-      Đường thô

-      Cao su

-      Bông

  Các yếu tố chung ảnh hưởng đến giá hàng hóa

yếu tố ảnh hưởng tới giá hàng hóa

Cung cầu 

Tình hình cung - cầu của các loại hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trên thị trường hàng hóa phái sinh. Khi nguồn cung tăng cao, hàng hóa trên thị trường sẽ rơi vào trạng thái dư thừa, gây áp lực làm giá giảm xuống.

Trong khi đó, nếu nhu cầu trên thị trường tăng cao, khiến nguồn cung không đủ đáp ứng sẽ khiến giá cả tăng theo.

Phát triển kinh tế 

Nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình giá hàng hóa, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn và các quốc gia tiêu thụ hay nhập khẩu hàng đầu một loại hàng hóa nhất định. Nếu các quốc gia này rơi vào tình trạng suy thoái, nhu cầu đối với hàng hóa cũng như việc đầu tư tài chính sẽ sụt giảm, khiến giá hàng hóa giảm đi.

Chính sách tiền tệ và tài khóa 

Chính sách tiền tệ và tài khóa tại mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như trên thế giới.

-      Chính sách lãi suất: lãi suất giảm đi sẽ khuyến khích chi tiêu tiêu dùng cũng như hoạt động đầu tư, giúp gia tăng số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường hàng hóa phái sinh, từ đó giúp làm tăng nhu cầu và thúc đẩy giá hàng hóa tăng lên.

-      Chính sách tiền tệ: giá trị của các loại tiền tệ cũng ảnh hưởng đến giá hàng hóa. Đối với những loại tiền tệ được sử dụng để niêm yết giá hàng hóa, giá trị của loại tiền tệ đó giảm sẽ khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng loại tiền tệ khác đầu tư nhiều hơn do giá đang rẻ đi. Trong khi đó, với các quốc gia sản xuất hàng hóa chính, giá nội tệ rẻ đi sẽ khuyến khích những nhà sản xuất xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, làm tăng nguồn cung các loại hàng hóa trên thị trường, từ đó gây áp lực giảm giá.

Yếu tố tự nhiên 

Tình hình tự nhiên như thời tiết, độ ẩm, lượng mưa hay các diễn biến bất thường của tự nhiên như bão lũ, El Nino, La Nina có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình gieo trồng và phát triển của các loại nông sản và nguyên liệu công nghiệp, hay quá trình khai thác và vận chuyển hàng hóa kim loại hay năng lượng, từ đó tạo động lực tăng giá hàng hóa do nguồn cung bị gián đoạn.

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng có thể giúp các loại hàng hóa như nông sản và nguyên liệu công nghiệp thu về sản lượng cao hơn, từ đó làm tăng nguồn cung ra thị trường và tạo áp lực giảm giá.

Tình hình chính trị 

Xung đột và bất ổn chính trị giữa các quốc gia có thể gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất và vận chuyển các loại hàng hóa, khiến nguồn cung trên thị trường bị đứt đoạn, từ đó đẩy giá hàng hóa lên cao.

Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn cũng làm tăng nhu cầu mua các tài sản trú ẩn như kim loại quý, khiến nhu cầu  đối với loại hàng hóa này tăng cao và đẩy giá lên cao.

  Lợi thế của việc tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh

-     Khả năng sinh lời cả khi thị trường tăng lẫn giảm: Nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận trong cả hai chiều tăng và giảm của thị trường. Điều này có nghĩa là dù giá hàng hóa tăng hay giảm, bạn vẫn có thể tham gia giao dịch và tìm kiếm cơ hội sinh lời bằng cách mua hoặc bán hợp đồng phái sinh.

-      Tính thanh khoản cao và khả năng giao dịch 23/5: Nhiều thị trường hàng hóa phái sinh quốc tế hoạt động 23/5, cho phép nhà đầu tư linh hoạt giao dịch bất kể múi giờ. Điều này giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh với tin tức và sự kiện toàn cầu ảnh hưởng đến giá hàng hóa.

-      Không mất lãi khi sử dụng đòn bẩy: Khác với thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư ở thị trường hàng hóa phái sinh được phép sử dụng đòn bẩy tài chính với mức tối đa lên đến 1:30 mà không cần phải trả bất cứ khoản lãi nào.

-      Đa dạng sản phẩm đầu tư: Cho phép nhà đầu tư tiếp cận và đầu tư vào nhiều loại hàng hóa khác nhau như nông sản (lúa mì, ngô, đậu tương), kim loại (bạc, đồng), năng lượng (dầu thô, khí tự nhiên), nguyên liệu công nghiệp (cà phê, ca cao) tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư. Điều này giúp giảm rủi ro khi một loại hàng hóa hoặc thị trường cụ thể biến động mạnh.

-      Độ trễ T+0: Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam có độ trễ lên đến 2.5 ngày, với thị trường hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua bán liên tục mà không cần phải chờ thời gian thanh toán. Từ đó nhà đầu tư cũng có thể nắm bắt các khả năng sinh lời trong thời gian ngắn do ảnh hưởng của các yếu tố bất ngờ lên thị trường.

  Pháp lý rõ ràng: Hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam được thực hiện thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam trực thuộc Bộ Công thương, do đó nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện giao dịch. Cùng với đó, với quy mô thị trường lớn liên thông toàn thế giới, giá cả trên thị trường hàng hóa rất khó bị thao túng bởi một vài cá nhân hay tổ chức, giúp hạn chế nguy cơ các nhà đầu tư bị rơi vào các bẫy giá như trong các kênh tài chính khác.

Rủi ro khi tham gia giao dịch hàng hóa

  • Rủi ro về biến động giá: Biến động giá cả của hàng hóa cơ bản có thể khiến giá trị của các hợp đồng phái sinh thay đổi nhanh  chóng.Thị trường hàng hóa thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cung và cầu, thời tiết, chính sách kinh tế và địa chính trị.

  • Rủi ro chính sách pháp lý: Thị trường hàng hóa phái sinh thường được điều chỉnh bởi các quy định và chính sách của chính phủ. Sự thay đổi về luật pháp, thuế quan hoặc quy định giao dịch có thể ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và giá trị hợp đồng.

  • Rủi ro thời gian đáo hạn: Các hợp đồng phái sinh đều có thời gian đáo hạn. Nếu nhà đầu tư không đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn, họ có thể phải chấp nhận việc thanh toán hoặc nhận hàng hóa theo hợp đồng, dẫn đến việc chịu chi phí bổ sung hoặc phải đối mặt với biến động giá không mong muốn.

  • Các sự kiện bất ngờ: Các sự kiện bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, hoặc biến động địa chính trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả hàng hóa. Những biến động này thường khó dự đoán và có thể gây ra tổn thất lớn trong thời gian ngắn.

Các bước giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch

Bước đầu tiên để tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh là mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới uy tín cho phép giao dịch loại hình này.

Lưu ý:

-      Nên chọn công ty uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa phái sinh.

-      So sánh phí giao dịch, dịch vụ hỗ trợ khách hàng và các điều khoản giao dịch của các công ty khác nhau trước khi lựa chọn.

-      Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và hồ sơ theo yêu cầu của công ty.

-      Nạp tiền vào tài khoản giao dịch để có thể bắt đầu giao dịch.

Bước 2: Lựa chọn sản phẩm và hợp đồng phù hợp

Có rất nhiều sản phẩm hàng hóa phái sinh khác nhau trên thị trường, bao gồm vàng, dầu thô, ngũ cốc, v.v. Nhà đầu tư cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục tiêu đầu tư, khả năng chịu rủi ro và kiến thức của bản thân.

Lưu ý:

-      Nghiên cứu kỹ thị trường hàng hóa và dự báo xu hướng giá cả.

-      Lựa chọn sản phẩm có tính thanh khoản cao để dễ dàng mua bán.

-      Đọc kỹ điều khoản hợp đồng trước khi giao dịch, bao gồm giá trị hợp đồng, thời hạn giao dịch, mức ký quỹ, v.v.

Bước 3: Đặt lệnh giao dịch

Nhà đầu tư có thể sử dụng phần mềm giao dịch của công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới để đặt lệnh mua hoặc bán hợp đồng phái sinh.

Các loại lệnh giao dịch phổ biến:

-      Lệnh thị trường: Mua hoặc bán hợp đồng với giá thị trường hiện tại.

-      Lệnh giới hạn: Mua hoặc bán hợp đồng với giá tốt hơn hoặc bằng giá giới hạn được chỉ định.

-      Lệnh dừng: Mua hoặc bán hợp đồng khi giá đạt đến mức giá kích hoạt nhất định.

Lưu ý:

-      Xác định số lượng hợp đồng, giá mua/bán và thời gian giao dịch.

-      Sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như lệnh cắt lỗ để hạn chế thiệt hại.

-      Theo dõi thị trường thường xuyên và điều chỉnh chiến lược giao dịch khi cần thiết.

Bước 4: Thanh toán và chốt lời/lỗ

Giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ được tự động thanh toán khi đến hạn hoặc khi nhà đầu tư quyết định chốt lời/lỗ. Lợi nhuận/khoản lỗ sẽ được cộng/trừ vào tài khoản giao dịch của nhà đầu tư.

Lưu ý:

-      Nắm rõ thời hạn thanh toán của hợp đồng phái sinh đang giao dịch.

-      Theo dõi biến động giá cả thị trường để chốt lời/lỗ kịp thời.

-      Quản lý tài chính hiệu quả để đảm bảo nguồn vốn cho các giao dịch tiếp theo.

Bước 5: Ký hợp đồng (nếu có)

Một số trường hợp giao dịch hàng hóa phái sinh có thể yêu cầu ký kết hợp đồng giữa hai bên.

Hợp đồng cần thể hiện rõ ràng các thông tin về giao dịch, bao gồm:

-      Thông tin về các bên tham gia: Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của bên mua và bên bán.

-      Thông tin về sản phẩm: Loại hàng hóa, số lượng, giá cả.

-      Điều khoản thanh toán: Hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán.

-      Điều khoản giao hàng: Địa điểm, thời gian giao hàng, phương thức vận chuyển.

-      Điều khoản trách nhiệm: Xác định trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp vi phạm hợp đồng.

-      Điều khoản giải quyết tranh chấp: Quy định cách thức giải quyết tranh chấp khi xảy ra.

-      Chữ ký của hai bên

Kết luận

Giao dịch hàng hóa phái sinh mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, để thành công trong thị trường này, việc nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và phát triển kỹ năng quản lý rủi ro là vô cùng quan trọng. Bằng cách tiếp cận một cách có hệ thống và kiên trì học hỏi, bạn có thể tận dụng được những lợi thế mà thị trường hàng hóa phái sinh mang lại.


>>>>       KHÁM PHÁ THÊM:   

Hướng dẫn giao dịch hàng hóa

Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa

Mức ký quỹ hàng hóa phái sinh

Phí giao dịch hàng hóa phái sinh

Thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh

Bảng giá hàng hóa phái sinh

Phần mềm cqg

 

Thông tin liên hệ:

     Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

     Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

     Hotline: 1900.636.909

     Website: https://hct.vn/

     Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01

 

NHÂN TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀNG HÓA NGAY!