Sở giao dịch hàng hóa đã có mặt tại Việt Nam gần 10 năm nay nhưng đây vẫn còn là một khái niệm rất xa lạ đối với nhiều người. Trong bài viết này, hãy cùng HCT tìm hiểu chi tiết về chức năng, đặc điểm và các phương thức giao dịch hàng hóa. Tham khảo các thông tin thú vị ngay nhé!
>>>> XEM THÊM: Hàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa ?
Sở giao dịch hàng hóa tên tiếng anh là mercantile exchange được hiểu như một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập. Đây là nơi cung cấp và duy trì một nơi bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để mua bán hàng hóa, thực hiện giao dịch. Trong thị trường hàng hóa tương lai, sở giao dịch có vị thế chủ thể tổ chức và điều hành các hoạt động mua bán hàng hóa.
Theo khoản 1, điều 67, luật Thương mại 2005, sở giao dịch hàng hóa có 4 chức năng chính. Bạn có thể xem ngay sau đây nhé!
Khi giá đã được các thành viên trên sở giao dịch xác định thì giá cả hàng hóa của người nông dân và nhà sản xuất đều như nhau. Điều đó giúp tránh các tình trạng bị thương lái ép giá hay “được mùa mất giá”. Việc mua bán hàng hóa trên sở giao dịch sẽ có tính ổn định hơn về mặt giá cả cho người bán và nhà đầu tư.
Vai trò của sở hàng hóa là kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị sản phẩm. Từ người sản xuất, nhà chế biến, các đơn vị xuất khẩu và người tiêu dùng. Thông qua đó giúp sàn hàng hóa hoạt động theo quy chuẩn nhất định, thuận lợi cho các nhà đầu tư trong tương lai.
>>>> THAM KHẢO THÊM: Sản phẩm phái sinh là gì? Công cụ tài chính cho nhà đầu tư
Sở giao dịch sẽ là nơi cung cấp các thông tin cần thiết, các dữ liệu thống kê cụ thể có liên quan đến tình hình giao dịch tương lai của các hợp động hàng hóa. Từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra chiến lược, quyết định của mình.
Hàng hóa qua sở giao dịch sẽ được sắp xếp theo các đặc điểm nhất định gọi là bản đặc tả hợp đồng. Chính nhờ vậy, chúng sẽ giúp các nhà đầu tư lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích và kế hoạch đầu tư của mình.
>>>> ĐỌC THÊM: Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh CQG là gì? Hướng dẫn
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động thương mại, theo đó các bên thực hiện việc mua một lượng nhất định của một hàng hóa nhất định phải đảm bảo các tiêu chuẩn đã được đề ra trước đó. Các bên có nhiệm vụ tuân thủ các cam kết trong hợp đồng về giá và các điều khoản liên quan.
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt. Hoạt động này có các đặc thù sau:
● Các hoạt động trao đổi, mua bán được thực hiện thông qua hình thức pháp lý và hợp đồng mua bán.
● Hàng hóa trong sở giao dịch phải được tiêu chuẩn hóa và thực hiện theo một trình tự cụ thể, chặt chẽ.
● Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên thường không được thực hiện ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng mà sẽ được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
● Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò trung gian, kết nối người bán và người mua với nhau, hình thành hợp đồng, đảm bảo thực thi theo hợp đồn.
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cân bằng lượng hàng trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng đem lại những lợi ích to lớn cho kinh tế, xã hội.
Đối với nền kinh tế.
● Điều chỉnh giá cả trên thị trường.
● Bảo vệ nhà đầu tư.
● Định hướng sản xuất
● Giảm thiểu rủi ro kinh tế, tránh những tổn thất do biến động giá gây nên
Đối với quản lý nhà nước
● Nắm rõ được quan hệ cung cầu và giá cả
● Tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
● Giúp quản lý kinh tế được hiệu quả hơ
Đối với xã hội
● Giảm chi phí rủi ro.
● Phân bố nguồn lực trong xã hội một cách tối ưu.
Sở giao dịch hàng hóa là nơi để giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, nơi mà các doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh mua và bán các loại hàng hóa của mình cho cộng đồng nhà đầu tư. Sở sẽ niêm yết các mã hàng hóa đang giao dịch được cấp phép bởi bộ Công Thương hoặc tổ chức có thẩm quyền triển khai giao dịch và pháp luật bảo hộ, do đó tất cả giao dịch sẽ có tính minh bạch, công khai. Dựa vào các phán đoán thị trường ngắn hạn và dài hạn của hàng hóa để kiếm lợi nhuận mà không ngại bị thụ động, chịu tác động bởi một cá nhân hay doanh nghiệp nào cả.
Sở giao dịch hàng hóa sở hữu một hệ thống đặt khớp lệnh giao dịch tự động, thông báo tình trạng lệnh trong suốt phiên giao dịch. Khi giao dịch trên sàn, nghĩa là nhà đầu tư đang giao dịch tập trung, có sự bảo vệ và quản lý bởi pháp luật.
>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Cách giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa cho nhà đầu tư phái sinh
Sở giao dịch hàng hóa là nơi mà các tổ chức, cá nhân giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa bao gồm 4 nhóm hàng: giao dịch nguyên liệu công nghiệp, nông sản, kim loại, và năng lượng.
Tùy theo loại hàng hóa mà các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lựa chọn sàn giao giao dịch phù hợp. Hãy cùng so sánh 4 sàn giao dịch hàng hóa uy tín và lớn nhất thế giới:
Sàn giao dịch hàng hóa CBOT (Chicago Board of Trade), được thành lập vào năm 1848 tại Hoa Kỳ, là 1 trong 4 thành phần quan trọng của CME Group (Chicago Mercantile Exchange Group) - tổ chức giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới, ngoài ra còn có Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME), Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) and COMEX Sản phẩm được giao dịch phổ biến trên sàn CBOT đó là: hợp đồng tài chính và hợp đồng tương lai nông sản.
Ban đầu, CBOT chỉ giao dịch các hợp đồng tương lai của các mặt hàng nông sản như lúa mì, ngô và các sản phẩm liên quan đến đậu tương. Vào thời điểm đó, CBOT ra đời chủ yếu là để giúp nhà sản xuất, công ty xuất/ nhập khẩu phòng vệ rủi ro hàng hóa, bằng việc thực hiện giao dịch mua và bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định thông qua loại hợp đồng tương lai có kỳ hạn như: lúa mì, ngô và đậu tương.
CBOT hoạt động hai phiên giao dịch mỗi ngày, với thời gian nghỉ giữa hai phiên:
● Phiên trong ngày hoạt động từ 7:00 sáng đến 19:45 tối.
● Phiên tiếp theo kéo dài từ 20:30 đến 1:20 sáng hôm sau. Tuy nhiên, thời gian hoạt động giao dịch sẽ muộn hơn một giờ vào mùa đông. Cụ thể, phiên hoạt động trong ngày kéo dài từ 8:00 sáng đến 20:45 tối. Và phiên thứ hai, bắt đầu từ 21:30 đến 2:20 sáng hôm sau.
>>>>XEM NGAY: Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh làm giàu cho người mới
Sàn hàng hóa NYMEX được xem là 1 trong 4 sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới. Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đô la về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử.
Vào năm 2008, NYMEX chính thức sáp nhập với CME Group ở Chicago và trở thành một trong bốn Sàn giao dịch lớn lớn trên thế giới thuộc tập đoàn này.
Mặt hàng được giao dịch chủ yếu trên sàn NYMEX dưới dạng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn đó là: năng lượng và kim loại quý.
Thời gian hoạt động của sàn giao dịch NYMEX: mở cửa giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 9:30 sáng đến 16:00 chiều (giờ ET). Sở giao dịch không hoạt động vào thứ Bảy, Chủ nhật, và các ngày lễ.
Sàn giao dịch hàng hóa
liên lục địa (ICE) là công ty của Mỹ sở hữu và điều hành các sàn giao dịch, thị trường tài chính và hàng hóa. Sàn giao dịch ICE có quy mô hoạt động lớn thứ 3 thế giới chỉ sau CME Group và Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Ngoài ra, ICE sở hữu 6 trung tâm thanh toán bù trừ và 23 sàn giao dịch có mặt trên toàn thế giới, bao gồm cả Ủy ban thương mại Chicago và Sàn giao dịch hàng hóa New York.
Các mặt hàng được giao dịch trên sàn ICE dưới dạng hợp đồng tương lai và quyền chọn lần lượt là:
dầu thô, khí đốt tự nhiên, năng lượng, than, nhiên liệu máy bay, khí thải và hàng hóa mềm.
Hoạt động giao dịch của ICE diễn ra trên 2 sàn là ICE EU và ICE US.
● ICE US chủ yếu giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa về Bông, Cacao, Cà phê Arabica và đường thô.
● ICE EU cung cấp các hợp đồng chủ yếu về năng lượng như: Dầu thô Brent, Dầu ít lưu huỳnh.
Thời gian hoạt động của sàn ICE thay đổi tùy theo mặt hàng được niêm yết trên thị trường, cụ thể là từ thứ Hai đến thứ Sáu và dao động từ 7 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.
Sàn TOCOM là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất Nhật Bản và cũng là một trong top 4 sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Sàn giao dịch hàng hóa TOCOM xếp hạng thứ 32 trong số các sàn giao dịch phái sinh toàn cầu theo khối lượng vào năm 2018, với 23 triệu hợp đồng được giao dịch, giảm 2% so với một năm trước đó, theo số liệu khối lượng hàng năm của Hiệp hội Công nghiệp Tương lai.
Những hàng hóa được trao đổi dưới hình thức giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn trên sàn TOCOM: kim loại quý, dầu thô, cao su.(Trong đó, cao su là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất).
Sàn TOCOM hoạt động hai phiên giao dịch mỗi ngày, với thời gian nghỉ giữa hai phiên:
● Phiên trong ngày hoạt động từ 8:45 sáng đến 3:15 chiều. Đơn đặt hàng sẽ được chấp nhận cho phiên ban ngày lúc 8:00 sáng.
● Phiên giao dịch ban đêm bắt đầu từ 4:30 chiều đến 5:30 chiều đối với thị trường năng lượng (không bao gồm điện và nhôm), và 4:30 chiều và 7:00 tối đối với thị trường điện. Sàn giao dịch nhận các lệnh cho phiên đêm hàng ngày vào lúc 4:15 chiều.
Vào Chủ Nhật, Thứ Bảy và các ngày lễ: 31/12; 3 ngày đầu tiên của năm mới, Sàn TOCOM sẽ nghỉ giao dịch.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Giao dịch năng lượng là gì? Cách thức giao dịch hiệu quả tại HCT
Việc mua bán hàng hóa qua các sở giao dịch tại thị trường Việt Nam diễn ra khá nhanh chóng, thuận tiện với 3 lợi ích cơ bản như sau:
● Là công cụ bảo hiểm giá trên thị trường, có nhiệm vụ niêm yết giá, tránh tình trạng thổi phồng giá. Qua đó, giúp người mua và người bán giảm thiểu rủi ro.
● Việc mua bán hàng hóa phát sinh đã được bộ Công Thương cấp phép hoạt động và các thành viên trong sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV (1) chấp thuận.
● Cung cấp số liệu, thống kê, bản tin minh bạch, chính xác để giúp các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn đầu tư hiệu quả
>>>>XEM THÊM: Thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh tại HCT
Nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch các mặt hàng được niêm yết trên Sở giao dịch hàng hóa bắt buộc phải mở tài khoản giao dịch hàng hóa qua các thành viên của Sở. Chính vì vậy việc lựa chọn một công ty môi giới giao dịch hàng hóa là điều vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Dưới đây là một vài lưu ý khi chọn nơi mở tài khoản uy tín mà HCT muốn chia sẻ đến bạn:
● Tính pháp lý rõ ràng, minh bạch.
● Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
● Báo cáo phân tích thị trường chuyên sâu.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, HCT được đánh giá là một thành viên tiềm năng, uy tín hàng đầu về giao dịch hàng hóa phái sinh. Công ty hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ dưới sự cho phép của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Chính vì thế, khi phát sinh giao dịch tại HCT, khách hàng sẽ nhận được những quyền lợi sau đây:
● Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong quản lý quỹ và đưa ra các phương án đầu tư hiệu quả.
● Cung cấp các ứng dụng công nghệ, số liệu công khai, minh bạch trên thị trường.
● Cập nhật liên tục bản tin thị trường, thống kê báo cáo giao dịch theo biến động trên thị trường.
● Đảm bảo tính thanh khoản cao do liên kết với hệ thống ngân hàng quốc tế, mọi hoạt động diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
Với sứ mệnh tiên phong, cung cấp một sàn giao dịch hàng hóa thông minh bậc nhất Việt Nam, HCT cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Đối với hợp đồng kỳ hạn, các bên có thể thực hiện theo một trong hai cách dưới đây
● Giao nhận hàng hóa qua trung tâm giao nhận hàng.
● Thanh toán qua trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày ghi trong hợp đồng
Đối với quyền của sở giao dịch hàng hóa cũng có thể chọn một trong hai cách thực hiện sau đây:
● Không thực hiện quyền chọn.
● Thực hiện theo các quy định tại khoản 1.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới bắt đầu
Sở giao dịch hàng hóa chịu trách nhiệm công bố thời gian giao dịch cụ thể, bao gồm ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và ngày mở, đóng cửa của ngày giao dịch. Tuy nhiên thời gian giao dịch cũng có thể bị thay đổi trong một số trường hợp sau đây:
● Hệ thống giao dịch có sự cố.
● Hơn nửa số thành viên gặp sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch.
● Các trường hợp bất khả thi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những chia sẻ về sở giao dịch hàng hóa mà HCT muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn ánh nhìn tổng quan về một sàn giao dịch hàng hóa. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin hãy liên hệ trực tiếp qua số hotline để nhận được sự tư vấn tận tình nhất. Chúc bạn một ngày bình an và vui vẻ!
Thông tin liên hệ:
Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Website: https://hct.vn/