Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? Đặc thù, quy định  

Cách giao dịch  hợp đồng tương lai  ra sao? Hợp đồng tương lai là một hợp đồng giữa hai bên nhằm trao đổi kế hoạch thông qua sàn giao dịch. Để hiểu rõ hơn về giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào? Hãy cùng HCT khám phá ngay dưới đây nhé! 

>>>>  XEM THÊM:  hàng hóa phái sinh  là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?  

   1. Giao dịch hợp đồng tương lai là gì?  

Hợp đồng tương lai (1) là hợp đồng trao đổi, mua bán 1 tài sản đáp ứng được các tiêu chuẩn do sàn giao dịch quy định ở thời điểm hiện tại và thời gian giao hàng được xác định ở 1 thời điểm trong tương lai.  

hợp đồng tương lai là gì

Ví dụ minh họa  

Ví dụ:    Vào tháng 1/2021, Công ty A thực hiện lệnh mua 100 000 thùng dầu thô kỳ hạn tháng 12 năm 2021 với giá 70 USD/ thùng, thời điểm thông báo giao nhận là ngày 17/11/2021  

Tại thời điểm trước ngày giao nhận hàng vật chất, giả sử ngày 1/11/2021, giá dầu thô là 80 USD 1 thùng. Thì công ty A có 2 lựa chọn: 1 nhận lô hàng 100 000 thùng dầu thô với giá 70 USD/thùng vào ngày 17/11/2021 hoặc tất toán lệnh dầu trước ngày 17/11/2021 để hưởng phần chênh lệch giá.  

Việc giao dịch trên sàn sẽ thông qua sở giao dịch hàng hoá, về bản chất, người mua và người bán sẽ không biết nhau. Mọi hàng hóa đều có tiêu chuẩn nhất định nên sở giao dịch hàng hóa của mỗi quốc gia sẽ thay mặt công ty để thực hiện việc giao nhận hàng hóa đó.  

       >>>> TÌM HIỂU THÊM: Hợp đồng tương lai dầu Brent là gì? Các yếu tố tác động giá

     2. Các khái niệm của hợp đồng tương lai

Khái niệm

Giải thích

Hợp đồng tương lai

Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một loại giao dịch được diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước.

Tài sản cơ sở

Là một đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh.

Ký quỹ

Là một khoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh. Nó đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của bên mua cho bên bán.

Vị thế

Trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.

Đóng vị thế

Là nhà đầu tư đặt lệnh hay còn gọi là mở một vị thế đối ứng với vị thế đang sở hữu.

Giá thanh toán cuối ngày

Là mức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở đó, dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của từng loại hợp đồng.

Giá thanh toán cuối cùng

Là mức giá của hợp đồng phái sinh được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày của hợp đồng.

Hệ số nhân hợp đồng

Là hệ số quy đổi giá trị của hợp đồng tương lai về chỉ số thành tiền.

Khối lượng mở

Là số lượng hợp đồng của một loại chứng khoán phái sinh đang còn được tồn tại ở một thời điểm nhất định.

    3. Lợi ích của hợp đồng tương lai

Dưới đây là một số lợi ích của  giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa  mà bạn có thể tham khảo

       3.1 Giao dịch dễ dàng, thuận tiện

        Việc dùng nền tảng giao dịch CQG giúp thuận tiện trong vấn đề sử dụng được trên tất cả các nền tảng (web, app,...). Bên cạnh đó, thời gian giao  dịch 24/5, do đó cơ hội sinh lời là rất nhiều

       3.2 Lợi ích nhờ tỷ lệ đòn bẩy cao

Khi tham gia hợp đồng tương lai, bạn sẽ thu được những khoản lợi nhuận cao với số vốn đầu tư rất nhỏ. Nếu nhà đầu tư muốn bán hay mua hợp đồng thì chỉ cần đáp ứng được yêu cầu ký quỹ, với cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.  

        3.3 Có thể mua/bán liên tục trong ngày

Trong hợp đồng tương lai, bạn có thể ngay lập tức đóng vị thể vừa mở (dù ở vị trí mua hay bán). Vì thế, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên giao dịch để kiếm lợi nhuận dựa trên mọi biến động của thị trường.  

Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của hợp đồng tương lai so với thị trường cơ sở. Bởi trong thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu phải chờ tối thiểu 2 ngày để số cổ phiếu ấy về tài khoản rồi mới có thể bán.

>>>>    KHÔNG NÊN BỎ QUA:   Hợp đồng tương lai dầu thô WTI là gì? Yếu tố tác động giá dầu

        3.4 Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm  

Do hợp đồng tương lai đã định sẵn mức giá trước đó nhưng thời gian giao nhận hàng vật chất được xác định ở tương lai. Vì thế dù thị trường biến động như thế nào thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá cả hợp đồng.

Ưu điểm của hợp đồng tương lai

Ưu điểm của hợp đồng tương lai  

          >>>>  KHÔNG NÊN BỎ LỠ:   Giao dịch năng lượng   là gì? Cách thức giao dịch tại HCT

   4. Đặc điểm của giao dịch hợp đồng tương lai ở Việt Nam  

Để có thể nắm rõ được về hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư cần phải biết rõ đặc điểm của giao dịch hợp đồng tương laiTừ những đặc điểm đó để có thể giúp nhà đầu tư có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tốt hơn.  

Đặc điểm của giao dịch hợp đồng tương lai

Đặc điểm của giao dịch hợp đồng tương lai  

4.1 Tính pháp lý 

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung do bộ Bộ Công thương cấp năm 2018. Không như thị trường Bitcoin hay Forex đều chưa được Nhà nước công nhận nên thị trường hàng hóa lại là nơi đầu tư an toàn, được pháp luật bảo vệ. Vì thế nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm về các giao dịch.  

4.2 Tính chuẩn hóa  

Các sản phẩm giao dịch được niêm yết trên các sàn quốc tế và được chuẩn hóa về chất lượng, độ lớn, tiêu chuẩn... Sàn giao dịch là nơi niêm yết hợp đồng và quy định các tiêu chuẩn của hợp đồng  

4.3 Bù trừ và ký quỹ  

Ký quỹ là giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ  mang tính bắt buộc  theo hợp đồng hai bên để đảm bảo việc thanh toán, làm giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.

       >>>>  ĐỪNG BỎ QUA:  So sánh  hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai  chi tiết, rõ ràng  

4.4 Dễ đóng vị thế  

Nhà đầu tư tham gia hợp đồng có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương tự. Điều đó sẽ giúp người sử dụng hợp đồng tương lai có thể linh hoạt trong việc dùng nguồn vốn.

Dễ đóng vị thế

Dễ đóng vị thế  

4.5 Đòn bẩy tài chính  

Khi tham gia hợp đồng, nhà đầu tư có thể thu được khoản lợi nhuận cao chỉ với số tiền đầu tư vừa phải, phù hợp. Đặc biệt, nhà đầu tư chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ.  

        >>>> XEM THÊM:

Hợp đồng tương lai đường  Hoa Kỳ trên sàn hàng hóa giao dịch  

4.6 Tính cam kết và thực hiện nghĩa vụ trong tương lai  

Khi giao dịch hợp đồng, cả hai bên đối tác đều bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ nhất định. Ví dụ bên bán cần phải giao đúng khối lượng tài sản và có quyền được nhận tiền từ bên mua, ngược lại bên mua phải trả tiền đủ và đúng hạn cho bên bán.  

4.7 Tính thanh khoản  

Tính thanh khoản của thị trường khá cao bởi sự tham gia của hơn 50 quốc gia với nhiều thành phần như nhà đầu cơ, nhà sản xuất, công ty sản xuất, nhà nước... Do đó, lượng tiền trong thị trường rất lớn dẫn đến tính thanh khoản cao. 
>>>> XEM THÊM:   Hợp đồng hoán đổi  (SWAP) là gì? Đặc điểm và phân loại chi tiết các loại hợp đồng hoán đổi

5.  Làm thế nào để tiến hành giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa?

Trong bối cảnh tài chính như thế này thì chức năng của từng loại hợp đồng sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể biết được lợi thế hợp đồng của mình. Dưới đây là 4 chức năng của hợp đồng tương lai

  • Bảo đảm và quản lý rủi ro

  • Tạo đòn bẩy  

  • Đa dạng tài sản  

  • Có thể mua/bán liên tục trong ngày

 

Chức năng của hợp đồng tương lai

Chức năng của hợp đồng tương lai              

        >>>> XEM NGAY:  Hợp đồng tương lai dầu đậu tương, đậu tương hoa kỳ chi tiết

6. Các chiến lược đầu tư phái sinh hợp đồng tương lai hiệu quả

  6.1 Chiến lược giao dịch đầu cơ theo xu thế giá 

  Với tính đơn giản và mức độ hấp dẫn của chiến lược nên những chiến lược này cũng đi kèm với rủi  ro cao hơn so với các chiến lược khác. Theo đó, nếu nhà đầu tư có thể dự báo được thị trường tăng thì sẽ tiến hành mua hợp đồng tương lai và chờ để đóng vị thế khi gia tăng.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nhận thấy được dự báo thị trường sắp tới giảm thì sẽ thực hiện bán hợp đồng tương lai và thực hiện vị thể mua để đóng vị thế giao dịch.

6.2 Chiến lược giao dịch trong ngày

  Chiến lược giao dịch trong ngày được hiểu theo nghĩa là nhà đầu tư diễn ra mua và bán trong ngày. Vào cuối ngày nhà đầu tư đóng tất cả các vị thể đưa vị thế   nắm giữ của mình về 0, qua đó không chịu biến động của giá.

      >>>>   ĐỌC THÊM:   Hợp đồng tương lai ngô, bắp khi giao dịch đầy đủ, chi tiết nhất 

7.  Nên giao dịch hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn?

Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là hai loại hợp đồng được các nhà đầu tư cân nhắc khi tham gia chứng khoán. Nhưng ắt hẳn cũng sẽ có một số nhà đầu không phân biệt được 2 loại hợp đồng này. Vậy thì chúng có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Tham khảo ngay nhé!

  7.1 Điểm giống nhau

      Đều là các sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh.  

     Đều là công cụ phái sinh, có giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở: hàng hóa như nông sản, kim loại, dầu... hoặc những công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,...

>>>> THAM KHẢO THÊM:   Hợp đồng quyền chọn  là gì? Cách thức hoạt động ra sao?

7.2 Điểm khác nhau

Tiêu chí

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai

Định nghĩa

Là một hợp đồng giữa bên mua và bên bán về giao dịch một loại tài sản cơ sở ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước.

Là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và mua về giao dịch một tài sản cơ sở tại ở thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.

Tiêu chuẩn hóa hợp đồng

- Không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở.

- Tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn có thể là bất kỳ loại tài sản nào.

Được niêm yết và tiêu chuẩn tại Sở giao dịch chứng khoán phái sinh.

Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị và khối lượng của tài sản cơ sở,..

 

Được giao dịch, niêm yết

- Giao dịch tại thị trường OTC.

- Không niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung vì tính thanh khoản của HĐKH thấp hơn HĐTL.

Được niêm yết tại thị trường tập trung.

Thời điểm thanh toán hợp đồng

Hai bên sẽ thanh toán tại thời điểm giao hàng.

Thanh toán lỗ lãi hàng ngày.

Rủi ro

 

Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn sẽ cao hơn hợp đồng tương lai do tính thanh khoản thấp hơn.

Các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai sẽ thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với việc tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.

Tài sản thế chấp

Có thể là bất kỳ một loại tài sản nào.

 

 

Được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị và khối lượng của tài sản cơ sở,...

Tính thanh khoản hợp đồng

Thanh khoản thấp hơn HĐTL

Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ, sự thuận lợi của việc giao dịch khiến tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn so với các hợp đồng kỳ hạn.

Đóng vị thế

Đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế trái ngược đối với hợp đồng kỳ hạn tương tự.

- Dễ dàng đóng vị thế:- Từ đó giúp người sở hữu HĐTL linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn.

 

Bù trừ và ký quỹ

Không cần thực hiện ký quỹ.

 

- Yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ nhằm đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.

- Được thanh toán và bù trừ theo mức giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư.

Từ các so sánh trên ta thấy hợp đồng tương lai nhờ đặc tính linh hoạt đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao, rủi ro đầu tư thấp hơn hợp đồng kỳ hạn nên nó được xem là một phương thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong đầu tư.  

8. Giao dịch hợp đồng tương lai tại HCT diễn ra như thế nào? 

Có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, HCT được đánh giá là một công ty giàu tiềm năng, uy tín về giao dịch hợp đồng tương lai . Công ty hoạt động dưới sự cho phép của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Cho nên, khi thực hiện giao dịch tại HCT, khách hàng sẽ có những quyền lợi:  

     ●          Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong quản lý quỹ và đưa ra các phương án đầu tư hiệu quả.  

     ●          Cung cấp các ứng dụng công nghệ, số liệu công khai, minh bạch trên thị trường.  

     ●          Cập nhật liên tục tin thị trường, thống kê báo cáo giao dịch theo biến động trên thị trường.  

     ●          Đảm bảo tính thanh khoản cao do liên kết hệ thống ngân hàng quốc tế, mọi hoạt động diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.  

Với sứ mệnh tiên phong, cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hóa bậc nhất Việt Nam, HCT cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp tất cả mọi thắc mắc về sở giao dịch hàng hóa .  

    Giao dịch hợp đồng tương lai tại HCT

Giao dịch hợp đồng tương lai tại HCT  

8.1 Quy định thời gian giao dịch hợp đồng tương lai 

 Giao dịch hợp đồng tương lai với thời gian giao dịch linh hoạt theo từng nhóm sản phẩm

  • Với nhóm nông sản: từ 7h00 đến 19h45 và 20h30 - 01h20 ngày hôm sau

  • Với nhóm kim loại và năng lượng: từ 5h00 sáng đến 04h00 sáng ngày hôm sau

  • Với nhóm nguyên liệu công nghiệp: Tùy theo từng sản phẩm sẽ có những thời gian  giao dịch nguyên liệu công nghiệp  khác nhau.

8.2 Giao dịch hợp đồng tương lai tại HCT 

HCT - Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh là thành viện kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam. Tại đây, doanh nghiệp luôn đề cao tinh thần tập thể hợp tác để mang đến hiệu quả cao nhất.  

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về  giao dịch hợp đồng tương lai   . Hy vọng bài viết của HCT sẽ hữu ích với các nhà đầu tư, giúp nắm bắt đầy đủ những ưu nhược điểm và cách thức giao dịch chứng khoán phái sinh này để có phương pháp đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận .  


Thông tin liên hệ:

Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội:  Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900.636.909

Website: https://hct.vn/   

>>>>      KHÁM PHÁ THÊM: 

          ·  Hợp đồng tương lai giao dịch khí tự nhiên tại HCT chi tiết

        ·     Hợp đồng tương lai cà phê mọi điều cần biết khi giao dịch