Hợp đồng kỳ hạn dầu đậu tương (mã: ZLE) bắt đầu giao dịch tại sàn CBOT năm 1946

Dầu đậu tương là sản phẩm được chiết xuất từ hạt đậu tương. Đây là một loại dầu phổ biến được sử dụng nhiều vào chế biến ẩm thực và tiêu thụ rộng rãi tại Mỹ và các nước phương Tây. Bản thân Việt Nam cũng là nước sử dụng dầu đậu tương hay còn gọi là dầu đậu nành rất nhiều vào ăn uống hàng ngày.

Tình hình sản xuất và phát triển của dầu đậu tương

dầu đậu tương

Nơi trồng

Châu Mỹ là nơi sản xuất chủ yếu bởi đây có 3 quốc gia trồng và sản xuất đậu tương lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Brazil, Argentina. Ở Châu Á 2 nước sản xuất nhiều đậu tương nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.

Riêng về sản phẩm dầu đậu tương. Trong niên vụ vừa qua tổng sản lượng dầu đậu tương trên thế giới đạt 57,4 triệu tấn. Trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc đứng nhất và nhì đóng góp lần lượt là 16,6 triệu tấn và 10,9 triệu tấn.

Thu hoạch

Thời gian trồng và thu hoạch của một số nước sản xuất đậu tương nhiều nhất trên thế giới

Quốc giaThời gian trồngThời gian thu hoạch

Mỹ

Cuối tháng 4 đến tháng 6

Cuối tháng 9 đến tháng 11

Brazil

Giữa tháng 8 đến giữa tháng 12

Tháng 2 đến tháng 5

Argentina

Tháng 10 đến tháng 12

Tháng 4 đến đầu tháng 6

Chế biến

Sau khi thu hoạch, khoảng 2/3 trên tổng số đậu nành được chế biến hoặc nghiền nát thành dầu đậu nành và bột đậu nành.

Trong quá trình nghiền, đậu nành bị nứt để loại bỏ vỏ và được cuộn thành từng mảnh, sau đó được ngâm trong dung môi và đưa vào quá trình chưng cất để sản xuất dầu đậu nành thô nguyên chất. Sau khi dầu được chiết xuất, các mảnh đậu nành được sấy khô, nướng và nghiền thành bột đậu nành.

Dầu đậu nành sau khi sơ chế được tinh chế thêm và sử dụng trong dầu ăn, bơ thực vật, sốt mayonnaise, nước trộn salad và hóa chất công nghiệp. Dầu đậu nành chưa qua tinh chế có thể được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu diesel sinh học.

Bột đậu nành được sử dụng làm nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi cho gia cầm và gia súc. Bột đậu nành cũng được chế biến thêm vào thực phẩm của con người và là thành phần chính trong các sản phẩm thay thế thịt hoặc sữa, như sữa đậu nành, đậu phụ.

Sản phẩm phụ từ đậu nành còn được sử dụng nhiều làm thức ăn chăn nuôi nên nhu cầu đậu nành trên thế giới khá cao.

Tình hình xuất nhập khẩu dầu đậu tương trên thế giới

Nước xuất khẩu dầu đậu tương lớn nhất trên thế giới lần lượt là Mỹ và Brazil. Trong khi đó nước nhập khẩu dầu đậu tương nhiều nhất thế giới là Trung Quốc, EU, Mexico, Nhật Bản

Theo dự báo Trung Quốc sẽ càng ngày nhập nhiều dầu đậu tương hơn nữa do nhu cầu tiếp tục tăng mạnh và điều này có thể ảnh hưởng tới giá dầu đậu tương trên toàn thế giới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Đậu tương

Cung và cầu

Giá đậu tương được xác định bởi cung và cầu đậu tương trên thị trường. Mặc dù đậu tương được trồng ở nhiều nơi nhưng Hoa Kỳ là nước có sản lượng đậu tương nhiều nhất trên thế giới. Do đó, mùa vụ ở Hoa Kỳ là nhân tố chính quyết định đến diễn biến giá đậu tương toàn cầu.

Đồng USD 

Đồng USD là đồng tiền mang thước đo chung của toàn thế giới bởi ảnh hưởng to lớn của cường quốc Mỹ tới nền kinh tế thế giới. Đậu tương và các mặt hàng khác cũng được định giá bằng đồng đô la này. Ngoài ra do Hoa Kỳ là nước sản xuất và xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới nên giá đậu tương tỉ lệ nghịch với đồng USD.

Thời tiết

Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung đậu tương trên thị trường là thời tiết. Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất đậu tương đồng nghĩa với việc nguồn cung đậu nành trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng đậu tương thu hoạch từ đó giảm nguồn cung đậu tương trên thị trường.

Hạt giống, phân bón, sâu bọ, dịch bệnh

Ngoài thời tiết, giá của các yếu tố đầu vào để trồng đậu tương như hạt giống, phân bón cũng sẽ tác động đến nguồn cung đậu tương. Giá các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch và khuyến khích nông dân trồng nhiều đậu tương hơn, có khả năng tăng nguồn cung đậu tương trên thị trường. Bên cạnh đó, những cải tiến về phương pháp sản xuất, nguồn phân bón tốt hơn hay quản lý nguyên liệu hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch.

Giống như cây trồng khác, đậu tương cũng phải đối diện với sâu bệnh hại và biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Khi có dịch bệnh ở đậu nành, nông dân phải phun. thuốc diệt khuẩn, quản lý đồng ruộng nghiêm ngặt để tránh ảnh hưởng đến sản lượng đậu tương thu hoạch.

Sản phẩm thay thế

Nông dân có quyền lựa chọn các loại cây trồng ở từng vụ mùa mỗi năm. Thông thường, nông dân chọn giữa ngô và đậu tương để trồng cho những vụ mùa sau. Nếu trên thị trường, ngô đắt hơn so với đậu tương, nông dân có xu hướng trồng nhiều ngô hơn. Điều này thường dẫn đến nguồn cung đậu tương thiếu hụt từ đó làm cho giá đậu tương tăng cao. Khi giá đậu tương đắt hơn so với ngô thì ngược lại, giá đậu tương sẽ giảm.

Yếu tố khác

Ngoài các yếu tố trên thì giá trị hợp đồng tương lại khô đậu tương còn phụ thuộc vào vận chuyển, lượng tồn kho có sẵn cũng như chất lượng đậu tương. Một số nước còn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.