Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? Cơ hội hấp dẫn và rủi ro tiềm ẩn
MỤC LỤC
1. Hàng hóa
phái sinh là gì?
2. Danh mục sản
phẩm giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh
2.1. Nhóm năng lượng
2.2. Nhóm nông sản
2.3. Nhóm nguyên liệu công nghiệp
2.4. Nhóm kim loại
3. Các loại hợp
đồng được sử dụng trong giao dịch hàng hóa phái sinh
3.1. Hợp đồng tương lai
3.2. Hợp đồng quyền chọn
3.3. Hợp đồng kỳ hạn
3.4. Hợp đồng hoán đổi
4. Ưu điểm vượt
trội của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh
4.1. Pháp lý an toàn và thị trường
minh bạch
4.2. Tính thanh khoản cao
4.3. Được sử dụng đòn bẩy cao
4.4. Giao dịch T+0 kiếm lợi nhuận
theo ngày
4.5. Giao dịch 2 chiều linh hoạt
4.6. Quản trị rủi ro an toàn
4.7. Biên độ lợi nhuận không giới hạn
4.8. Linh hoạt về thời gian giao dịch
5. So sánh thị
trường hàng hóa phái sinh với kênh chứng khoán
6. Tiềm năng
phát triển cùng cơ hội hấp dẫn của thị trường hàng hóa phái sinh
7. Rủi ro tiềm ẩn
khi tham gia giao dịch phái sinh hàng hóa
7.1 Rủi ro đòn bẩy tài chính
7.2 Rủi ro biến động thị trường lớn
7.3 Rủi ro khi giao dịch hàng hóa lệch
múi giờ
7.4. Đặt nhầm lệnh
7.5. Không đặt lệnh dừng lỗ
7.6. Cảnh giác lừa đảo trong giao dịch
phái sinh hàng hóa
8. Có nên giao dịch hàng hóa phái sinh không?
8.1 Đối với người nông dân
8.2 Đối với doanh nghiệp và nhà sản xuất
8.3 Đối với nhà đầu tư
9. HCT - Công ty môi giới tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh uy tín
10. Hướng dẫn đầu tư hàng hóa phái sinh tại HCT
10.1. Quy trình tạo tài khoản
10.2. Quy trình giao dịch và nạp rút tiền
11. Quyền lợi khi đầu tư hàng hóa phái sinh tại HCT
Đầu tư hàng hóa phái sinh
được biết đến là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của
một loại hàng hóa khác. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá mới với các nhà đầu tư
tại Việt Nam. Vì vậy, hãy cùng HCT theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về
thị trường này cũng như những lợi thế và rủi ro khi đầu tư vào thị trường giao
dịch hàng hóa Việt Nam nhé!
Mở tài khoản giao dịch
1. Hàng hóa phái sinh là gì
Hàng hóa phái sinh
là một công cụ tài chính, mà giá trị của nó được xác định dựa trên giá của các loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Nói cách khác việc đầu tư hàng hóa phái sinh là cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá bằng cách mua (buy/long) hoặc bán (sell/short) một khối lượng hàng hóa nhất định tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Thực chất, nhà đầu tư sẽ không trực tiếp mua bán hàng hóa
thật, mà việc giao dịch được thực hiện thông qua bốn loại hợp đồng chính: hợp đồng
tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn. Những hợp
đồng này đều chịu sự quản lý và giám sát bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam MXV
và các Sở Giao dịch Hàng hóa quốc tế trên thế giới.
2. Danh mục sản phẩm giao dịch trên thị trường
hàng hóa phái
sinh
2.1 Nhóm năng lượng
Hàng
hóa năng lượng là kênh đầu tư phái sinh
quan trọng nhất thế giới, vì con người cần tiêu
thụ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày. Thị trường
giao dịch năng lượng
gồm
có:
-
Khí tự nhiên,
Khí tự nhiên mini: Là một hỗn hợp, còn được gọi là nhiên liệu hóa thạch,
được sử dụng làm nguồn năng lượng để nấu ăn và sản xuất điện.
-
Xăng pha chế:
Là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng để cung cấp năng
lượng cho động cơ đốt.
-
Dầu ít lưu
huỳnh: Diesel là nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh cực thấp, dựa trên
dầu mỏ có sẵn tại Bắc Mỹ và Châu Âu.
-
Dầu WTI, dầu WTI mini, dầu WTI micro, dầu Brent, dầu Brent mini: Còn gọi là dầu mỏ và được đánh giá là nhiên liệu có giá trị nhất hiện nay.
Năng
lượng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm có ích trong kinh tế và cuộc sống.
Lưu
ý:
Hiện tại sản phẩm dầu thô WTI và Brent đang tạm
ngưng giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam theo thông báo mới nhất
từ Sở
2.2 Nhóm nông sản
Giao dịch
đầu tư nông sản
là hoạt động giao
dịch các loại hàng hóa nông sản như lúa mì, đậu tương/ đậu nành, ngô, gạo thô
thông qua thị trường hàng hóa. Trên thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, nhà
đầu tư có thể đầu tư nông sản mà không cần phải mua bán hàng thực thông qua hợp
đồng tương lai hàng hóa.
Một số mặt hàng thuộc
sản phẩm nông sản như: lúa mì, lúa mì mini, lúa mì kansas, đậu tương, đậu
tương mini, khô đậu tương, dầu đậu tương, ngô, ngô mini, gạo thô.
2.3 Nhóm nguyên liệu công nghiệp
Nhóm sản phẩm
giao dịch nguyên liệu
công nghiệp
gồm có cà phê, ca cao, đường, bông và cao su. Theo kinh nghiệm
cách đầu tư hàng hóa phái sinh, loại giao dịch này cung cấp cho nhà đầu tư các
công cụ phòng ngừa rủi ro để quản lý mức chênh lệch giá và khả năng nhìn nhận
biến động giá cả của mặt hàng trong tương lai.
-
Ca cao: Thị trường ca cao có
mức biến động cao, mang đến cơ hội mua bán và có thể quản lý rủi ro cho
các thương nhân trên thế giới.
-
Cà phê arabica, cà phê robusta:
Là một trong những đồ uống phổ biến nhất được tiêu thụ trên thế giới. Đây
là một mặt hàng toàn cầu, với nguồn cung cấp đến từ các khu vực nhiệt đới.
-
Đường: Là một nguyên liệu quan
trọng trong công nghiệp. Mặt hàng này có thể đảm bảo giá cả, mang lại hiệu
quả cao và có tính thanh khoản liên tục.
-
Bông: Là nguyên liệu chính của
ngành dệt may trên toàn cầu. Tuy nhiên, bông dễ bị ảnh hưởng bởi tác động
từ tự nhiên và con người, thu hút người tham gia giao dịch thị trường này.
-
Cao su RSS3, cao su TSR20: là
nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp toàn cầu, sản xuất ô tô, vật
liệu,...
2.4 Nhóm kim loại
Thị trường đầu tư hàng
hóa giao dịch kim loại gồm có bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt, nhôm LME, kẽm
LME, thiếc LME. Trong đó bạch kim và bạc được công nhận là những kim loại có
giá trị nhất. Đầu tư hàng hóa phái sinh kim loại được xem là bí quyết đầu tư
hàng hóa quan trọng bởi công cụ này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt và
bảo vệ chống lạm phát.
-
Bạc: Được coi là vật lưu giữ
giá trị và có vai trò như một kim loại công nghiệp. Kim loại này có ứng
dụng siêu dẫn, thị trường vi mạch và được dùng trong các mặt hàng công
nghiệp về điện và thiết bị y tế.
-
Bạch kim: Là kim loại được giao
dịch hàng ngày trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Mặt hàng này có xu
hướng kiếm được giá cao hơn so với vàng, bởi vì kim loại này hiếm. Bạch
kim được sử dụng để giảm độc hại khí thải, lọc dầu, hóa chất và được ứng
dụng trong ngành công nghiệp máy tính.
Đối với sản phẩm vàng
là kim loại đặc biệt quý hiếm được giao dịch rất nhiều trên các sàn giao dịch
online hay giao dịch vật chất tuy nhiên sản phẩm này lại chưa được đưa vào danh
mục được cấp phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Hi vọng trong
tương lai gần bộ Công Thương sẽ có những phương án đưa sản phẩm này vào trong
nhóm sản phẩm kim loại trên thị trường hàng hóa phái sinh.
>>>> XEM NGAY:
Sản phẩm phái sinh
| nhóm sản phẩm đầu
mang lại lợi nhuận cao
3. Các loại hợp đồng được sử dụng trong giao dịch
hàng hóa phái sinh
Khi tham gia đầu tư và giao dịch
trên thị trường hàng hóa phái sinh, điều quan trọng đầu tiên là nhà đầu tư cần
nắm rõ ý nghĩa và đặc điểm của từng loại hợp đồng để có thể lựa chọn phương thức
giao dịch phù hợp với mục tiêu cũng như chiến lược đầu tư của mình.
Lưu ý:
Trên thị trường giao dịch
hàng hóa phái sinh tại Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) hiện chỉ
cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch thông qua hai loại hợp đồng chính: hợp
đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Đây là hai loại hình thức hợp đồng đã được
tiêu chuẩn hóa, có cơ chế giao dịch rõ ràng và phù hợp với hầu hết nhà đầu tư,
mang lại tính thuận tiện và dễ tiếp cận.
Dưới đây sẽ là chi tiết các đặc điểm về 4 loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh được sử dụng.
3.1 Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai
(Futures
Contract) là một thỏa thuận tài chính cho phép nhà đầu tư thực hiện mua hoặc
bán một khối lượng hàng hóa nhất định tại một mức giá đã được ấn định trước, với
thời điểm giao dịch diễn ra trong tương lai. Các yếu tố như tiêu chuẩn hàng
hóa, khối lượng giao dịch, thời gian giao nhận và các thông số sản phẩm khác đều
được quy định rõ ràng bởi các sàn giao dịch hàng hóa.
Mặc dù hợp đồng tương
lai chưa thực sự phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, nhưng đây vẫn được coi là một
công cụ bảo vệ rủi ro vô cùng hiệu quả, đặc biệt cho các doanh nghiệp lớn. Với
tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, hợp đồng tương lai hàng hóa hứa hẹn
sẽ trở thành một sản phẩm tài chính quan trọng.
Ví dụ về cách thức hoạt động của hợp đồng
tương lai:
Bên A đồng ý bán 1 tấn
Gạo thô cho bên B với mức giá X tại một thời điểm cố định nào đó trong tương
lai. Khi đến thời điểm giao dịch, nếu giá 1 tấn Gạo thô trên thị trường giao dịch
cao hơn X, bên A sẽ chịu lỗ và bên B có lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá thấp hơn
X, bên A sẽ có lời và bên B sẽ lỗ.
3.2 Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn
(Options Contract) là một thỏa thuận trong đó người mua có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở (hàng hóa, cổ phiếu, tiền tệ, v.v.) tại một mức giá đã được thỏa thuận trước (gọi là
giá thực hiện – strike price) trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày xác định trong tương lai. Có hai loại quyền chọn chính là
quyền chọn mua (call option) và
quyền chọn bán (put option).
Ví dụ về hợp đồng quyền chọn:
Giả
sử bạn là một nhà sản xuất cà phê và lo ngại rằng giá cà phê có thể giảm trong
vài tháng tới. Để bảo vệ mình khỏi rủi ro này, bạn mua một quyền chọn bán (put
option) cà phê với giá thực hiện là 2000 USD/tấn.
●
Nếu đến ngày
đáo hạn, giá cà phê giảm xuống 1800 USD/tấn, bạn có thể thực hiện quyền chọn và
bán cà phê với giá 2000 USD/tấn, giúp bảo vệ lợi nhuận của mình.
●
Nếu giá cà phê
tăng lên 2200 USD/tấn, bạn có thể chọn không thực hiện quyền chọn và bán cà phê
với giá thị trường cao hơn.
Hợp đồng quyền chọn giúp nhà đầu tư giảm rủi ro
và linh hoạt trong việc quyết định giao dịch dựa trên điều kiện thị trường,
trong khi vẫn có khả năng thu lợi nhuận.
3.3 Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn
(Forward
Contract) là một thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán một tài sản (hàng
hóa, tiền tệ, hoặc các loại tài sản khác) tại một mức giá cố định vào một thời
điểm xác định trong tương lai. Điểm khác biệt chính so với hợp đồng tương lai
là hợp đồng kỳ hạn không được tiêu chuẩn hóa và không được giao dịch trên các
sàn giao dịch tập trung mà thường diễn ra trên thị trường phi tập trung (OTC).
Do đó, hợp đồng kỳ hạn có thể linh hoạt hơn, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các
bên.
Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn:
Giả sử Bên A là một nhà xuất khẩu lúa gạo và
Bên B là một nhà nhập khẩu. Vào tháng 1, Bên A và Bên B ký kết một hợp đồng kỳ
hạn trong đó Bên A đồng ý bán cho Bên B 100 tấn gạo với giá 500 USD/tấn vào
tháng 6.
●
Nếu vào tháng
6, giá thị trường của gạo tăng lên 550 USD/tấn, Bên A sẽ lỗ vì phải bán gạo với
giá thấp hơn giá thị trường.
●
Ngược lại, nếu giá thị trường giảm xuống còn
450 USD/tấn, Bên B sẽ lỗ vì phải mua gạo với giá cao hơn giá thị trường.
Hợp đồng kỳ hạn giúp các bên có thể
"khóa" được giá cả trước để tránh rủi ro biến động giá trong tương
lai. Tuy nhiên, vì không được tiêu chuẩn hóa và không có sự tham gia của sàn
giao dịch, rủi ro tín dụng (khả năng một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng)
cũng cao hơn.
3.4 Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi
(Swap
Contract) trong hàng hóa phái sinh là một thỏa thuận mà qua đó các bên tham gia
trao đổi dòng tiền dựa trên giá cả của một loại hàng hóa nhất định. Hợp đồng
này thường được sử dụng để bảo vệ các công ty khỏi sự biến động giá cả của hàng
hóa như dầu mỏ, khí đốt, kim loại, hoặc nông sản.
Ví dụ về hợp đồng hoán đổi:
Giả
sử Công ty A là một hãng hàng không lớn và Công ty B là một công ty kinh doanh
dầu mỏ.
●
Công ty A
: Hãng hàng không lo ngại về sự biến động giá dầu
trong tương lai, vì giá dầu ảnh hưởng lớn đến chi phí vận hành của họ (giá
nhiên liệu máy bay). Công ty A muốn "khóa" giá dầu để bảo vệ mình khỏi
rủi ro giá dầu tăng cao.
●
Công ty B
: Là một nhà sản xuất dầu mỏ, Công ty B cũng lo
ngại về việc giá dầu có thể giảm trong tương lai, khiến họ mất lợi nhuận.
Hai
công ty quyết định ký kết một hợp đồng hoán đổi hàng hóa. Theo đó:
●
Công ty A
sẽ đồng ý trả cho Công ty B mức giá cố định
cho một lượng dầu cố định, ví dụ 70 USD/thùng. Công ty A có thể yên tâm về chi
phí nhiên liệu trong tương lai và bảo vệ mình khỏi việc giá dầu tăng đột biến.
●
Công ty B
sẽ đồng ý trả cho Công ty A mức giá dựa trên
giá thị trường hiện tại (thả nổi) của dầu tại thời điểm giao dịch. Công ty
B có thể "khóa" được mức giá
bán dầu ổn định, tránh rủi ro giá dầu giảm trong tương lai và đảm bảo lợi nhuận.
Hợp đồng hoán đổi hàng
hóa thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhạy cảm với giá cả nguyên
liệu, như hàng không, năng lượng, nông sản để quản lý rủi ro và ổn định chi phí
hoạt động.
4. Ưu điểm vượt trội của thị
trường giao dịch hàng hóa phái sinh
Giao dịch hàng hóa phái sinh
là một trong những
kênh đầu tư được ưa chuộng trên thế giới hiện đang phổ biến tại Việt Nam. Việc
giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam là hợp pháp và được bộ công thương cấp
phép theo nghị định 51/2018/NĐ-CP. Dưới đây là các lợi thế nổi bật của thị trường
hàng hóa phái sinh
mà khiến các nhà đầu
tư nên lựa chọn:
4.1 Pháp lý an toàn và thị
trường minh bạch
Như đã nêu ở trên đây là kênh đầu tư hàng hóa hợp pháp và được cấp
phép của Bộ Công Thương theo Thông tư số 51. Ở Việt Nam, tất cả các công ty môi
giới giao dịch hàng hóa phái sinh đều phải được đăng ký thành viên với Sở giao
dịch hàng hóa Việt Nam và được niêm yết tại Danh sách thành viên. Hơn thế nữa
thị trường hàng hóa phái sinh kết nối liên thông với các sở giao dịch khác trên
thế giới nên việc một cá nhân hay tổ chức nào thao túng giá là điều gần như
không thể.
4.2 Tính thanh khoản
cao
Thị trường Việt
Nam liên thông với thị trường hàng hóa quốc tế gồm 50 quốc gia, tạo thành một
thị trường với quy mô lớn, thanh khoản lên tới 5000 tỷ USD mỗi ngày.
4.3 Được sử dụng đòn bẩy
cao
So với các kênh
đầu tư truyền thống, giao dịch hàng hóa phái sinh mang lại tỷ lệ đòn bẩy tài
chính vượt trội. Tỷ lệ này có thể lên đến 1:30, tùy thuộc vào loại hàng hóa
giao dịch. Nhờ tận dụng đòn bẩy tài chính cao, nhà đầu tư có thể gia tăng khả
năng sinh lời vượt trội so với những thị trường khác.
4.4 Giao dịch T+0 kiếm lợi nhuận theo ngày
Không giống như thị trường chứng khoán cơ sở, nơi nhà đầu tư phải chờ đợi T+1,5 tức là sau khi mua 1,5 ngày để thực hiện chốt lời, giao dịch hàng hóa phái sinh cho phép mở và đóng vị thế ngay trong ngày. Nhà đầu tư có thể nhanh chóng thu lợi nhuận hoặc cắt lỗ ngay lập tức, điều này mang lại tính linh hoạt cao và là một ưu thế nổi bật của thị trường này.
4.5 Giao dịch 2 chiều linh hoạt
Thị trường hàng hóa phái sinh cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận không chỉ khi giá tăng mà còn cả khi thị trường giảm. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể thực hiện cả lệnh mua và bán mà không cần nắm giữ tài sản cơ sở. Do đó, chỉ cần dự đoán đúng xu hướng của giá hàng hóa, nhà đầu tư có thể thu lời từ cả hai chiều biến động.
4.6 Quản trị rủi ro an toàn
Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sản xuất nên giá cả biến động không quá thấp so với thời điểm mua hòa vốn và tăng không quá cao theo quy luật cung cầu. Nhờ tính chất dựa trên các hợp đồng tương lai, giao dịch hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư phòng ngừa các rủi ro biến động giá trong ngắn hạn, bảo vệ lợi nhuận và tránh các tác động bất lợi từ sự thay đổi của thị trường.
4.7 Biên độ lợi nhuận không giới hạn
Trong thị trường hàng hóa phái sinh thì biên độ lợi nhuận là không có giới hạn. Nếu đang trong một xu hướng tăng, và bạn vào lệnh mua thì giá càng tăng, lợi nhuận của bạn càng được lớn và ngược lại. Khác với chứng khoán khi biên độ lợi nhuận trong ngày bị giới hạn theo quy định của Sở chứng khoán.
4.8 Linh hoạt về thời gian giao dịch
Với đặc thù giao dịch 24/24h và đa dạng các mặt hàng sản phẩm theo các khung giờ khác nhau, bạn có thể lựa chọn khung thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh phù hợp với mình.
5. So sánh thị trường hóa phái sinh với kênh chứng khoán
Đầu tư phái sinh hàng
hóa và chứng khoán là 2 kênh đầu tư tài chính tiềm năng. Mỗi kênh đều có các ưu
điểm chuyên biệt và có điều kiện đầu tư riêng. Bạn có thể tham khảo sự khác
nhau thông qua bảng thống kê dưới đây:
Hạng mục
|
Hàng hóa phái sinh
|
Chứng khoán phái sinh
|
✅
Bản chất
|
Phái sinh hàng hóa là quá trình giao dịch hợp đồng các loại hàng hóa như cà phê, đường, ngô, đậu tương…
|
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị sẽ phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở (Chỉ số VN30)
|
✅
Mức ký quỹ
|
Mức ký quỹ cao, tỉ lệ
1:10 – 1:30
|
Mức ký quỹ trung bình đối với chứng khoán phái sinh, tỷ lệ 1:10
|
✅
Lãi qua đêm
|
Không
|
13%/năm (365 ngày)
|
✅
Pháp lý
|
Bộ công thương cấp phép
|
Bộ tài chính cấp phép
|
✅
Tính sinh lời
|
Biến động cao, phụ thuộc vào từng loại hàng hóa
|
Biến động thấp, mức tối đa 7%/ngày
|
✅
Tính thanh khoản
|
Đầu tư hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao vì thị trường hàng hóa giao dịch với thị trường thế giới
|
Chứng khoán phái sinh có tính thanh khoản nhỏ chỉ có ở trong nước Việt Nam
|
✅
Tính rủi ro
|
Tính rủi ro thấp do hàng hóa có điểm hòa vốn và đầu tư những mặt hàng thiết yếu cơ bản
Giá biến động không quá xa so với giá thành sản xuất.
Tính ổn định theo đồ thị Sin Cos, đầu tư dài hạn dễ thắng.
|
Chỉ số bị điều khiển bởi các mã lớn như Masan, Vincom, Vinamilk,…
Lãi lỗ có thể rất lớn vào phiên ATC. Có thể tăng giảm 10 điểm rủi ro khá lớn, khó thắng thị trường
|
6. Tiềm năng phát triển cùng cơ hội hấp dẫn của thị trường
hàng hóa phái sinh
Theo số liệu mới
nhất từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong năm 2024, thị trường hàng
hóa phái sinh tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Tổng giá trị giao dịch
trung bình hàng ngày đã đạt 4.000 tỷ đồng, với một số ngày kỷ lục đạt gần
10.000 tỷ đồng. Đặc biệt, thị trường đang thu hút sự tham gia của hơn 30.000
tài khoản, con số này đã tăng 20% so với năm 2022.
Sự tăng trưởng
này thể hiện qua tổng giá trị giao dịch bình quân, đã tăng lên rất nhiều so với
bình quân chỉ gần 600 tỷ đồng năm ngoái. Điều này cho thấy thị trường hàng hóa
phái sinh đang dần khẳng định vị thế của mình, thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ giới
đầu tư. Thị trường này không chỉ có tiềm năng lớn mà còn là mảnh đất màu mỡ,
đáng để các nhà đầu tư chiến lược quan tâm và khai thác.
Hiện nay, MXV
niêm yết giao dịch với hơn 30 mặt hàng thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: nông sản,
nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Sắp tới Sở sẽ còn niêm yết
thêm loại hình Nano sẽ rất phù hợp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ có số vốn hạn chế,
muốn tham gia tìm hiểu thị trường.
Tổng kết quý
III năm 2024 thị trường ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng của các mặt hàng kim
loại.
Đáng chú ý, bạch
kim liên thông với Sở NYMEX đã có bước tiến vượt bậc, trở thành sản phẩm giao dịch
nhiều nhất tại Việt Nam, chiếm 21,5% tổng khối lượng giao dịch trên MXV. Bên cạnh
đó, mặt hàng đồng Micro cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ, xếp vị trí thứ 3
trong bảng xếp hạng quý này với tỉ trọng 8%. Các mặt hàng khác như đồng và bạc
Micro lần lượt đứng ở vị trí thứ 7 và 9, với khối lượng giao dịch chiếm 5,7% và
5,2%.
Ngoài ra, sự ủng
hộ mạnh mẽ từ các chuyên gia và lãnh đạo ngành là động lực to lớn cho sự phát
triển của thị trường này tại Việt Nam. Theo ông
Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc MXV cho biết
thị trường hàng
hóa phái sinh tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và Sở cũng như các bộ
ngành liên quan sẽ luôn hỗ trợ thúc đẩy thị trường hàng hóa ngày càng đi lên và
trở thành một kênh đầu tư đầy hấp dẫn sánh ngang với chứng khoán tại Việt Nam.
7. Rủi ro tiềm ẩn khi tham gia giao dịch phái sinh hàng hóa
7.1 Rủi ro đòn bẩy tài
chính
Sở dĩ nhà đầu tư phải để ý tới rủi ro này bởi thị trường giao dịch
phái sinh hàng hóa được xem là thị trường cung cấp đòn bẩy (margin) cao nhất
lên tới 1:30. Trong đầu tư đòn bẩy được xem là con dao 2 lưỡi, thu hút nhiều
nhà đầu tư mạo hiểm. Đòn bẩy lớn có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận dễ dàng,
nhưng nếu bạn là người thiếu kỷ luật và quản trị rủi ro không tốt thì điều này
có thể dẫn đến thua lỗ hoặc cháy tài khoản rất nhanh.
7.2 Rủi ro biến động thị trường lớn
Thị trường phái sinh với
biên độ biến động lớn vừa mang lại cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro đáng kể cho
các nhà đầu tư. Để tận dụng được lợi thế này, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao
diễn biến thị trường và điều chỉnh chiến lược kịp thời. Thị trường phái sinh
yêu cầu việc thanh toán bù trừ ngay sau mỗi phiên giao dịch, vì vậy chỉ cần một
biến động lớn trong ngày cũng có thể khiến tài khoản đầu tư chịu rủi ro lớn nếu
không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
7.3 Rủi ro khi giao dịch hàng hóa lệch múi giờ
Thị trường hàng hóa
phái sinh
là thị trường toàn cầu nên thời gian giao dịch phụ thuộc vào từng
khu vực. Có 3 phiên giao dịch chính là phiên Á, Âu và Mỹ. Tuy nhiên, giao dịch
hàng hóa theo phiên Mỹ có nhiều biến động nhất. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải
theo dõi đúng múi giờ và cập nhật tin tức để tránh được rủi ro khi có biến động
về giá mạnh.
7.4 Đặt nhầm lệnh
Thị trường hàng hóa phái sinh có tính chất giao dịch hai chiều,
nghĩa là nhà đầu tư có thể mua hoặc bán dựa trên mục tiêu và chiến lược của
mình. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra rủi ro về việc đặt nhầm lệnh. Nhà đầu tư
cần thận trọng và đảm bảo hiểu rõ mục tiêu giao dịch của mình để tránh những
sai sót không đáng có.
7.5 Không đặt lệnh dừng lỗ
Lệnh dừng lỗ (Stop-loss) là một công cụ vô cùng quan trọng giúp
nhà đầu tư quản trị được rủi ro, không chỉ trên thị trường hàng hóa mà còn cả
trong các thị trường tài chính khác như chứng khoán và ngoại hối. Việc bỏ quên
hoặc không đặt lệnh dừng lỗ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn
như mất hết số vốn đầu tư, hay còn gọi là "cháy tài khoản."
7.6 Cảnh giác lừa đảo
trong giao dịch phái sinh hàng hóa
Dù thị trường hàng hóa phái sinh hoạt động hoàn toàn hợp pháp,
nhưng vẫn có những cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của nhà đầu
tư để thực hiện các hành vi lừa đảo. Do đó, nhà đầu tư mới (F0) cần phải tìm hiểu
kỹ lưỡng trước khi tham gia thị trường, đồng thời nên lựa chọn những công ty
môi giới hoặc chuyên gia uy tín đã được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) chứng
nhận để đảm bảo an toàn. Nhà đầu tư cũng có thể tìm đến các đơn vị tư vấn
chuyên nghiệp để được hỗ trợ giao dịch hiệu quả và an toàn nhất.
Để tránh được những rủi
ro có thể xảy ra, các nhà đầu tư cần phải trau dồi kiến thức về thị trường, cập
nhật tin tức kịp thời, đặt kỳ vọng thấp, đặt lệnh chặn lỗ và đặc biệt chọn được
công ty tư vấn môi giới hàng hóa uy tín để tồn tại lâu dài với thị trường kiếm
lợi nhuận cao.
8. Có nên giao dịch hàng hóa phái sinh không?
Thị trường hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư đầy tiềm năng với sự minh bạch, rõ ràng, và tính thanh khoản cao, vượt trội so với nhiều thị trường đầu tư truyền thống hiện nay. Với dự báo phát triển mạnh mẽ trong tương lai, hàng hóa phái sinh sẽ trở thành một công cụ tài chính hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng tham gia từ cá nhân nhỏ lẻ đến doanh nghiệp lớn, nhờ vào những lợi ích nổi bật sau đây:
8.1 Đối với người nông dân
-
Giảm thiểu rủi ro về giá cả: Giao dịch hàng hóa phái sinh là một giải pháp tối ưu giúp nông dân hạn chế rủi ro biến động giá cả trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
-
Đảm bảo giá bán ổn định: Với các hợp đồng tương lai được ký kết, nông dân có thể yên tâm sản xuất mà không lo lắng về tình trạng giá cả bị ép hoặc xuống thấp vào mùa thu hoạch.
-
Tiết kiệm chi phí: Công cụ này còn giúp giảm đáng kể các chi phí liên quan như hoạch định, lưu kho, vận chuyển, và các hoạt động logistics khác.
8.2 Đối với doanh nghiệp và nhà sản xuất
-
Công cụ phòng ngừa rủi ro: Giao dịch hàng hóa phái sinh mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp hiệu quả để kiểm soát và phòng ngừa rủi ro từ sự biến động giá cả trên thị trường. Điều này đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp bảo vệ biên lợi nhuận.
-
Xác lập cơ chế giá: Đặc biệt với những doanh nghiệp tham gia đầu tư ngắn hạn, việc dự đoán và xác lập giá cả hàng hóa trong tương lai sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động nguồn cung, ổn định chuỗi cung ứng, và duy trì hiệu quả sản xuất.
8.3 Đối với nhà đầu tư
-
Tận dụng cơ hội sinh lời: Nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ chênh lệch giá và tận dụng đòn bẩy tài chính để tối đa hóa lợi nhuận. Đây là một kênh đầu tư phù hợp cho cả những cá nhân nhỏ lẻ và các tổ chức lớn nhờ vào tính linh hoạt và quy mô của thị trường.
-
Cơ hội đầu tư đa dạng: Không giống như các sản phẩm chứng khoán truyền thống tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong việc mở rộng danh mục đầu tư và quản lý rủi ro.
Phía trên là tất cả các thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về thị trường hàng hóa phái sinh cũng như các ưu điểm và tiềm năng vượt trội của kênh đầu tư hàng hóa này. Có thể nói đây là kênh đầu tư minh bạch và an toàn, đầy cơ hội hấp dẫn để kiếm lợi nhuận sinh lời từ biến động giá cả hàng hóa. Nhà đầu tư chỉ cần tham gia mở tài khoản, theo dõi thị trường tin tức cập nhật mới nhất và chọn cho mình một công ty môi giới hàng hóa uy tín để có thể luôn đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong mọi thời điểm.
Hiện tại HCT chính là nơi cung cấp đầy đủ thông tin nóng và sớm nhất về thị trường giao dịch hàng hóa nói riêng và biến động kinh tế vĩ mô thế giới nói chung. Mọi kiến thức cơ bản và chuyên sâu liên quan tới lĩnh vực đầu tư hàng hóa phái sinh cũng đều được cung cấp tại mục kiến thức đầu tư. Đây chính là hành trang quý báu mà HCT mang lại cho những ai muốn bắt đầu tham gia vào thị trường đầu tư hàng hóa tìm kiếm lợi nhuận cho mình. HCT đã và đang là một cộng sự uy tín, tin cậy hỗ trợ các nhà đầu tư gia tăng hiệu quả lợi nhuận cũng như quản trị được các rủi ro thật tốt, đem lại sự hài lòng bền vững cho tất cả mọi người.
9. HCT - Công ty môi giới tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh uy tín
Công ty
Cổ phần giao dịch hàng hóa TP Hồ Chí Minh
là công ty môi
giới đầu tư hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Việt Nam được cấp phép và bảo lãnh
bởi Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam và Bộ Công Thương. Khi đầu tư thông qua công
ty bạn không phải lo lắng về vấn đề uy tín, trách nhiệm đảm bảo và an toàn. Nếu
có vấn đề xảy ra sẽ có cá nhân, công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà
Nước.
Đồng thời, tại đây
cũng hỗ trợ chiến lược đầu tư tuyệt vời nhằm giải quyết các vấn đề kinh doanh.
Trải qua nhiều năm hoạt động, HCT sở hữu lượng khách hàng trải dài từ Bắc vào
Nam cùng đồng hành và được đánh giá là nơi giao dịch hàng hóa uy tín, tốt nhất
tại Việt Nam.
>>>> XEM NGAY:
Chiến lược giao dịch
phái sinh
| bí quyết thành công của các nhà đầu tư tại HCT
10. Hướng dẫn đầu tư hàng hóa phái sinh tại HCT
Dưới đây là các bước
tạo lập tài khoản và quy trình giao dịch tại HCT chi tiết, cụ thể mà bạn có thể
tham khảo.
10.1 Quy trình mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh
Để có thể mở tài khoản
giao dịch dầu thô tại HCT, đầu tiên bạn cần chuẩn bị bản gốc hoặc hình chụp
CMND/CCCD còn thời hạn sử dụng, 1 hình chân dung chính chủ giống với hình trên
CMND/CCCD, 1 thiết bị có thể kết nối internet. Sau khi chuẩn bị xong, bạn chỉ
cần thực hiện các bước đơn giản sau đây:
● Bước 1: Tải lên CMND/CCCD
Tải ảnh CMND/CCCD mặt trước và sau, hình chân dung rõ nét giống
với CMND/CCCD hoặc chụp rõ nét nếu sử dụng các thiết bị di động. Sau đó bấm nút
“Tiếp tục”.
●
Bước 2: Kiểm tra, bổ
sung thông tin cá nhân
Kiểm tra thông tin cá
nhân được hệ thống trích xuất tự động từ CMND/CCCD. Kiểm tra kỹ lưỡng và điều
chỉnh phòng ngừa sự sai sót. Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin khác như số điện
thoại, email, thông tin tài khoản ngân hàng. Tiếp theo bấm “Tiếp tục”.
●
Bước 3: Xác nhận
số điện thoại
Nhập mã OTP được gửi về
số điện thoại đã đăng ký ở bước 2. Sau đó bấm “Tiếp tục”.
●
Bước 4: Đăng ký dịch vụ
Chọn “Đăng ký gói mở
tài khoản giao dịch” và chọn “Đồng ý với điều khoản sử dụng của HCT” để sang
bước tiếp theo. Bạn cũng có thể xem thêm các thông tin về điều khoản, hợp đồng
bằng cách bấm vào “điều khoản sử dụng”. Sau đó bấm “Tiếp tục”.
●
Bước 5: Chọn mã số khách hàng
Bấm chọn 1 mã số khách
hàng trong danh sách mã được hệ thống liệt kê. Bấm “Tiếp tục”.
●
Bước 6: Xác nhận chữ ký
Ký vào ô chữ ký, hoặc tải
hình ảnh chữ ký có sẵn của mình bằng cách chọn tải ảnh chữ ký. Bấm “Tiếp tục”
để “Hoàn thành” mở tài khoản online tại HCT.
>>>> XEM NGAY:
Hướng dẫn
mở tài khoản giao dịch hàng hóa
10.2 Quy trình giao dịch và rút nạp tiền
Sau khi quý khách đăng
nhập tài khoản giao dịch tại trang chủ web hct , hãy chọn vào mục “Yêu Cầu Rút
Tiền” để tiến hành tạo yêu cầu rút tiền. Sau đó sàn đầu tư hàng hóa HCT sẽ xử
lý yêu cầu của quý khách trong thời gian ngắn nhất. Lưu ý, thời gian tạo yêu
cầu rút tiền phải thực hiện trước 16h00 các ngày làm việc trong tuần.
11. Quyền lợi khi đầu tư giao dịch phái sinh hàng hóa tại HCT
Khi đầu tư giao dịch
hàng hóa phái sinh tại HCT, khách hàng sẽ nhận được các quyền lợi sau:
● HCT có đội ngũ nhân viên phân tích kỹ thuật nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính và giao dịch hàng, giúp khách hàng
luôn nhận được sự đầu tư tốt nhất.
● Các thông tin mới nhất trên thị trường được cập nhật
thường xuyên, hàng ngày. Các nhận định đầu tư hàng hóa phái sinh, dự báo thị
trường luôn có mặt trên website chính thức của HCT.
● Sản phẩm giao dịch phái sinh hàng hóa đa dạng.
● Nhà đầu tư sẽ nhận được những sự phân tích chuyên sâu, tín hiệu và chiến lược giao dịch giá trị được HCT nghiên cứu độc quyền.
● Miễn phí nền tảng giao dịch CQG.
● Dịch vụ tốt nhất, được hỗ trợ tận tình 24/7.
HCT hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ cũng như tổng quan về thị trường hàng hóa phái sinh, cách tham gia thị trường này sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc muốn đầu tư vào thị trường hàng hóa, hãy liên hệ ngay đến số Hotline 1900.636.909 hoặc để lại thông tin theo form dưới đây. Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ bạn.