Thị trường phái sinh hàng hóa đã là một phần quan trọng của hệ thống tài chính toàn cầu trong hơn một thế kỷ và vẫn đang phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Ở Việt Nam, hình thức đầu tư phái sinh hàng hóa mới chỉ chính thức hoạt động vào năm 2018, do đó đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên với những tiềm năng lợi nhuận lớn và khả năng quản lý rủi ro, các nhà đầu tư Việt Nam tuyệt đối không thể bỏ qua thị trường này nếu không muốn bị bỏ lại ở phía sau.  

Thị trường hàng hóa phái sinh

1. Thị trường phái sinh là gì?

Thị trường phái sinh là một loại thị trường tài chính nơi các công cụ phái sinh được giao dịch. Các công cụ phái sinh này là những hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ sở, như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, chỉ số, hoặc lãi suất.

Thị trường phái sinh cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán các hợp đồng tài chính dựa trên dự đoán về sự biến động giá của tài sản cơ sở mà không cần sở hữu thực sự tài sản đó. Các hợp đồng phái sinh phổ biến bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

Thị trường phái sinh mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư trong việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời là công cụ phòng ngừa trước các biến động không lường trước trong thị trường cơ sở. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro cao do tính phức tạp và khả năng biến động mạnh của giá tài sản cơ sở.

>>> XEM THÊM: Đáo hạn phái sinh | Quy định và chi tiết lịch đáo hạn 

2. Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? 

Thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh là một phần quan trọng của hệ thống tài chính toàn cầu, cho phép các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính quản lý rủi ro, đầu cơ và tận dụng các cơ hội lợi nhuận từ biến động giá cả của các loại hàng hóa cơ bản.

Đầu tư hàng hóa phái sinh là việc mua bán các hợp đồng tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị các tài sản cơ sở, trong thị trường hàng hóa phái sinh là các mặt hàng năng lượng, kim loại, nông sản và nguyên liệu công nghiệp. 

3. Các loại hợp đồng phổ biến trên thị trường

Các loại hợp đồng trong thị trường hàng hóa phái sinh

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts)

Đây là hợp đồng giữa hai bên thỏa thuận mua bán tài sản vào một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá đã được ấn định trước. Hợp đồng kỳ hạn thường không được giao dịch trên sàn, mà là giao dịch tự do giữa các bên.

Hợp đồng tương lai (Futures Contracts)

Loại hợp đồng này tương tự như hợp đồng kỳ hạn, nhưng được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung và có tiêu chuẩn hóa về điều kiện giao dịch. Điều này giúp tăng tính thanh khoản và minh bạch.

Hợp đồng quyền chọn (Options Contracts)

Đây là hợp đồng phái sinh cho phép nhà đầu tư quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán tài sản cơ sở tại một mức giá cố định trong tương lai. Có hai loại hợp đồng quyền chọn chính: quyền chọn mua (call options) và quyền chọn bán (put options).

Hợp đồng hoán đổi (Swaps) 

Hợp đồng này cho phép hai bên thỏa thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai theo các điều kiện đã được thỏa thuận trước. Các hợp đồng hoán đổi phổ biến bao gồm hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ.

>>>>XEM THÊM: Hợp đồng tương lai | Khái niệm, đặc điểm, cách giao dịch 

4. Thị trường phái sinh tại Việt Nam

Thị trường đầu tư phái sinh ở Việt Nam bắt đầu được hoạt động với việc hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được giao dịch vào năm 2017 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đây là bước tiến lớn giúp nâng cao tính cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam và mang đến cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

Tiếp sau đó, vào năm 2018, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) chính thức liên thông với thị trường thế giới, cho phép các nhà đầu tư trong nước tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa với các sàn giao dịch hàng hóa hàng đầu quốc tế. 

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

5. Cơ hội đầu tư trên thị trường hàng hóa phái sinh

So với đầu tư chứng khoán, đầu tư hàng hóa phái sinh tại thị trường Việt Nam mang lại cho các nhà đầu tư những cơ hội vượt trội sau: 

Cơ hội và rủi ro của thị trường hàng hóa phái sinh

  • Khả Năng Sinh Lời Cả Khi Thị Trường Tăng Lẫn Giảm: Nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận trong cả hai chiều tăng và giảm của thị trường. Điều này có nghĩa là dù giá hàng hóa tăng hay giảm, bạn vẫn có thể tham gia giao dịch và tìm kiếm cơ hội sinh lời bằng cách mua hoặc bán hợp đồng phái sinh.

  • Tính Thanh Khoản Cao Và Khả Năng Giao Dịch 23/5: Nhiều thị trường hàng hóa phái sinh quốc tế hoạt động 23/5, cho phép nhà đầu tư linh hoạt giao dịch bất kể múi giờ. Điều này giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh với tin tức và sự kiện toàn cầu ảnh hưởng đến giá hàng hóa. 

  • Không mất lãi khi sử dụng đòn bẩy: Khác với thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư ở thị trường hàng hóa phái sinh được phép sử dụng đòn bẩy tài chính với mức tối đa lên đến 1:30 mà không cần phải trả bất cứ khoản lãi nào. 

  • Đa dạng sản phẩm đầu tư: Cho phép nhà đầu tư tiếp cận và đầu tư vào nhiều loại hàng hóa khác nhau như nông sản (lúa mì, ngô, đậu tương), kim loại (bạc, đồng), năng lượng (dầu thô, khí tự nhiên), nguyên liệu công nghiệp (cà phê, ca cao) tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư. Điều này giúp giảm rủi ro khi một loại hàng hóa hoặc thị trường cụ thể biến động mạnh. 

  • Độ trễ T+0: Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam có độ trễ lên đến 2.5 ngày, với thị trường hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua bán liên tục mà không cần phải chờ thời gian thanh toán. Từ đó nhà đầu tư cũng có thể nắm bắt các khả năng sinh lời trong thời gian ngắn do ảnh hưởng của các yếu tố bất ngờ lên thị trường. 

  • Pháp lý rõ ràng: Hoạt động giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam được thực hiện thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam trực thuộc Bộ Công thương, do đó nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện giao dịch. Cùng với đó, với quy mô thị trường lớn liên thông toàn thế giới, giá cả trên thị trường hàng hóa rất khó bị thao túng bởi một vài cá nhân hay tổ chức, giúp hạn chế nguy cơ các nhà đầu tư bị rơi vào các bẫy giá như trong các kênh tài chính khác. 

>>> XEM THÊM: Tính thanh khoản là gì? | Khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản.

6. Rủi ro khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh

  • Rủi ro về biến động giá: Biến động giá cả của hàng hóa cơ bản có thể khiến giá trị của các hợp đồng phái sinh thay đổi nhanh chóng. Thị trường hàng hóa thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cung và cầu, thời tiết, chính sách kinh tế và địa chính trị.

  • Rủi ro chính sách pháp lý: Thị trường hàng hóa phái sinh thường được điều chỉnh bởi các quy định và chính sách của chính phủ. Sự thay đổi về luật pháp, thuế quan hoặc quy định giao dịch có thể ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và giá trị hợp đồng.

  • Rủi ro thời gian đáo hạn: Các hợp đồng phái sinh đều có thời gian đáo hạn. Nếu nhà đầu tư không đóng vị thế trước thời điểm đáo hạn, họ có thể phải chấp nhận việc thanh toán hoặc nhận hàng hóa theo hợp đồng, dẫn đến việc chịu chi phí bổ sung hoặc phải đối mặt với biến động giá không mong muốn.

  • Các sự kiện bất ngờ: Các sự kiện bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, hoặc biến động địa chính trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả hàng hóa. Những biến động này thường khó dự đoán và có thể gây ra tổn thất lớn trong thời gian ngắn.

Lời kết

Thị trường hàng hóa phái sinh mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn nhưng cũng đi kèm với những rủi ro không nhỏ. Nhà đầu tư cần trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để tham gia hiệu quả. Hiểu rõ về thị trường hàng hóa phái sinh, hợp đồng phái sinh và cách giao dịch phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro trong quá trình đầu tư.

>>>> XEM THÊM: 

Hàng hóa phái sinh | Khái niệm, lợi thế, rủi ro 

Giao dịch hàng hóa phái sinh | Hướng dẫn giao dịch, các bước thực hiện 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01