Tính thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng mà khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp cần quan tâm khi quản lý tài chính. Bạn đã thực sự hiểu rõ về tính thanh khoản hay độ quan trọng của tính thanh khoản cổ phiếu hay chưa? Hãy cùng HCT tìm hiểu kỹ vấn đề này hơn thông qua bài viết sau đây nhé.


Tính thanh khoản

1. Giới thiệu về Tính thanh khoản.

Tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản (liquidity) là một thuật ngữ thể hiện độ linh hoạt của một tài sản bất kỳ mà việc trao đổi, mua bán trên thị trường không làm ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của nó. Hoặc hiểu theo cách khác thì thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của một loại tài sản hoặc sản phẩm. Khoản đầu tư có thanh khoản càng cao thì càng có thể bán được nhanh hơn với giá cả hợp lý hoặc giá trị thị trường hiện tại.


Thanh khoản thị trường và Thanh khoản kế toán là 2 dạng ước tính thanh khoản và chúng đều liên quan tới khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt nhưng được áp dụng trong các ngữ cảnh khác nhau  và có những đặc điểm riêng biệt.


Bảng so sánh


Thanh khoản thị trường

Thanh khoản kế toán

Phạm vi áp dụng

Thị trường tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa,...

Tài chính doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán

Đối tượng 

Tài sản trên thị trường: chứng khoán, bất động sản, hàng hóa,...

Tài sản và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Mục tiêu

Khả năng giao dịch mà không ảnh hưởng lớn đến giá.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.

Chỉ số đo lường

Khối lượng giao dịch, số lượng người tham gia, chênh lệch giá mua và giá bán (Bid-Ask Spread).

Hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tiền mặt.

Ý nghĩa

Ảnh hưởng đến khả năng mua bán tài sản nhanh chóng và ổn định giá. 

Đánh giá “sức khỏe” tài chính và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

>>> XEM THÊM: Chiến lược giao dịch phái sinh | Bản chất, đặc điểm và các loại giao dịch phái sinh phổ biến


2. Các loại tài sản có tính thanh khoản cao

  • Tiền mặt: Có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể được sử dụng ngay lập tức để thanh toán hoặc đầu tư.

  • Chứng khoán ngắn hạn: Như cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn có thể dễ dàng giao dịch trên thị trường với ít biến động giá.

3. Các loại tài sản có tính thanh khoản thấp

  • Bất động sản: Thường mất thời gian để bán hoặc chuyển đổi thành tiền mặt vì vậy tính thanh khoản của nó sẽ thấp hơn các loại tài sản khác

  • Các loại tài sản cố định như: máy móc, thiết bị sản xuất,...

  • Hàng tồn kho: loại tài sản này khi bán cần phải trải qua nhiều quy trình, thủ tục phức tạp như kiểm kê, vận chuyển, phân phối,...

Mất thanh khoản là gì? 

Trong quá trình đầu tư, mua bán cổ phiếu, hẳn bạn đã từng nghe thấy trường hợp một mã cổ phiếu bị mất thanh khoản. Vậy mất thanh khoản là thế nào?

Khi một mã cổ phiếu bị mất thanh khoản thì giá của nó sẽ liên tục giảm sản trong nhiều phiên giao dịch. Nỗi lo của nhà đầu tư là rất lớn vì có quá nhiều người muốn bán nhưng gần như không có ai mua. Điều này khiến cổ phiếu bị mất thanh khoản và nhà đầu tư khó khăn trong việc thoát ra khỏi thị trường. Rủi ro càng lớn hơn với những người giao dịch ký quỹ.

Chẳng hạn như cổ phiếu NVL trong tháng 11/2022 đã liên tục giảm sàn và ở trong trạng thái “trắng bảng” bên mua, dư bán có những thời điểm đạt đến hàng trăm triệu cổ phiếu. Giá NVL đã giảm từ khoảng giá 64.000 đồng/cp vào đầu tháng 11, xuống còn khoảng 22.000 đồng/cp vào ngày 23/11. 



4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản trong đầu tư

  • Các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng trưởng mạnh mẽ thường đi kèm với khả năng thanh khoản cao của sản phẩm. Ngược lại, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến khả năng thanh khoản thấp của tài sản.

  • Các chính sách, quy định của Nhà nước: nếu chính sách mang lại lợi ích và thuận lợi cho nền kinh tế thì tính thanh khoản sẽ tăng. Ngược lại, nếu chính sách không mấy thuận lợi hoặc làm hạn chế thị trường thì tính thanh khoản sẽ giảm.

  • Tâm lý của nhà đầu tư: đa số nhà đầu tư ngắn hạn sẽ chịu nhiều biến động và phụ thuộc vào thị trường, từ đó cũng ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường. 

5. Sự quan trọng của Tính thanh khoản cổ phiếu.

Khả năng thanh khoản là yếu tố then chốt nhà đầu tư sử dụng khi đánh giá một khoản đầu tư vào cổ phiếu. Nó tác động trực tiếp đến việc mua bán dễ dàng, chi phí giao dịch và rủi ro đầu tư.

Cổ phiếu có thanh khoản cao thu hút nhiều nhà đầu tư, giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo giao dịch liên tục và hiệu quả, đồng thời giữ giá cổ phiếu ổn định trong một phạm vi nhất định.


Thêm vào đó, thanh khoản còn mang lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư như phân tích kỹ thuật và giúp xác định giá cổ phiếu.


>>> XEM THÊM: Lướt sóng cổ phiếu | Ưu nhược điểm và “bí mật” kiếm lợi nhuận


Sự quan trọng của tính thanh khoản cổ phiếu

Một số tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu

  • Khối lượng giao dịch hàng ngày: Nếu có nhiều lệnh hơn ở mỗi mức giá, thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng mua hoặc bán cổ phiếu hơn. Điều này cho thấy cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn sẽ không có tác động nhiều tới giá cả thị trường chứng khoán. Thông thường, một cổ phiếu được coi là có tính thanh khoản cao nếu khối lượng giao dịch khớp lệnh trên 100.000 cổ phiếu/phiên.

  • Chênh lệch giá mua và giá bán: mức độ chênh lệch càng nhỏ thì tính thanh khoản cổ phiếu sẽ càng cao.

  • Vốn hóa thị trường: Cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường lớn thường có tính thanh khoản cao hơn so với các công ty có vốn hóa nhỏ, do sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức.

  • Quỹ đầu tư và nhà đầu tư tổ chức: Cổ phiếu được các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính lớn nắm giữ thường có tính thanh khoản cao hơn do các tổ chức này có thể thực hiện các giao dịch lớn và thường xuyên.

  • Tình trạng niêm yết: Cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch lớn và uy tín như NYSE, NASDAQ, hoặc HOSE (ở Việt Nam) thường có tính thanh khoản cao hơn so với cổ phiếu giao dịch trên các sàn giao dịch nhỏ hoặc sàn giao dịch phi tập trung (OTC).

>>> XEM THÊM: Thời gian giao dịch chứng khoán | Phiên giao dịch đóng mở cửa và nguyên tắc khớp lệnh

Kết luận 

Thanh khoản là yếu tố then chốt đối với bất kỳ tài sản nào. Thiếu thanh khoản đồng nghĩa với việc giao dịch khó khăn, khiến việc bán hoặc chuyển đổi tài sản trở nên bất khả thi. Bên cạnh đó, tài sản có thanh khoản cao giúp nhà đầu tư tối ưu hóa chi phí, tiết kiệm thời gian tìm kiếm người mua và tránh tình trạng bán tháo giá rẻ. Tính thanh khoản cổ phiếu trong việc đầu tư vào cổ phiếu, doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, điều này không những đảm bảo tính linh động trong việc mua và bán cổ phiếu mà còn hạn chế rủi ro và đảm bảo tính minh bạch.

>>>>     KHÁM PHÁ THÊM: 

Hàng hóa phái sinh là gì? Ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh với chứng khoán

Hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh kiếm lợi nhuận cao

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là gì? Ưu nhược điểm

Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch hàng hóa