Sau khi Báo cáo xếp hạng thị trường của FTSE Russell công bố vào ngày 8/10 vừa qua cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi, rất nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra lo ngại về triển vọng thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý IV/2024 và năm 2025 vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. 

Triển vọng tăng trưởng thị trường chứng khoán Việt Nam

Những sự kiện có khả năng tác động tích cực lên chứng khoán Việt Nam 

Đợt 1 và đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra từ ngày 21/10 - 13/11 và từ 20 - 30/11 bao gồm một số nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến thị trường đầu tư tài chính như sửa đổi Luật Thuế VAT, Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Luật Chứng khoán và các Luật liên quan đến đầu tư công sẽ tiếp tục được thảo luận để đi tới thống nhất. 

Bên cạnh đó, cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 11 của Fed có khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất thêm 0.25%, dù những ý kiến về việc không hạ lãi suất vào tháng tới đã bắt đầu xuất hiện. Kịch bản kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động đầu tư trên toàn thế giới, do đó cũng có lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam.  

Những yếu tố thuận lợi giúp thu hút vốn 

Theo SSI Research, lợi nhuận của các công ty niêm yết trong danh sách theo dõi dự kiến sẽ tăng 15.5% trong năm 2024 và tiếp tục tăng 19.6% vào năm 2025. Tăng trưởng lợi nhuận sẽ mở rộng ra nhiều nhóm ngành khác nhau.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, mức lợi nhuận so với cùng kỳ có thể tăng 21.7%, vượt xa mức tăng 6.2% của 6 tháng đầu năm.

Về định giá, các thị trường chứng khoán Đông Nam Á được dự đoán sẽ hưởng lợi từ việc dòng vốn được phân bổ lại khi Fed bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất. Yếu tố định giá hấp dẫn có thể thu hút dòng tiền.

P/E dự phóng của VN-Index đã tăng lên mức 12 lần vào ngày 04/10/2024, cao nhất kể từ cuối tháng 1/2024, cho thấy kỳ vọng vào tăng trưởng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025. Tuy nhiên, định giá của thị trường Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, đây là yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn ngoại.

Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước Đông Nam Á

Sự thúc đẩy từ thị trường hàng hóa 

Thị trường hàng hóa có thể thúc đẩy thị trường chứng khoán qua nhiều cơ chế khác nhau, ảnh hưởng đến cả tâm lý nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp, và dòng tiền đầu tư. 

Tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết 

Khi giá hàng hóa tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành như nông sản (lúa gạo, cà phê, cao su) và nguyên liệu thô (dầu thô, kim loại, than đá) sẽ hưởng lợi từ việc bán sản phẩm với giá cao hơn. Điều này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cao hơn, giúp cải thiện giá cổ phiếu của các công ty này.

Thị trường hàng hóa phát triển giúp tăng lợi nhuận doanh nghiệp

Kích thích đầu tư vào các ngành liên quan

  • Cổ phiếu nhóm ngành hàng hóa: Những công ty hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng hóa như dầu khí, nông sản, và kim loại, sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Khi giá hàng hóa tăng cao, nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua cổ phiếu của các công ty này để hưởng lợi từ việc giá hàng hóa tăng, thúc đẩy giá cổ phiếu và thanh khoản của thị trường chứng khoán.

  • Ngành logistics và vận tải: Khi xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng, nhu cầu vận chuyển, logistics và dịch vụ liên quan sẽ gia tăng. Các công ty trong lĩnh vực vận tải và logistics có thể tăng lợi nhuận, thúc đẩy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp này.

Tâm lý nhà đầu tư và niềm tin thị trường

Khi giá hàng hóa tăng, đặc biệt là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu, nhà đầu tư trong nước và quốc tế sẽ cảm thấy lạc quan về khả năng tăng trưởng của nền kinh tế và các doanh nghiệp. Niềm tin này sẽ dẫn đến sự tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là các công ty xuất khẩu và sản xuất hàng hóa, giúp nâng cao giá trị thị trường.

Sự chuyển dịch dòng tiền

Khi thị trường hàng hóa sôi động, dòng tiền từ các kênh đầu tư khác có thể chuyển sang cổ phiếu liên quan đến hàng hóa và nguyên liệu thô, góp phần tăng thanh khoản và đẩy giá cổ phiếu lên.

Giao dịch hàng hóa, kênh đầu tư tài chính ưu việt và đang là xu hướng đầu tư tại Việt Nam bởi mức độ lợi nhuận từ thị trường cực tốt!

So với các kênh đầu tư khác đang có mặt tại thị trường Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư vượt trội và an toàn hơn cả. Một số đặc điểm nổi bật của thị trường này có thể kể đến: 

  • Thị trường liên thông toàn thế giới nên khả năng thanh khoản cực kỳ lớn

  • Đòn bẩy lên tới 1:10, hoàn toàn không mất lãi khi sử dụng đòn bẩy 

  • Số lượng sản phẩm đa dạng 

  • Độ trễ T+0, thực hiện giao dịch theo thời gian thực mà không phải chờ thời gian thanh toán 

  • Pháp lý rõ ràng và không có rủi ro đầu cơ, lái giá do khối lượng giao dịch cực lớn 

Mở tài khoản giao dịch

>>>> XEM THÊM:

Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa

Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội