Đầu tư hàng hóa đang trở thành một kênh hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư. Không chỉ là một phương tiện phòng vệ trước lạm phát, đầu tư hàng hóa còn giúp đa dạng hóa danh mục và mang lại tiềm năng lợi nhuận đáng kể. Vậy đầu tư hàng hóa là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi khía cạnh của việc đầu tư hàng hóa và những lợi thế vượt trội của kênh đầu tư này.

Đầu tư hàng hóa là gì?


đầu tư hàng hóa

Đầu tư hàng hóa là việc mua và bán các sản phẩm thô như kim loại, năng lượng, nông sản và các nguyên liệu cơ bản khác. Những mặt hàng này được giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Thị trường hàng hóa được chia thành nhiều loại, phổ biến nhất là:

  • Kim loại: Bao gồm vàng, bạc, bạch kim và đồng,..

  • Năng lượng: Dầu thô, khí tự nhiên và xăng dầu,..

  • Nông sản: Ngô, gạo thô, lúa mì, đậu tương,...

  • Nguyên liệu công nghiệp: Cà phê, cao su, ca cao, bông,...

Mục tiêu của nhà đầu tư là kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá cả của các loại hàng hóa này trên thị trường. 

Đầu tư hàng hóa có 2 hình thức một là đầu tư hàng hóa vật chất tức là nhà đầu tư mua bán trực tiếp loại hàng hóa và sở hữu trực tiếp loại hàng hóa đấy, hình thức này rất phổ biến với đầu tư vào kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim,..

Hình thức thứ 2 đó chính là đầu tư hàng hóa phái sinh qua đó nhà đầu tư mua bán gián tiếp các loại hàng hóa thông qua những hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,..

Hình thức đầu tư hàng hóa phái sinh sẽ tiện lợi hơn rất nhiều khi nhà đầu tư không cần sở hữu hàng hóa vật chất có thật mà vẫn có thể kiếm lời bằng cách ăn chênh lệch giá khi giá cả hàng hóa biến động. Đặc biệt hơn hình thức này có thể giúp nhà đầu tư kiếm lời trên cả 2 chiều mua và bán miễn là có thể đoán đúng biến động giá tăng hay giảm trong tương lai.

Tham khảo ngay: Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? mọi điều cần biết về thị trường hàng hóa phái sinh

Kênh đầu tư hàng hóa nào phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay hình thức đầu tư hàng hóa phái sinh đang rất phổ biến tại Việt Nam được cấp phép bởi bộ Công Thương và giao dịch hoàn toàn thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). 

Hình thức đầu tư thông qua Sở MXV và hàng hóa được niêm yết trên các sàn lớn trên thế giới là cực kỳ an toàn và minh bạch. Đầu tư hàng hóa phái sinh là hình thức phòng ngừa biến động giá và cân bằng đối ứng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, vừa là công cụ kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư dựa trên sự biến động của thị trường.

So sánh kênh đầu tư hàng hóa với kênh đầu tư tài chính khác

Tiêu chí

Đầu tư hàng hóa

Đầu tư chứng khoán

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Đầu tư ngoại hối (Forex)

Đầu tư tiền ảo

Tính thanh khoản

Cao (đặc biệt với vàng, dầu thô)

Cao (đặc biệt với cổ phiếu blue-chip)

Trung bình (tùy thuộc vào doanh nghiệp phát hành)

Rất cao (thị trường mở 24/7)

Rất cao (thị trường 24/7)

Rủi ro

Trung bình (biến động chủ yếu do cung cầu)

Trung bình (phụ thuộc vào công ty và thị trường)

Cao hơn chứng khoán vì có nguy cơ mất trắng nếu doanh nghiệp phá sản

Cao (biến động giá do các yếu tố toàn cầu)

Rất cao (biến động mạnh, thiếu quy định rõ ràng)

Tiềm năng sinh lời

Cao (biến động lớn theo thời gian)

Trung bình - Cao (phụ thuộc vào hiệu suất công ty)

Trung bình (lãi suất cố định, ít biến động)

Cao (thị trường lớn, biến động mạnh)

Rất cao (biến động giá cực mạnh)

Yêu cầu kiến thức

Trung bình (phải hiểu về thị trường hàng hóa)

Trung bình (cần hiểu về doanh nghiệp và thị trường chứng khoán)

Cao (dựa vào lãi suất và nghiên cứu sâu về doanh nghiệp)

Cao (cần hiểu về các yếu tố kinh tế vĩ mô, tỷ giá)

Cao (cần hiểu về công nghệ blockchain và thị trường)

Đòn bẩy tài chính

Cao (đặc biệt trong giao dịch hàng hóa phái sinh lên tới 1:30)

Thấp (mức đòn bẩy theo quy định của công ty chứng khoán)

Không phổ biến (trái phiếu thường không dùng đòn bẩy)

Cao (thường sử dụng đòn bẩy cao)

Cao (nhiều nền tảng cho phép đòn bẩy lớn)

Tính ổn định

Trung bình (giá cả phụ thuộc vào yếu tố cung cầu)

Thấp (cổ phiếu biến động theo từng phiên phụ thuộc nhiều yếu tố)

Cao (lãi suất ổn định, ít bị biến động lớn, tuy nhiên lợi nhuận mang lại cũng ko đột biến)

Thấp (biến động mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu)

Thấp (thị trường tiền ảo dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý nhà đầu tư)

Yếu tố ảnh hưởng chính

Cung cầu hàng hóa, thời tiết, chính trị

Tình hình tài chính của công ty, thị trường chung, vô vàn ảnh hưởng lớn nhỏ khó đoán,...

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp, lãi suất thị trường

Tỷ giá hối đoái, kinh tế vĩ mô, lãi suất

Tâm lý nhà đầu tư, xu hướng thị trường, tin tức

Chi phí đầu tư ban đầu

Trung bình (cần vốn lớn nếu mua vật lý, hợp đồng tương lai cần ít hơn)

Thấp - Trung bình (cổ phiếu có giá khác nhau)

Thấp - Trung bình (mua trái phiếu theo mệnh giá)

Thấp - Trung bình (dễ tiếp cận)

Thấp - Trung bình (dễ tiếp cận với số vốn nhỏ)

Thời gian đầu tư

Ngắn hạn hoặc dài hạn (tùy loại hàng hóa)

Ngắn hạn hoặc dài hạn (thị trường hiện nay phổ biến đầu cơ lướt sóng)

Dài hạn (thường kéo dài 1 - 10 năm)

Ngắn hạn (phổ biến với giao dịch hàng ngày)

Ngắn hạn hoặc dài hạn

Quy định pháp lý

Có (được cấp phép bởi bộ Công Thương)

Có (được quản lý bởi các sở giao dịch chứng khoán)

Có (tuy nhiên vẫn chưa chặt chẽ về quyền lợi cho người mua)

Có (được quản lý bởi các tổ chức tài chính)

Ít hoặc không có (nhiều quốc gia chưa có quy định chặt chẽ)


Ưu điểm nổi trội khi tham gia kênh đầu tư hàng hóa

ưu điểm kênh đầu tư hàng hóa

Theo so sánh trên thì ta có thể nhận thấy kênh đầu tư hàng hóa có rất nhiều ưu điểm so với các kênh đầu tư khác, dưới đây sẽ là một số ưu điểm nổi trội và giải thích chi tiết tại sao mà kênh đầu tư hàng hóa có thể sở hữu như vậy:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Hàng hóa có mối tương quan thấp với các tài sản tài chính khác như cổ phiếu và trái phiếu. Khi thị trường tài chính truyền thống như chứng khoán gặp biến động lớn, hàng hóa vẫn có thể hoạt động theo các xu hướng khác. Việc đầu tư vào hàng hóa giúp bạn giảm thiểu rủi ro tổng thể của danh mục đầu tư.

Phòng chống lạm phát

Lạm phát là mối lo ngại đối với nhiều nhà đầu tư, vì giá trị tiền tệ giảm đi có thể làm giảm sức mua. Tuy nhiên, hàng hóa như vàng và dầu thường tăng giá trong thời kỳ lạm phát. Do đó, đầu tư vào hàng hóa là cách hiệu quả để bảo toàn giá trị tài sản trong bối cảnh lạm phát cao.

Tiềm năng sinh lời cao

  • Biến động giá mạnh mẽ: Giá của hàng hóa thường biến động mạnh do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cung cầu, biến đổi khí hậu, chính trị và kinh tế toàn cầu. Ví dụ, khi có khủng hoảng địa chính trị, giá dầu có thể tăng nhanh chóng hoặc khi mất mùa, giá nông sản như cà phê hoặc lúa mì có thể tăng đột biến.

  • Cơ hội kiếm lời lớn trong ngắn hạn: Với những nhà đầu tư nhanh nhạy, biến động mạnh của thị trường hàng hóa có thể là cơ hội để tạo ra lợi nhuận lớn trong một thời gian ngắn.

  • Giao dịch 2 chiều mua/bán linh hoạt trong hình thức đầu tư hàng hóa phái sinh

Đòn bẩy tài chính tốt

Nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính, nghĩa là chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ để kiểm soát một hợp đồng có giá trị lớn hơn. Điều này giúp tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư và tăng khả năng sinh lời.

Hơn thế nữa đòn bẩy trong đầu tư hàng hóa phái sinh có thể lên tới 1:30 mà lại hoàn toàn miễn phí, không tính lãi qua đêm.

Phòng ngừa rủi ro biến động giá

Đây là lợi ích to lớn dành cho người nông dân cũng như các công ty sản xuất lớn các mặt hàng hàng hóa. Khi mà giá cả bán hay mua biến động thì kênh đầu tư hàng hóa lại chính là bước phòng ngừa rủi ro bị hao hụt giá khi có yếu tố bất định xảy ra.

Rủi ro khi đầu tư hàng hóa

Biến động giá lớn: Giá hàng hóa dễ bị ảnh hưởng bởi cung cầu, thời tiết và yếu tố kinh tế, dẫn đến biến động mạnh trong thời gian ngắn.

Rủi ro địa chính trị: Các cuộc xung đột và chính sách quốc tế có thể gây biến động giá hàng hóa, đặc biệt là dầu thô và kim loại quý.

Rủi ro đòn bẩy tài chính: Sử dụng đòn bẩy có thể tăng lợi nhuận nhưng cũng làm tăng nguy cơ mất vốn nhiều hơn.

Mất cân bằng cung cầu: Nhu cầu thay đổi hoặc nguồn cung thiếu hụt có thể khiến giá hàng hóa tăng hoặc giảm đột ngột.

Rủi ro hệ thống: Các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất và khủng hoảng tài chính có thể làm giá hàng hóa sụt giảm.

Tâm lý thị trường: Tâm lý đầu tư và sự hoảng loạn có thể làm giá cả biến động không theo dự báo.

Kết luận

Đầu tư hàng hóa là một lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức. Để thành công, bạn cần có kiến thức chuyên sâu, theo dõi thị trường liên tục và áp dụng các chiến lược đầu tư hợp lý. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về thị trường đầu tư hàng hóa, từ đó có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn cho hành trình đầu tư của mình.