Cũng giống như nông dân căn cứ vào mùa nào để có thể canh tác cây trồng phù hợp thì thị trường đầu tư cũng vậy. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc kinh tế cơ bản và chiến lược danh mục đầu tư để xác định các giai đoạn chu kỳ thị trường có thể giúp bạn tìm được cơ hội giao dịch và đầu tư tiềm năng. Như vậy, để hiểu rõ hơn về Chu kỳ thị trường và 4 giai đoạn trong Chu kỳ thị trường thì bạn hãy cùng HCT đọc bài viết dưới đây nhé!!

Chu kỳ thị trường chứng khoán

1. Chu kỳ thị trường là gì?

Chu kỳ thị trường (Market cycle) hay Chu kỳ thị trường chứng khoán (Stock market cycle) là các xu hướng hoặc mô hình xuất hiện trong các giai đoạn thị trường hoặc môi trường kinh doanh khác nhau.Chu kỳ thị trường hay chu kỳ chứng khoán đơn giản là khoảng thời gian giữa điểm cao nhất (đỉnh) và điểm thấp nhất (đáy) của một chỉ số thị trường chung. 

Cách thức hoạt động của Chu kỳ thị trường

Một chu kỳ xuất hiện khi có những xu hướng trong một lĩnh vực hay ngành nghề nào đó phát triển, thường trước khi có những cải tiến, sản phẩm mới hoặc vấn đề pháp lý xuất hiện. Những chu kỳ hoặc xu hướng này thường kéo dài và có ảnh hưởng lâu dài. Trong giai đoạn này, nhiều công ty hoạt động trong một ngành có tính chất chu kỳ có thể chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận ròng.

Việc xác định chu kỳ thị trường thường gặp khó khăn cho đến khi nó đã kết thúc. Hơn nữa, rất ít khi chu kỳ có điểm khởi đầu hoặc kết thúc rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc tranh luận liên quan đến việc đánh giá các chính sách và chiến lược. Mặc dù vậy, phần lớn các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm trên thị trường đều tin rằng chu kỳ thị trường là có thật. Nhiều nhà đầu tư thực hiện các chiến lược giao dịch để tận dụng những thay đổi trong chu kỳ, với hy vọng kiếm lời từ điều này.

Lưu ý: Có những bất thường xảy ra trong thị trường chứng khoán mà không thể giải thích được, nhưng lại tiếp diễn qua từng năm.

>>> XEM THÊM: Tính thanh khoản của cổ phiếu | Khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản

2. Các giai đoạn trong Chu kỳ thị trường
Các giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán

Giai đoạn 1: Giai đoạn tích lũy 

Giai đoạn này xảy ra sau khi thị trường chạm đáy, giá cổ phiếu đi ngang, dao động hẹp trong một khoảng thời gian dài cho đến khi khối lượng giao dịch cạn kiệt dần. Khi khối lượng giao dịch giảm tức lực bán yếu đi đồng nghĩa với việc cạn cung giá rẻ thì lúc này các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn thường mua cổ phiếu trong giai đoạn này.

>>> XEM THÊM: Mô hình 2 đỉnh 2 đáy Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình 2 đỉnh 2 đáy

Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn này xảy ra khi thị trường đã ổn định được một thời gian và giá đã tăng lên một cách đáng kể. Khi “đột phá” diễn ra các nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy khối lượng tăng đột biến. Điều này cho thấy các tổ chức và cá nhân không mua trong giai đoạn tích lũy mà thay vào đó là mua ở thời điểm hiện tại.


Trong giai đoạn này, giá có thể chuyển từ “trung tính” thành có xu hướng. Nếu các nhà đầu tư nhận thấy các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn sau khi phá vỡ giá cho thấy giai đoạn tăng giá đã bắt đầu diễn ra. Có thể nói chuyển động này thu hút nhiều sự quan tâm khi xu hướng tăng mạnh hơn và ngày càng nhiều người mua cổ phiếu và cuối cùng trở thành đường parabol trước khi bước vào giai đoạn kế tiếp.

Nó giúp xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng, sau đó cập nhật biến động giá. Trong thời điểm này và đặc biệt là tại bất cứ giai đoạn nào trong chu kỳ thị trường, việc ghi nhớ kế hoạch giao dịch ban đầu có thể giúp các nhà đầu tư không bị lệch khỏi quỹ đạo nếu mọi thứ không diễn ra theo đúng mong muốn ban đầu.
 

Giai đoạn 3: Giai đoạn phân phối 

Ở giai đoạn này, tăng trưởng GDP bắt đầu giảm tốc, tín dụng tăng mạnh và lãi suất tiếp tục tăng. Giai đoạn này báo hiệu rằng có sự luân chuyển đang diễn ra khi những người mua sớm, những người đã mua trong giai đoạn tích lũy cũng như các nhà đầu tư mua sau này có thể bắt đầu bán hết hàng. 


Ở giai đoạn này có điểm nổi bật đó chính là khối lượng tăng nhưng giá không tăng. Đây là lúc cổ phiếu có khối lượng giao dịch mà mức độ lạc quan rất cao. Ban đầu, những người mua mới có thể hấp thụ lực bán nhưng không đủ mạnh có thể đẩy giá trị cổ phiếu lên cao hơn. Trong trường hợp này, cổ phiếu có thể bị phá vỡ dưới chính sức nặng của nó. 


Một cách để xác định giai đoạn chu kỳ thị trường này là sử dụng các mẫu biểu đồ, ví dụ như đỉnh đầu và vai hoặc đỉnh đôi. Việc phá vỡ dưới đường trung bình động 200 ngày cũng có thể là dấu hiệu xác nhận rằng giai đoạn thị trường đã chấm dứt.


Giai đoạn 4: Giai đoạn suy giảm 

Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng của thị trường chứng khoán và là giai đoạn nhạy cảm mà nhiều nhà đầu tư muốn tránh nhất. Giá cổ phiếu bắt đầu có dấu hiệu suy giảm mạnh, với tình trạng giá cổ phiếu ngừng tăng như vậy sẽ khiến những người nắm giữ cổ phiếu bắt đầu mất kiên nhẫn dẫn đến việc người người đổ xô bán và cuối cùng là dẫn đến một đợt bán tháo hàng loạt. 


Trong trường hợp trên, các nhà đầu tư nên xem xét thoát hàng để giảm thiểu thua lỗ và có thể bắt đầu mua gom từ đáy.

Giai đoạn suy giảm chu kỳ chứng khoán

3. Các chu kỳ ngắn của chứng khoán

Ngoài những chu kỳ dài hạn và trung hạn thì thị trường chứng khoán còn tiềm ẩn các chu kỳ ngắn hạn mà các nhà đầu tư nên biết để mang lại cơ hội động lực và hạn chế rủi ro một cách kịp thời. 

Hiệu ứng Tháng Giêng

Đây là hiện tượng giá cổ phiếu, đặc biệt là những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ có xu hướng tăng mạnh trong tháng đầu năm. Nhà đầu tư có thể bắt lấy cơ hội này bằng cách mua vào Tháng Giêng sau chu kỳ giảm giá thường thấy vào tháng 12.

Chiến lược “Bán cổ phiếu trong tháng 5”

Thuật ngữ này được sinh ra với mục đích nhằm cảnh báo nhà đầu tư về việc bán cổ phiếu trong tháng 5 để tránh tình trạng suy thoái của thị trường. Việc áp dụng thuật ngữ này có thể giúp nhà đầu tư tránh được biến động giá của thị trường từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngày hết hạn quyền chọn

Do hợp đồng tương lai thường có thời hạn nhất định nên việc quản lý kỹ thuật hết hạn này rất quan trọng. Bởi nhà đầu tư có thể tận dụng lợi thế bán hợp đồng trước ngày hết hạn để tránh các biến động bất ngờ và rắc rối trong việc giải quyết hợp đồng.

Chu kỳ ngắn chứng khoán

>>> XEM THÊM: Hợp đồng tương lai | Khái niệm, phân loại và cách thức giao dịch với hợp đồng tương lai

Chu kỳ thị trường kéo dài trong bao lâu?

Hiện nay các chu kỳ trên thị trường thường kéo dài từ 6 tháng đến 12 tháng. Tuy nhiên, với chính sách tài khóa ở Hoa Kỳ hoặc các thị trường trên thế giới có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới độ dài của chu kỳ. Ví dụ nếu Cục dự trữ LIên bang giảm mạnh lãi suất thì điều đó có thể khiến xu hướng uptrend của thị trường kéo dài trong nhiều năm.

>>> XEM THÊM: Scalping là gì? | Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố để thành công với scalping

Kết luận

Thị trường chứng khoán luôn vận động theo chu kỳ, giống như dòng chảy bất tận của thời gian. Nếu nắm bắt được cơ hội chu kỳ này thì đây sẽ là chìa khóa thành công cho các nhà đầu tư. 

>>>>     KHÁM PHÁ THÊM: 

Hàng hóa phái sinh là gì? Ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh với chứng khoán

Hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh kiếm lợi nhuận cao

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là gì? Ưu nhược điểm

Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch hàng hóa 


Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01