Trong quá khứ, các năm diễn ra bầu cử tại Mỹ luôn đi cùng với những biến động trong thị trường tài chính Mỹ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 được kỳ vọng sẽ là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử gần đây, với những tác động tiềm tàng lan rộng khắp thị trường toàn cầu. Vậy kết quả cuộc bầu cử này sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường tài chính thế giới, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các cuộc bầu cử trong quá khứ đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính?
Các cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ đã có lịch sử lâu dài về tác động quan trọng đến cả thị trường chứng khoán và hàng hóa. Một số tác động đáng chú ý của các cuộc bầu cử trong quá khứ lên thị trường có thể được nhìn thấy qua các trường hợp dưới đây:
Ảnh hưởng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 lên thị trường chứng khoán
Trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020, thị trường chứng khoán đã trải qua những biến động mạnh do tình hình không chắc chắn về đại dịch Covid, cũng như những khả năng thay đổi Đảng cầm quyền. Sau khi chiến thắng của Joe Biden được xác nhận, thị trường đã ngay lập tức tăng mạnh.
Nguyên nhân chính của tình hình này là việc các nhà đầu tư đã kỳ vọng vào những biện pháp kích thích tài khóa đáng kể, cũng như việc chi tiêu vào các cơ sở vật chất dưới nhiệm kỳ của Joe Biden, điều có thể thúc đẩy hoạt động của nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ, năng lượng sạch và chăm sóc sức khỏe.
Kết quả: Chỉ số S&P 500 và Dow Jones đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 11/2020 và đầu năm 2021 nhờ triển vọng tích cực về khả năng hồi phục kinh tế và những chính sách mới được Biden đề xuất.
Ảnh hưởng của cuộc bầu cử năm 2016 lên thị trường hàng hóa thế giới
Nhóm hàng hóa nông sản (đậu tương, ngô, lúa mì)
Việc Donald Trump đắc cử tổng thống đã khiến nước Mỹ tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh thương mại, trong đó có Trung Quốc, một trong những quốc gia nhập nông sản Mỹ hàng đầu, đặc biệt là đậu tương. Việc áp thuế từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc đã làm giảm đáng kể lượng đậu tương xuất khẩu sang Trung Quốc, khiến giá đậu tương giảm mạnh trong giai đoạn 2018 - 2019.
Thay đổi chính sách: Chính sách thương mại “America First” của Donald Trump, bao gồm việc tái đàm phán các hiệp ước thương mại như NAFTA, USMCA và chính sách thuế quan, đã tạo ra sự không chắc chắn trong dòng chảy thương mại toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân Mỹ.
Kết quả: Giá đậu tương Mỹ đã giảm mạnh trong giai đoạn 2018 - 2019 do sự sụt giảm trong nhu cầu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký năm 2020 đã phần nào giúp ổn định thị trường.
Nhóm hàng hóa kim loại (thép, nhôm)
Việc chính quyền Trump áp thuế lên sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu đã gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường kim loại toàn cầu. Chính sách thuế này được thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi các nhà sản xuất Mỹ, nhưng đã phải hứng chịu sự đáp trả từ các quốc gia khác, tạo ra sự biến động lớn trong giá kim loại toàn cầu.
Kết quả: Giá thép và nhôm của Mỹ tăng, trong khi thị trường toàn cầu chứng kiến sự biến động giá khi các nhà xuất khẩu nước ngoài tìm kiếm các thị trường mới.
Harris với Trump: Hai chính sách hoàn toàn khác biệt
Kamala Harris và Donald Trump có tầm nhìn khác biệt về Hoa Kỳ. Harris ưu tiên hành động vì khí hậu, công bằng xã hội, và cải cách quy định, nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ xanh và doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Ngược lại, Trump tập trung vào giảm quy định, cắt giảm thuế và chính sách nhập cư nghiêm ngặt, nhằm tăng trưởng kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia, giúp tăng lợi nhuận doanh nghiệp và niềm tin thị trường, nhưng có thể gây lo ngại về bền vững và công bằng xã hội.
Những tác động dự kiến lên thị trường
Thị trường chứng khoán Mỹ
Một chiến thắng của Trump có thể thúc đẩy mạnh thị trường chứng khoán Mỹ. Chính sách cắt giảm thuế cho doanh nghiệp, giảm quy định và thúc đẩy lãi suất thấp có thể tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế nhanh, lợi nhuận doanh nghiệp cao, và giá cổ phiếu tăng. Các ngành như năng lượng, viễn thông và tiện ích công cộng sẽ hưởng lợi lớn nhất nhờ quy định nới lỏng và giảm chi phí vận hành.
Trong trường hợp Harris giành chiến thắng, thị trường chứng khoán Mỹ ban đầu có thể gặp khó khăn do lo ngại về tăng thuế doanh nghiệp và quy định chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, các ngành liên quan đến năng lượng tái tạo có thể phát triển mạnh mẽ nhờ các chính sách thân thiện với môi trường của bà. Đặc biệt, các công ty phát triển công nghệ năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng có thể hưởng lợi từ sự đầu tư lớn vào lĩnh vực này, mang lại lợi ích dài hạn cho thị trường.
Giá vàng
Trump thắng: Giá vàng có thể biến động dưới thời Trump do các yếu tố đối lập. Mặc dù sự lạc quan về thị trường chứng khoán có thể khiến vàng giảm giá trong ngắn hạn, nhưng các yếu tố rủi ro toàn cầu như căng thẳng địa chính trị và tranh chấp thương mại có thể làm tăng nhu cầu đối với vàng như một tài sản an toàn.
Harris thắng: Một chiến thắng của Harris có thể đẩy giá vàng tăng do kỳ vọng về chi tiêu lớn cho cơ sở hạ tầng và các chương trình xã hội, dẫn đến áp lực lạm phát. Vàng thường được coi là nơi trú ẩn an toàn khi có lo ngại về lạm phát và bất ổn thị trường, nhất là khi các quy định chặt chẽ hơn trong các ngành công nghiệp có thể tạo ra sự bất ổn và lo ngại về lợi nhuận ngắn hạn.
Chỉ số đồng đô la
Chính sách bảo hộ của Trump, bao gồm việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu, có thể làm suy yếu đồng USD. Các chính sách này có thể làm tăng chi phí tiêu dùng, làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm sự hấp dẫn của đồng USD đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Lãi suất thấp cũng góp phần vào việc làm giảm giá trị đồng tiền này.
Trong khi đó, Harris có thể gây áp lực lên đồng USD thông qua chi tiêu lớn vào cơ sở hạ tầng và các chương trình xã hội, làm tăng nợ công và lo ngại về lạm phát. Những thay đổi quy định nhằm tăng cường giám sát các ngành công nghiệp cũng có thể tạo ra sự thận trọng trong thị trường, khiến niềm tin vào đồng USD suy giảm.
Thị trường dầu thô
Dưới nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, giá dầu thô có thể tăng mạnh do các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với các quốc gia xuất khẩu dầu như Iran, Nga, và Venezuela, làm giảm nguồn cung toàn cầu. Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng có thể gia tăng, làm tăng thêm rủi ro về nguồn cung dầu và đẩy giá lên.
Trong khi đó, nếu Kamala Harris trở thành tổng thống, giá dầu có thể sẽ giảm xuống thấp khi chính quyền của bà tập trung vào việc thúc đẩy năng lượng tái tạo và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Các quy định khắt khe hơn về môi trường và hạn chế khai thác dầu cũng có thể làm giảm nguồn cung nội địa, nhưng đồng thời sẽ tạo áp lực giảm giá do giảm nhu cầu dài hạn đối với dầu mỏ khi thế giới chuyển sang sử dụng năng lượng sạch hơn.
Bạc và bạch kim
Hai kim loại quý này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong cuối năm 2024, đặc biệt là sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc.
Cuộc bầu cử Mỹ có thể kết thúc bằng sự tiếp tục của chính quyền hiện tại hoặc sự thay đổi quyền lực. Nếu đảng Dân chủ tiếp tục giành chiến thắng, các chính sách tập trung vào năng lượng xanh và các cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ nhu cầu cho cả bạc và bạch kim, vốn được ứng dụng rộng rãi trong các công nghệ năng lượng tái tạo.
Giao dịch hàng hóa, kênh đầu tư tài chính ưu việt và đang là xu hướng đầu tư tại Việt Nam bởi mức độ lợi nhuận từ thị trường cực tốt!
So với các kênh đầu tư khác đang có mặt tại thị trường Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư vượt trội và an toàn hơn cả. Một số đặc điểm nổi bật của thị trường này có thể kể đến:
Thị trường liên thông toàn thế giới nên khả năng thanh khoản cực kỳ lớn
Đòn bẩy lên tới 1:10, hoàn toàn không mất lãi khi sử dụng đòn bẩy
Số lượng sản phẩm đa dạng
Độ trễ T+0, thực hiện giao dịch theo thời gian thực mà không phải chờ thời gian thanh toán
Pháp lý rõ ràng và không có rủi ro đầu cơ, lái giá do khối lượng giao dịch cực lớn
>>>> XEM THÊM:
Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội