“Một khoản lỗ lớn luôn bắt đầu từ những khoản lỗ nhỏ. Vốn dĩ, leo lên núi thì khó mà ngã xuống vực thì rất dễ”, do đó, các nhà đầu tư cần tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ để phòng ngừa những hậu quả không đáng có khi tham gia đầu tư. Thông qua bài viết này, HCT sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả trên thị trường giao dịch hàng hóa. 

Quản trị rủi ro trong đầu tư hàng hóa

2024 là một năm với khá nhiều biến động với thị trường hàng hóa khi những bất ổn địa chính trị ở Trung Đông và Đông Âu vẫn đang tiếp diễn gây ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa năng lượng cũng như những thị trường khác, cùng với đó là điều kiện thời tiết, khí hậu bất thường và sự suy yếu trong nền kinh tế toàn cầu. Các yếu tố này đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực lên thị trường hàng hóa nói chung. 

Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào tham gia đầu tư hàng hóa cũng được hưởng niềm vui chiến thắng. Bởi thị trường này luôn chứa đựng vô số rủi ro và không dành cho những người thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Vậy nên, để “sống sót” và thành công trên thị trường đầy biến động này, nhà đầu tư cần tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro một cách chặt chẽ.

  1. Khái niệm quản trị rủi ro trong đầu tư hàng hóa 

Quản trị rủi ro là quá trình nhận diện, đánh giá và đưa ra các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những tổn thất tiềm ẩn khi đầu tư vào thị trường hàng hóa. Đây là một chiến lược bao gồm nhiều bước như xác định mức độ chấp nhận rủi ro, xây dựng kế hoạch, và sử dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo vệ khoản đầu tư của bạn.

  1. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trên thị trường hàng hóa

  • Bảo vệ vốn đầu tư: Thị trường hàng hóa thường có biến động mạnh do các yếu tố như thời tiết, chính trị, và sự thay đổi trong cung cầu. Quản trị rủi ro giúp nhà đầu tư bảo vệ vốn khỏi những biến động bất ngờ, tránh thua lỗ lớn và đảm bảo sự an toàn cho danh mục đầu tư.

  • Tối ưu hóa lợi nhuận: Bằng cách quản trị rủi ro hiệu quả, nhà đầu tư có thể tận dụng các cơ hội trên thị trường mà không phải chịu quá nhiều rủi ro. Điều này giúp tối ưu hóa lợi nhuận, ngay cả khi thị trường không thuận lợi. 

Tối ưu hóa lợi nhuận

  • Giảm thiểu tác động của biến động giá: Rủi ro biến động giá là một trong những thách thức lớn trên thị trường hàng hóa. Sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc hợp đồng kỳ hạn, nhà đầu tư có thể bảo vệ mình khỏi những biến động không mong muốn và ổn định hơn về mặt tài chính.

  1. Các rủi ro phổ biến khi đầu tư vào thị trường hàng hóa

Tham gia đầu tư vào thị trường hàng hóa không chỉ mang lại lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư mà còn có rất nhiều những rủi ro tiềm tàng. Những nguy cơ này có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài thị trường, hoặc từ bản thân nhà đầu tư. Tuy nhiên, những rủi ro phổ biến nhất mà các nhà đầu tư thường gặp phải khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh bao gồm: 

  • Rủi ro biến động giá: Thị trường hàng hóa rất nhạy cảm với sự biến động giá do nhiều yếu tố như cung và cầu, thời tiết, chính trị, dịch bệnh, hay thay đổi chính sách của các quốc gia. Những biến động này có thể khiến giá hàng hóa thay đổi mạnh trong thời gian ngắn, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.

Rủi ro biến động giá

  • Rủi ro thanh khoản: Không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có thể tìm được người mua hoặc bán đúng thời điểm mong muốn. Điều này đặc biệt xảy ra khi giao dịch các loại hàng hóa ít phổ biến hoặc trong các giai đoạn thị trường có biến động mạnh.

  • Rủi ro về lãi suất: Thị trường hàng hóa cũng chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất tăng, chi phí tài chính cho việc đầu tư vào hàng hóa cũng tăng, làm giảm lợi nhuận.

  • Rủi ro tỷ giá hối đoái: Đối với các nhà đầu tư quốc tế, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền có thể ảnh hưởng đến giá trị đầu tư hàng hóa, đặc biệt khi hàng hóa được định giá bằng một đồng tiền khác.

  • Rủi ro chính sách và pháp lý: Thay đổi chính sách thuế, quy định nhập khẩu/xuất khẩu, hoặc quy định môi trường có thể ảnh hưởng đến giá cả và khả năng giao dịch hàng hóa trên thị trường.

  • Rủi ro về chất lượng và giao hàng: Khi đầu tư vào hàng hóa vật chất, nhà đầu tư cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề về chất lượng hàng hóa hoặc chậm trễ trong quá trình giao hàng, gây thiệt hại về chi phí và thời gian.

  • Rủi ro đòn bẩy tài chính: Thị trường hàng hóa thường sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tức là nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ để kiểm soát một lượng hàng hóa lớn. Điều này làm tăng tiềm năng lợi nhuận nhưng cũng đồng thời tăng nguy cơ thua lỗ nặng nếu thị trường diễn biến không như kỳ vọng. 

  1. Các chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả trên thị trường đầu tư hàng hóa 

Để quản trị rủi ro hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý 2 bước:

(1) Trước khi thực hiện lệnh mua, nhà đầu tư cần xem xét mua sản phẩm hàng hóa nào, mua bao nhiêu (cân đối danh mục tài sản) và bao giờ mua (lựa chọn thời điểm mua). Theo đó, quá trình kiểm soát này càng chặt chẽ và kỹ lưỡng sẽ càng loại đi càng nhiều rủi ro.

(2) Sau khi thực hiện mua, nhà đầu tư cần quan tâm đến việc bán như thế nào (quản trị lợi nhuận). Trong trường hợp mua sai sản phẩm hàng hóa, cần tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ.

Đặt lệnh cắt lỗ giúp quản trị rủi ro

Vậy mức rủi ro bao nhiêu thì cần cắt lỗ? 

Quy tắc chung khi đặt lệnh cắt lỗ là nên cắt lỗ bằng một nửa mức lãi trung bình, mức lỗ tối đa sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ lợi nhuận kiếm được. 

Trên phương diện lý thuyết là vậy, song, trong thực tế, nhà đầu tư nên tuân thủ cắt lỗ ở mức tối đa 7 - 8% so với mức giá mua, bởi đà hồi phục lại thường chậm và khó khăn hơn so với đà giảm nên thua lỗ càng lớn thì càng khó để kéo về điểm hòa vốn. 

Nguyên tắc 1: Dựa trên mức lỗ cố định 7 - 8%

Trên thực tế, bài học “cắt lỗ” là bài học sơ đẳng đối với bất kỳ nhà đầu tư mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường hàng hóa, song không phải nhà đầu tư nào cũng “thuộc bài”. Có nhiều nhà đầu tư có tư duy sai lầm khi âm tài khoản nhưng vẫn khẳng định: “Tôi chỉ bán khi giá hàng hóa quay trở lại hoà vốn”.

Sở dĩ, nguyên nhân dẫn đến điều này là nhà đầu tư không muốn chấp nhận thất bại và sai lầm của bản thân. Do đó, nhiều người biện hộ rằng giá hàng hóa chỉ đang điều chỉnh và tiếp tục “gồng lỗ” với hy vọng giá sẽ tăng để chứng minh quyết định mua ban đầu là đúng. Song để tránh việc thua lỗ quá lớn, nhà đầu tư cần học cách chấp nhận thị trường luôn đúng và bản thân đôi khi sẽ gặp phải sai lầm. 

Khi dựa trên mức lỗ cố định 7 - 8%, nhà đầu tư sẽ hạn chế được tối đa rủi ro thua lỗ. Nếu trong trường hợp cứ sản phẩm hàng hóa đúng thời điểm thị trường đang suy yếu khiến mức lợi nhuận trung bình thấp dần thì cần thắt chặt lệnh dừng lỗ, có nghĩa sẽ thực hiện cắt ở mức 5 - 6% và giảm lượng margin. Kế hoạch quản trị hợp lý trong thời điểm đó là bán 50% số lượng hợp đồng đang năm giữ khi giảm 5% và bán nốt số còn lại khi giá trị giảm 7 - 8%.

Nguyên tắc 2: Sử dụng đường trung bình

Đường trung bình động (MA) là cách phổ biến nhất để thiết lập các điểm cắt lỗ. Chúng dễ tính toán và được theo dõi rộng rãi. Các đường trung bình động chính bao gồm: Đường trung bình 5, 10, 20, 50, 100 và 200 ngày. Thông qua đường MA, nhà đầu tư xác định xem giá hàng hóa đã đạt tới ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự chưa.

Theo đó, các nhà đầu tư nên dùng đường trung bình MA10 và M20 để quản trị rủi ro, cần đóng 50% vị thế khi giá giảm xuống dưới đường MA10 và 50% tiếp theo khi đường MA10 cắt đường MA20 từ trên xuống.

Kết luận

Để quản trị rủi ro khi đầu tư, các bạn nên nắm được các quy tắc trên. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công trong quá trình đầu tư của mình. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với HCT qua thông tin dưới đây

>>>> XEM THÊM: 

Hàng hóa phái sinh | Khái niệm, lợi thế, rủi ro 

Giao dịch hàng hóa phái sinh | Hướng dẫn giao dịch, các bước thực hiện 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/ 

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01