1. Tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam
Hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam
Ví dụ:
Vào ngày 20/03/2022, công ty X mua từ công ty Y một hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam mua 30.000 bộ quần áo với giá 100.000 đồng/bộ, thời hạn là 6 tháng. Trong đó:
- Người mua quyền chọn: Công ty X.
- Người bán quyền chọn: Công ty Y.
- Tài sản cơ sở: Quần áo.
- Giá thực hiện: 100.000 đồng/bộ.
- Ngày đáo hạn: 20/102/2022.
Theo những căn cứ vào hợp đồng trên, công ty X có quyền mua hoặc không mua 30.000 bộ quần áo vào ngày đáo hạn 20/10/2022. Nếu công ty X chọn quyền mua thì công ty Y phải có nghĩa vụ bán cho công ty Y 30.000 bộ quần áo với giá 100.000 đồng/bộ ( Dù mức giá đó có cao hơn hay thấp hơn giá thực hiện).
2. Cách thức hoạt động của hợp đồng tùy chọn
Hợp đồng quyền chọn có hai dạng cơ bản là quyền chọn mua và quyền chọn bán.
2.1 Quyền chọn mua (Call option)
- Người bán Call Option nhận được một khoản phí từ người mua Call Option. Khoản phí này được gọi là tiền cược.
- Người mua Call Option là người có quan điểm là mức giá đó sẽ tăng lên vào thời điểm thanh toán.
- Đến thời hạn thực hiện hợp đồng, nếu giá thị trường cao hơn giá thực hiện ghi trong hợp đồng thì người thực hiện quyền mua Call Option có quyền thực hiện quyền mua của mình.
Hợp đồng quyền chọn mua
>>>> XEM THÊM: Hợp đồng hoán đổi (SWAP) là gì? Đặc điểm và phân loại chi tiết các loại hợp đồng hoán đổi
2.2 Quyền chọn bán (Put option)
- Người bán Put Option nhận được một khoản phí từ người mua Put Option. Khoản phí này được gọi là tiền cược.
- Người mua Put Option là người có quan điểm là mức giá đó sẽ giảm xuống vào thời điểm thanh toán.
Hợp đồng quyền chọn bán và hợp đồng quyền chọn mua
3. Các yếu tố của một hợp đồng quyền chọn là gì?
- Giá thực hiện: Mức giá được sử dụng để làm căn cứ để thực hiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Đây là mức giá được thiết lập từ trước.
- Loại quyền chọn: Quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua.
- Giá quyền chọn: Còn được gọi là phí quyền chọn. Nhà đầu tư phải trả phí quyền chọn cho quyền mà mình lựa chọn do hợp đồng cấp. Mỗi quyền chọn mua sẽ có một người mua tăng giá và một người bán giảm giá và ngược lại.
- Ngày thực hiện: Ngày mà hợp đồng được thực thi, ngày mà hợp đồng có hiệu lực.
- Ngày đáo hạn: Ngày mà hợp đồng hết thực thi, là ngày cuối cùng hợp đồng có hiệu lực. Do đó, các nhà đầu tư phải đưa ra được lựa chọn mua hoặc bán trước ngày này.
Các yếu tố của một hợp đồng quyền chọn cần có
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Giao dịch năng lượng là gì? Cách thức giao dịch tại HCT
4. 8 dạng hợp đồng quyền chọn mua trong chứng khoán phái sinh
- Quyền chọn châu Âu (European Option): Thực hiện quyền đúng vào ngày đáo hạn.
- Quyền chọn Mỹ (American Option): Thực hiện quyền bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.
- Quyền chọn Bermudan (Bermudan Option): Thực hiện quyền trước ngày đáo hạn, vào ngày đã được xác định rõ.
- Quyền chọn châu Á (Asian Option): Thực hiện thanh toán trước ngày đáo hạn, trong một khoảng thời gian nhất định bằng khoản thanh toán bù trừ được xác định bằng trung bình giá tài sản gốc.
- Quyền chọn rào cản (Barrier Option): Thực hiện chỉ khi giá của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng nhất định trước đó.
- Quyền chọn kép (Binary Option): Loại hình quyền chọn tất cả hoặc không có gì. Nếu như tài sản gốc phù hợp với điều kiện được xác định từ trước lúc đáo hạn thì việc thanh toán đầy đủ giá trị sẽ được diễn ra.Trong trường hợp không phù hợp thì nó sẽ đáo hạn mà không có giá trị gì.
- Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option): Có thể bao gồm các cấu trúc tài chính phức tạp. Đây là loại hình phạm trù rộng của các quyền chọn.
- Quyền chọn Vani (Vani Option): Tất cả các loại quyền chọn còn lại, không phải quyền chọn kỳ cục.
Các loại hợp đồng quyền chọn
5. Đặc điểm hợp đồng quyền chọn
Ở trong chứng khoán phái sinh, hợp đồng quyền chọn là một trong bốn lại hợp đồng tiêu biểu. Dưới đây là một vài đặc điểm mà bạn cần biết:
5.1 Không cần chuẩn hoá
Một trong những đặc điểm tiêu biểu của loại hợp đồng này so với các loại hợp đồng khác trong chứng khoán phái sinh đó là không cần chuẩn hoá. Điều này có nghĩa là, bạn không cần chuẩn hoá khối lượng tài sản cơ bản, giá trị, các điều khoản. Bất kỳ loại tài sản nào đều có thể là tài sản của loại hợp đồng này.
5.2 Không niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
5.3 Không cần ký quỹ
6. Quyền và nghĩa vụ của hai bên khi tham gia hợp đồng
7. Các trường hợp khi mua hợp đồng quyền chọn
- Trường hợp 1: Giá thị trường < Giá thực hiện: Hợp đồng sẽ được coi là vô dụng, nhà đầu tư sẽ bỏ quyền chọn của mình.
- Trường hợp 2: Giá thị trường > Giá thực hiện: Nhà giao dịch có thể chọn quyền thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận.
Trường hợp khi mua hợp đồng quyền chọn
8. Phí thực hiện quyền chọn
Giá trị của phí thực hiện quyền chọn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể giả định mức phí để thực hiện quyền chọn. Các yếu tố này phụ thuộc vào 4 nhân tố như Giá thực hiện, giá tài sản cơ sở, biến động của thị trường (Chỉ số của thị trường) và thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn.
9. Nhược điểm của hợp đồng quyền chọn mua
9.1 Ưu điểm
- Giúp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro thị trường đối với các vị thế sẵn có.
- Đầu tư linh hoạt hơn trong việc đầu cơ giá của tài sản cơ sở.
- Đầu tư với nhiều chiến lược giao dịch kết hợp, nhiều phần thưởng riêng biệt hay tiềm ẩn nhiều cơ chế rủi ro.
Dù thị trường có tăng, giảm, giữ nguyên thì vẫn có khả năng thu được lợi nhuận.
9.2 Nhược điểm
- Cơ chế và tính phí đôi khi còn phức tạp, khó hiểu.
- Có rủi ro cao, đặc biệt là đối với người bán.
- Giao dịch và chiến lực phức tạp hơn so với chứng khoán thông thường.
- Có tính thanh khoản thấp.
- Giá trị của quyền chọn biến động liên tục, đôi khi có xu hướng giảm khi gần đến ngày đáo hạn.
Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn
10. So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai
Điểm giống
- Đều là một loại hình của chứng khoán phái sinh. Cả 2 loại đều có tài sản cơ sở là: Chứng chỉ quỹ, cổ phiếu,..
- Nhà đầu tư phải trả một mức phí nhất định để mua hợp đồng.
- Có 2 phương thức thanh toán chính là: Chuyển giao tài sản cơ sở và thanh toán tiền mặt.
- Thời gian đáo hạn được xác định cụ thể.
- Được trung tâm bù trừ đảm bảo thanh toán.
Các nhà đầu tư thực hiện hình thức chuyển giao tài sản với nhau.
So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai
Điểm khác
Hợp đồng tương lai dầu Brent là gì? Các yếu tố tác động giá
Hợp đồng tương lai cà phê trên sàn hàng hóa giao dịch
Thông tin liên hệ:
Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.636.909
Website: https://hct.vn/