Hàng hóa phái sinh là một khái niệm không thể bỏ qua trong thế giới tài chính hiện đại. Chúng mang lại nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc để nắm bắt được lợi nhuận tối đa. Trong bài viết này, HCT sẽ giúp bạn khám phá thế giới của hàng hóa phái sinh, từ định nghĩa đến các loại sản phẩm phổ biến và cách thức hoạt động!
1.Hàng hóa phái sinh là gì?
Định nghĩa hàng hóa phái sinh
Hàng hóa phái sinh (Commodity derivative) là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, công cụ này giúp cho người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm cao hơn và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.
Lợi ích của Hàng Hóa Phái Sinh
Giảm rủi ro: Hàng hóa phái sinh cho phép nhà đầu tư bảo vệ mình khỏi biến động giá của tài sản gốc.
Tối ưu hóa chiến lược đầu tư: Các nhà đầu tư có thể tận dụng lợi suất cao từ hàng hóa phái sinh để tối ưu hóa danh mục đầu tư của họ.
Thị trường mở cửa 24/7: Thị trường hàng hóa phái sinh hoạt động suốt cả ngày, cho phép nhà đầu tư giao dịch bất cứ lúc nào.
2. Các loại sản phẩm phái sinh trong thị trường kinh doanh đầu tư hàng hóa
Giao dịch năng lượng
Hàng hóa năng lượng là kênh đầu tư phái sinh hàng hóa quan trọng nhất thế giới, vì con người cần tiêu thụ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày. Thị trường giao dịch năng lượng gồm có:
Giao dịch khí đốt thiên nhiên: Là một hỗn hợp, còn được gọi là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng làm nguồn năng lượng để nấu ăn và sản xuất điện.
Giao dịch xăng dầu: Là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho động cơ đốt.
Giao dịch dầu nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp: Diesel là nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh cực thấp, dựa trên dầu mỏ có sẵn tại Bắc Mỹ và Châu Âu.
Giao dịch dầu thô: Còn gọi là dầu mỏ và được đánh giá là nhiên liệu có giá trị nhất hiện nay. Năng lượng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm có ích trong kinh tế và cuộc sống
Giao dịch nông sản
Giao dịch đầu tư nông sản là hoạt động giao dịch các loại hàng hóa nông nghiệp như lúa mì, đậu tương/ đậu nành, ngô, gạo thô thông qua thị trường hàng hóa.
Trên thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư có thể đầu tư nông sản mà không cần phải mua bán hàng thực thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa.
Giao dịch nguyên liệu công nghiệp
Loại giao dịch này cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ phòng ngừa rủi ro để quản lý mức chênh lệch giá và khả năng nhìn nhận biến động giá cả của mặt hàng trong tương lai.
Ca cao: Thị trường ca cao có mức biến động cao, mang đến cơ hội mua bán và có thể quản lý rủi ro cho các thương nhân trên thế giới.
Cà phê: Là một trong những đồ uống phổ biến nhất được tiêu thụ trên thế giới. Đây là một mặt hàng toàn cầu, với nguồn cung cấp đến từ các khu vực nhiệt đới.
Đường: Là một nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp. Mặt hàng này có thể đảm bảo giá cả, mang lại hiệu quả cao và có tính thanh khoản liên tục.
Bông: Là nguyên liệu chính của ngành dệt may trên toàn cầu. Tuy nhiên, bông dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ tự nhiên và con người, thu hút người tham gia giao dịch thị trường này.
Giao dịch kim loại
Đầu tư hàng hóa phái sinh kim loại được xem là bí quyết đầu tư hàng hóa quan trọng bởi công cụ này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt và bảo vệ chống lạm phát.
Bạc: Được coi là vật lưu giữ giá trị và có vai trò như một kim loại công nghiệp. Kim loại này có ứng dụng siêu dẫn, thị trường vi mạch và được dùng trong các mặt hàng công nghiệp về điện và thiết bị y tế.
Bạch kim: Là kim loại được giao dịch hàng ngày trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Mặt hàng này có xu hướng kiếm được giá cao hơn so với vàng, bởi vì kim loại này hiếm. Bạch kim được sử dụng để giảm độc hại khí thải, lọc dầu, hóa chất và được ứng dụng trong ngành công nghiệp máy tính.
Palladium: kim loại này ít được biết đến hơn, tuy nhiên lại được sử dụng nhiều hơn trong công nghiệp. Palladium là kim loại bạc sáng bóng được sử dụng nhiều trong hầu hết quy trình sản xuất, đặc biệt là sản phẩm điện tử và công nghiệp.
3. Các loại hợp đồng trong giao dịch hàng hóa phái sinh
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng quy định việc mua bán một loại tài sản là hàng hóa xác định với mức giá bán đã được xác định vào 1 thời điểm trong tương lai. Hợp đồng này đã được chuẩn hóa về thông tin, niêm yết trên thị trường tập trung. Muốn sở hữu hợp đồng tương lai người giao dịch sẽ phải ký quỹ với sàn giao dịch.
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng ràng buộc trách nhiệm giữ bên bán và bên mua về một loại tài sản đã được định giá ở một thời điểm nhất định trong tương lai. Với loại hợp đồng này các bạn có thể ký theo kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 1 năm…
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng gần giống như hợp đồng tương lai. Nhưng hợp đồng này có điểm khác biệt là một bên sẽ có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ bán hoặc mua lượng hàng hóa nhất định. Với mức giá đã được xác định trước tại một thời điểm đã xác định trong tương lai.
Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi là dạng hợp đồng có sự ràng buộc về cơ sở pháp lý giữa hai bên bán và mua. Trong đó, hai bên phải cam kết hoán đổi tài sản, hàng hóa, dòng tiền…với bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.
4. Đặc điểm của một hợp đồng phái sinh hàng hóa
Đối với mỗi hợp đồng phái sinh hàng hóa khi được giao dịch trên Sàn hàng hóa sẽ được công bố chi tiết bản đặc tả hợp đồng. Với bản đặc tả này, chúng ta sẽ nắm được những thông tin quan trọng nhất trong hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư cần quan tâm.
4 thông tin cần quan tâm nhất trong hợp đồng phái sinh hàng hóa bao gồm:
Số lượng hàng hóa
Tiêu chuẩn của hàng hóa
Xác định ngày giao nhận hàng hóa thực tế trong tương lai.
Xác định địa điểm giao nhận hàng hóa trong tương lai.
5. Vai trò của giao dịch phái sinh hàng hóa
Tạo cơ chế xác lập giá: Xác lập giá là hành động xác định giá chung cho một tài sản. Nó xảy ra mỗi khi người bán và người mua tương tác trong một trao đổi có quy định.
Phương tiện quản lý rủi ro phái sinh hàng hoá: Việc giao dịch hàng hóa phái sinh sẽ giúp nhà đầu tư phòng hộ rủi ro khi có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động giá của tài sản.
Tăng tính hiệu quả thị trường phái sinh hàng hoá: Khác với chứng khoán, khi nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa thì chỉ cần ký quỹ với sở giao dịch một khoản tiền nhỏ trong giá trị danh nghĩa của hợp đồng tương lai (HĐTL) để có thể giao dịch được HĐTL, như vậy số lượng người có thể tham ra giao dịch nhiều hơn, tính thanh khoản thị trường lớn hơn và mức giá của sản phẩm đó được thiết lập cũng chính xác hơn.
6.Làm thế nào để đầu tư vào hàng hóa phái sinh?
Đầu tư vào hàng hóa phái sinh đòi hỏi kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về thị trường. Dưới đây là một số bước cơ bản để bắt đầu:
Hiểu rõ về thị trường: Học về các loại hàng hóa phái sinh và cách chúng hoạt động.
Chọn nhà môi giới uy tín: Một nhà môi giới tốt sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình giao dịch và cung cấp thông tin cập nhật về thị trường.
Phân tích kỹ thuật và cơ bản: Sử dụng các công cụ phân tích để đưa ra quyết định đầu tư dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng hiện tại.
Hàng hóa phái sinh mở ra cánh cửa cho những cơ hội đầu tư độc đáo và tiềm năng. Tuy nhiên, để thành công cần phải trang bị kiến thức vững chắc và luôn cập nhật thông tin thị trường.
Hãy liên hệ ngay tới số hotline 1900.636.909 của HCT để được giải đáp nhanh nhé!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 1900.636.909
Website: https://hct.vn/