Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là 2 loại hợp đồng được sử dụng nhiều nhất trên thị trường chứng khoán. Cả hai đều được các nhà đầu tư sử dụng để đề phòng những rủi ro khi tham gia giao dịch. Để trở thành nhà đầu tư thông minh, bạn hãy cùng HCT tìm hiểu chi tiết về 2 loại hợp đồng này nhé!

>>>>  XEM THÊM: Hàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?

1. Điểm giống nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và tương lai

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là những hợp đồng phái sinh sử dụng thị trường giao ngay làm cơ sở. Đây là các hợp đồng cung cấp cho người mua quyền kiểm soát hàng hóa tại một thời điểm nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận tại thời điểm thành lập hợp đồng.

Ngoài ra, chỉ  khi hợp đồng hết hạn thì việc giao - nhận hàng hóa hoặc tài sản khác mới diễn ra. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ đáo hạn hoặc đóng hợp đồng của họ để tránh thực hiện việc giao hàng vật chất  hoàn toàn.

Hợp đồng kỳ hạn và tương lai
Hợp đồng kỳ hạn và tương lai

>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: 

2. Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Khi so sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn, cả hai loại sẽ có những điểm mạnh và yếu khác nhau. Tùy vào giao dịch mà bạn lựa chọn loại hợp đồng phù hợp. Sự khác nhau giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn sẽ bao gồm:

>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm, ứng dụng và lưu ý cụ thể

Tiêu chí

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai

Khái niệm

- Tiếng Anh là Forward Contract. 

- Cam kết giữa người mua và người bán về việc giao dịch một loại tài sản nào đó tại một thời điểm trong tương lai với mức giá được xác định trước

- Tiếng Anh là Future Contract.

- Được quy định về chất lượng, số lượng khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, các giao dịch này được thực hiện trên sàn giao dịch.


Tính chất


- Hợp đồng riêng biệt giữa hai bên. Bên mua biết rõ các thông tin của bên bán và ngược lại.

- Được giao dịch trên thị trường mà không cần xác định rõ đối tượng cụ thể. Chúng cho phép các nhà giao dịch ẩn danh để tham gia đầu tư hàng hóa phái sinh mua và bán. Ngoài ra, hợp đồng này còn có tạo tính thanh khoản cao, giúp người tham gia linh động trong các phiên giao dịch.


Thị trường giao dịch

- Được niêm yết trên thị trường OTC, giúp cho bên mua và bên bán có thể giao dịch trực tiếp mà không qua các bên trung gian.



- Được niêm yết và giao dịch trên một thị trường tập trung. Chúng đóng vai trò là bên trung gian như thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh, thị trường chứng khoán phái sinh.

Vị thế của các nhà đầu tư

- Cho phép nhà đầu tư có thể thay đổi vị trí từ người mua thành bán bằng cách tham gia một cuộc giao dịch khác tương tự. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn kém linh động ở việc thanh khoản nên sẽ khó trong việc sử dụng nguồn vốn.



- Cho phép nhà đầu tư có thể thay đổi vị thế người mua thành người bán và ngược lại bất cứ lúc nào. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư có thể linh động trong việc sử dụng nguồn vốn.

Tính tiêu chuẩn của hợp đồng

- Người mua lẫn người bán đều có thể tự do quy định số lượng và chất lượng trong khoảng thời hạn thanh toán mà 2 bên thỏa thuận.



- Được chuẩn hóa và sẽ được niêm yết tại các sở giao dịch như thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh, thị trường chứng khoán phái sinh. Tại đây, hợp đồng sẽ được quy định số lượng và chất lượng hàng hóa trong một lần giao dịch.



Tính chất rủi ro khi thanh toán

- Các khoản lỗ, lãi sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn không linh hoạt trong việc thanh khoản. Điều đó có thể khiến nhà đầu tư dễ gặp khó khăn nếu cần xoay vốn.



- Các khoản lỗ lãi sẽ được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá mà thị trường quy định. Vì thế, các nhà đầu tư cần có mức ký quỹ nhất định để phòng ngừa rủi ro trong thanh toán của hợp đồng tương lai.



Một số đặc điểm khác

- Không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị hoặc khối lượng tài sản… Vì thế, tài sản cơ sở của hợp đồng có thể là bất kỳ loại nào...

- Được niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh. Do đó, hợp đồng này được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị và khối lượng của tài sản cơ sở...

- Có độ rủi ro cao

- Có độ rủi ro thấp

- Phụ thuộc vào những điều khoản của hợp đồng

- Không có quy mô

- Thấp

- Cao

- Tự điều chỉnh

- Bởi Sở giao dịch hàng hóa

Khái niệm hợp đồng lao động và hợp đồng tương lai

Khái niệm hợp đồng lao động và hợp đồng tương lai

>>>>  THAM KHẢO THÊM: Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa cho nhà đầu tư phái sinh

 Chắc hẳn qua những chia sẻ trên bạn cũng thấy được đồng tương lai mang lại cho người dùng điểm cộng lớn hơn so với so với hợp đồng kỳ hạn. 

  • Giao dịch tương lai được sử dụng như một công cụ kiểm soát rủi ro hiệu quả của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đặc biệt là trong những biến động giá của thị trường tài chính thì nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng tránh được nhiều rủi ro không đáng có.

  • Giao dịch tương lai cũng được dùng để cân đối biến động thương vụ trong các gói danh mục đầu tư, trong trường hợp giá trị của loại tài sản kèm trong đó hay có những biến động lên xuống thất thường.

  • Giao dịch tương lai cũng phát huy tác dụng hiệu quả trong đầu cơ. Những doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư cố tình mua vào nếu giá đang thấp, khi giá của hợp đồng tăng dần lên, thì trước khi hợp đồng đáo hạn họ có thể trao đổi nó cho một người khác để lấy tiền.

Qua những yếu tố kể trên, tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam thì hợp đồng tương lai được lựa chọn là sản phẩm phái sinh đầu tiên.

>>>> THAM KHẢO CHI TIẾT

·  Hợp đồng tương lai cà phê trên sàn hàng hóa giao dịch

·  Hợp đồng tương lai dầu Brent là gì? Các yếu tố tác động giá

Trên đây là những thông tin hữu ích về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ và chi tiết. Hy vọng rằng các kiến thức này sẽ giúp cho các bạn có thể tối ưu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ hoặc tư vấn nào khác, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay đến HCT thông qua địa chỉ bên dưới để được chuyên viên giúp đỡ nhiệt tình nhé!

Thông tin liên hệ:

        Địa chỉ: 151 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh

        Hotline: 1900 636 909

        Website: https://hct.vn/