Nến shooting star là một trong những mô hình nến cơ bản trong phân tích kỹ thuật. Nó cũng được các nhà đầu tư ứng dụng khá nhiều trong việc ra quyết định bởi bản chất là một mô hình mang tín hiệu đảo chiều giá. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ được ý nghĩa của mô hình này và áp dụng làm sao cho chính xác nhất. Vì vậy bạn đọc hãy cùng HCT tìm hiểu thêm về mô hình nến shooting star nhé! 

Nến shooting star

  1. Khái niệm nến shooting star 

Nến shooting star, hay nến sao băng, nến bắn sao, là một mô hình nến đơn thường xuất hiện ở cuối chu kỳ tăng để báo hiệu xu hướng giảm của giá. 

Khái niệm nến shooting star

Hình dạng của nến shooting star khá giống với nến búa ngược, với thân nến ngắn và bóng nến dài bằng ít nhất 2 lần thân nến về phía trên trong khi bóng nến dưới rất nhỏ hoặc không có. Nến shooting star có thể có màu xanh hoặc đỏ. 

>>>> XEM THÊM: Giải mã mô hình nến | Khái niệm, cấu tạo 

  1. Đặc điểm của nến shooting star 

Cấu trúc một cây nến shooting star bao gồm ba phần: thân nến, bóng nến trên và bóng nến dưới. 

  • Phần thân nến có thể có màu xanh hoặc đỏ, nhưng yếu tố quan trọng nhất là phải có kích thước nhỏ cho thấy xu hướng tăng đang chững lại. 

  • Phần bóng trên dài ít nhất bằng hai lần phần thân nến, cho thấy giá đã tăng mạnh trong phiên giao dịch, tuy nhiên phe bán đã tăng lên chiếm ưu thế so với phe mua khiến giá giảm xuống. 

  • Phần bóng dưới rất bé hoặc không có cho thấy giá đóng cửa và mở cửa ở rất gần với mức giá thấp nhất ghi nhận trong phiên. 

  1.  Phân biệt nến shooting star và nến inverted hammer 

Cấu trúc của một cây nến shooting star và nến inverted hammer là giống nhau, với phần thân nến rất nhỏ, bóng nến kéo dài gấp 2 - 3 lần thân về phía trên và bóng nến dưới rất nhỏ hoặc gần như không có. Tuy nhiên dựa trên vị trí của hai nến này trên đường giá thì chúng có tính chất hoàn toàn trái ngược. 

Phân biệt nến shooting star và nến inverted hammer

  • Nến shooting star nằm ở đỉnh của xu hướng giảm giá, mở đầu phiên với mức giá cao và tiếp tục tăng, tuy nhiên càng về cuối phiên giao dịch, phe bán càng chiếm kiểm soát và đẩy giá xuống đóng cửa ở gần mức thấp nhất, báo hiệu khả năng giá đảo chiều giảm ở nến tiếp theo. 

  • Ngược lại, nến inverted hammer nằm ở cuối xu hướng giảm giá. Nến inverted hammer cho thấy các loại tài sản được giao dịch ở mức cao hơn đáng kể so với giá mở cửa, sau đó giảm xuống gần với mức giá thấp nhất trong phiên. Bóng nến dài về phía trên trong mô hình nến này cho thấy khả năng lượng lớn người mua đã bắt đầu thoát vị thế.   

  1. Cách giao dịch với nến shooting star 

Ứng dụng mô hình nến shooting star một cách chính xác sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư nhưng không phải ai cũng biết cách ứng dụng mô hình này một cách hiệu quả. Nhìn chung, để giao dịch với nến shooting star một cách hợp lý nhất, nhà đầu tư có thể làm theo các bước sau đây: 

  • Bước 1 - Xác định tín hiệu nến: nến shooting star thường xuất hiện sau một chuỗi nến tăng liên tục để báo hiệu khả năng giá đảo chiều đi xuống. Vì vậy, các nhà đầu tư cần xác định các tín hiệu giá này trước, rồi xác định sự xuất hiện của nến hammer. 

  • Bước 2 - Đặt lệnh: Sau khi nến shooting star được hoàn thành, các nhà đầu tư có thể tùy theo từng trường hợp mà đặt lệnh như sau: 

  • Trường hợp 1: nến shooting star có giá đóng cửa/mở cửa bằng hoặc gần như bằng với mức giá thấp nhất, các nhà đầu tư có thể thực hiện thoát vị thế ngay tại mức giá đóng cửa nến shooting star. 

Cách đặt lệnh với nến shooting star - 1

  • Trường hợp 2: nến shooting star vẫn còn phần đuôi dưới. Lúc này, nhà đầu tư có thể thực hiện cài lệnh chờ bán Sell Stop ở mức giá thấp nhất của nến shooting star và một lệnh Sell Limit tại mức giá cao nhất của nến shooting star. Lúc này, có hai trường hợp có thể xảy ra: cổ phiếu/tài sản sẽ được tự động bán khi giá ở phiên tiếp sau giảm xuống mức thấp nhất của nến shooting star. Trong trường hợp giá tiếp tục tăng ở phiên sau đó, cổ phiếu sẽ được tự động bán khi giá chạm mức đỉnh của nến shooting star để phòng trường hợp giá quay đầu giảm mạnh từ vị trí này.  

Cách đặt lệnh với nến shooting star - 2

>>>> XEM THÊM: Giao dịch với mô hình nến hammer | Cách vào lệnh và lưu ý khi giao dịch  

  1. Những lưu ý khi giao dịch với nến shooting star 

  • Không nên thực hiện giao dịch chỉ dựa trên tín hiệu từ nến shooting star. Các nhà đầu tư nên cân nhắc kết hợp với các tín hiệu kỹ thuật khác để có thể đưa ra quyết định một cách chính xác nhất. 

  • Thân nến shooting star màu đỏ (nến giảm) sẽ mang dấu hiệu chắc chắn hơn so với thân nến màu xanh (nến tăng) dù cả hai nến đều ám chỉ khả năng giá đảo chiều giảm. 

  • Bóng nến trên càng dài thì tín hiệu đảo chiều của nến shooting star càng mạnh mẽ. 

  • Nến shooting star xuất hiện tại vùng kháng cự sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 

  • Tránh thực hiện giao dịch khi thị trường đang ở trạng thái sideway, tức giá không hình thành một xu hướng cụ thể. Chỉ thực hiện giao dịch với nến shooting star khi có ít nhất ba nến tăng trước đó hoặc khi giá hình thành xu hướng tăng rõ rệt. 

Lưu ý khi giao dịch với nến shooting star

  • Nhà đầu tư có thể kết hợp mô hình nến shooting star với các chỉ báo khác như đường MACD, RSI, RSI phân kỳ để có thể đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác nhất. 

  • Khối lượng giao dịch cũng là một yếu tố quan trọng khi đánh giá tính chính xác từ tín hiệu mà nến shooting star tạo ra. Khối lượng giao dịch tại nến shooting star khi so với các cây nến trước đó càng cao thì khả năng chính xác của nến sẽ càng tăng lên.  

Kết luận 
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về mô hình nến shooting star mà HCT chia sẻ tới bạn đọc để có thể nắm rõ hơn về đặc điểm cũng như cách thực hiện giao dịch tài chính nói chung và giao dịch hàng hóa nói riêng khi gặp phải mô hình này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nội dung bài viết, bạn đọc có thể liên hệ với HCT qua số điện thoại hoặc fanpage dưới đây. Chúc quý bạn đọc đầu tư thuận lợi! 

>>>> XEM THÊM: Phân tích kỹ thuật | Công cụ, phương pháp giúp giao dịch hiệu quả 

>>>>     KHÁM PHÁ THÊM: 

Hàng hóa phái sinh là gì? Ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh với chứng khoán

Hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh kiếm lợi nhuận cao

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là gì? Ưu nhược điểm

Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch hàng hóa 


Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01