Với các diễn biến thương chiến leo thang, thị trường ngày một lo lắng về suy thoái khi các chỉ số chứng khoán giảm sâu trước các bất ổn về thuế quan. Trong bối cảnh này, nhóm kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim) thường thường có những diễn biến giá đặc trưng giúp chúng có được tên gọi “tài sản trú ẩn”.  

Kể từ năm 1970, Mỹ đã trải qua tám lần suy thoái, phân tích lịch sử và do đạc diễn biến giá của các sản phẩm kim loại giúp Nhà đầu tư hiểu cơ chế vận động của từng sản phẩm kim loại quý, từ đó đề ra chiến lược đầu tư phù hợp khi suy giảm kinh tế xảy ra.

Diễn biến các sản phẩm kim loại quý trong các giai đoạn suy thoái kinh tế 

Diễn biến lịch sử của giá vàng trong thời kỳ suy thoái


Trong tám cuộc suy thoái kinh tế hiện đại, có đến sáu lần giá vàng tăng cao hơn so với thời điểm khởi đầu. 

Thống kê này đem đến hy vọng lớn cho nhà đầu tư rằng vàng có xu hướng tăng giá sau mỗi cú sốc kinh tế quan trọng - từ sự kiện 11/9 đến cuộc Đại khủng hoảng tài chính 2008, rồi tới suy thoái do đại dịch Covid-19. Đây là điều tương đối dễ hiểu bởi khi nền kinh tế chững lại và bất ổn gia tăng, nhà đầu tư thường tìm đến vàng như một “nơi trú ẩn” an toàn.

Thêm vào đó, nghiên cứu của Bloomberg so sánh hiệu suất của vàng với S&P 500 trong bảy suy thoái gần nhất cho thấy, nếu nhìn khoảng thời gian 12 tháng trước và 12 tháng sau mỗi đợt suy thoái, vàng đã đánh bại S&P 500 trung bình đến 50%. Rõ ràng, lịch sử chứng minh vàng không chỉ là công cụ phòng ngừa rủi ro mà còn có khả năng bảo vệ và thậm chí gia tăng giá trị danh mục đầu tư trong những giai đoạn khó khăn.

Diễn biến của bạc trong các giai đoạn tăng trưởng kinh tế âm 


Trong các giai đoạn suy thoái, bạc thường không thể hiện được sức mạnh như vàng và thường có đà tăng trễ hơn. Nguyên nhân là do có đến hơn 55% tổng nhu cầu bạc đến từ các lĩnh vực công nghiệp và thương mại, vốn bị thu hẹp đáng kể mỗi khi nền kinh tế chững lại.

Tương tự, trong tất cả các đợt suy thoái kể từ năm 1970 bạch kim cũng phải cần kinh tế phục hồi mới có thể tăng trở lại, do gần 90% nhu cầu bạch kim đến từ ngành sản xuất ô tô, ngành hay bị ảnh hưởng mỗi khi nhu cầu tiêu thụ xe sụt giảm.


Kim loại quý trong thời kỳ chứng khoán sụp đổ 

Thống kê các đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán cho thấy chỉ số S&P đã giảm trung bình 32%, kéo theo sự sụt giảm thậm chí còn sâu hơn tại các thị trường mới nổi, ví dụ như Việt Nam giảm trung bình 39%. Trong các giai đoạn khủng hoảng như vậy, nhóm kim loại quý cho thấy sự phân hóa rõ rệt:

Vàng thường tăng giá trong hầu hết các sự kiện bán tháo thị trường chứng khoán. Thống kê cho thấy chỉ có ba lần vàng giảm, trong đó hai lần giảm ít hơn so với S&P 500.

Bạc thường giảm theo xu hướng chung của thị trường chứng khoán, nhưng một nửa số lần giảm đó lại ít hơn S&P, cho thấy bạc cũng là tài sản giữ được giá trị tốt hơn chứng khoán.

Bạch kim cũng tương tự bạc khi thường giảm giá trong các thời kì sụp đổ, những cũng giữ giá trị tốt hơn chứng khoán.


Nhìn chung, vàng vẫn là sản phẩm hiệu quả nhất trước các cơn bão tài chính. Các kim loại quý khác, thường sụt giảm nhẹ theo thị trường chứng khoán nhưng thường giữ giá tốt hơn và nhanh chóng phục hồi ấn tượng mỗi khi qua giai đoạn đỉnh điểm của sự bất ổn.  Mấu chốt trong đầu tư bạc và bạch kim là phải tránh được thời điểm xấu nhất của suy thoái.

Kim loại quý trong các chu kì cắt lãi suất

Nhiều nhà đầu tư nhận định lấy diễn biến chứng khoán làm thước đo giá thường thiếu chính xác và mang tính chủ quan, không phản ánh được hết hiệu quả của các sản phẩm kim loại quý. Do đó thường dùng thước đo khác là chu kỳ cắt giảm lãi suất của FED trong các giai đoạn suy thoái. 

Do Fed thường cắt lãi suất vài thời điểm kinh tế suy yếu nhất, nên việc dùng mốc so sánh này đã giúp vàng đạt mức tăng trung bình 37% trong vòng 24 tháng kể từ khi bắt đầu 3 chu kì hạ lãi suất gần đây nhất trong quá khứ. Bạc cũng đã ghi nhận mức tăng tương đối tốt, trung bình 32% trong cùng giai đoạn. Mặt khác, nếu tính từ giữa ba chu kỳ hạ lãi suất đó, bạc đã đạt mức tăng trung bình 332%.




Bạch kim cũng thường nhanh chóng phục hồi khi Fed cắt giảm mạnh lãi suất và có thế đạt mức tăng trung bình 118% nếu tính từ giữa chu kì suy thoái.


Kết luận 

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại, rủi ro địa chính trị và triển vọng suy thoái, việc phân bổ đầu tư vào nhóm kim loại quý không chỉ là biện pháp giảm thiểu rủi ro, mà còn mở ra cơ hội sinh lời. 

Vàng vẫn giữ vững vị thế là “tài sản trú ẩn” hàng đầu khi kinh tế suy thoái và thị trường chứng khoán lao dốc. Các kim loại quý khác như bạc và bạch kim cũng thể hiện sức chống đỡ tốt hơn thị trường chứng khoán, nhưng nên chờ tín hiệu  nới lỏng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương để thu được lợi nhuận mong muốn.

Từ năm 2024, Fed đã 3 lần cắt lãi suất. Chu kì cắt giảm lãi suất của Fed sẽ là tín hiệu then chốt để nhà đầu tư bắt được đúng đáy thị trường. Như vậy để đạt được lợi nhuận tối ưu thì đâu mới là điểm giữa chu kỳ nới lỏng lần này?

Để có thêm những nhận định chi tiết về từng sản phẩm kim loại, quý khách hàng vui lòng liên hệ với HCT qua các phương thức dưới đây:

  • Địa chỉ: Tầng 7, số 435 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/ 

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01