Đường là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người. Chính vì thế, hợp đồng tương lai đường cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Sau đây HCT sẽ giới thiệu chi tiết để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này. Cùng khám phá ngay nhé!
>>>> XEM THÊM: Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?

1. Giới thiệu về hàng hóa đường 11

Đường là một trong những loại hàng hóa mang tính cơ bản và thiết yếu trong đời sống hằng ngày. Trên thế giới, hợp đồng tương lai đường được giao dịch phái sinh hàng hóa nhiều nhất là hợp đồng đường 11 (Sugar No.11) trên Sàn giao dịch ICE của New York. Đặc biệt, các loại hợp đồng này cũng được giao dịch khá nhiều trên sàn giao dịch Việt Nam.

Đường 11
Đường 11

2. Chi tiết hợp đồng tương lai đường Hoa Kỳ

Sau đây, hãy cùng HCT tìm hiểu chi tiết hơn về hợp đồng tương lai đường Hoa Kỳ và những tiêu chuẩn đo lường của sản phẩm ngay nhé !

2.1 Chi tiết hợp đồng

Hợp đồng đường số 11 cho phép đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo bảng thông số chi tiết của hợp đồng tương lai đường được cung cấp sau đây nhé!

Hàng hóa giao dịch

Đường 11 ICE US

Mã hàng hóa

SBE

Độ lớn hợp đồng

112 000 pound/ lot

Đơn vị yết giá

cent / pound

Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

14:30 – 00:00 (Ngày hôm sau)

Bước giá

0.01 cent / pound

Tháng đáo hạn

Tháng 3, 5, 7, 10

Ngày đăng ký giao nhận

5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên

Ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng
đáo hạn

Ký quỹ

Theo quy định của MXV

Giới hạn vị thế

Theo quy định của MXV

Biên độ giá

Không quy định

Phương thức thanh toán

Giao nhận vật chất

Tiêu chuẩn chất lượng

Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới

2.2 Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định của đường 11 giao dịch trên Sở giao dịch ICE, sản phẩm phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn giao nhận của ICE về đường mía thô, độ phân cực trung bình của đường 11 phải đạt ít nhất 96%.

Các tiêu chuẩn đo lường đường
Các tiêu chuẩn đo lường đường

>>>> ĐỌC THÊM: Đầu tư nông sản - Xu hướng mới của thị trường hàng hóa

3. Tình hình phát triển và kinh doanh đường 11

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng đường 11, hãy cùng HCT tìm hiểu chi tiết về tình hình kinh doanh và phát triển của các loại đường 11 nhé!

3.1 Nơi trồng trọt

Nơi trồng trọt nguyên liệu sản xuất đường 11
Nơi trồng trọt nguyên liệu sản xuất đường 11

Đường được sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính là mía hoặc củ cải đường. Mía được trồng chủ yếu tại các khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, ưa sáng và cần nhiều nước. Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, lượng đường trong mía chứa khoảng từ 10% - 12%. Mía được trồng nhiều tại các khu vực như Châu Á, Châu Mỹ – Latinh và Châu Phi.

Củ cải đường là nông phẩm được trồng chủ yếu tại khu vực có khí hậu ôn đới và lạnh như Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Lượng đường trong củ cải đường chứa khoảng từ 14% – 18%.

3.2 Khả năng thu hoạch

Thời gian thu hoạch của mía và củ cải đường sẽ khác nhau. Đến mùa sau khi trồng khoảng 12 – 16 tháng, nông dân sẽ thu hoạch mía thủ công hoặc bằng máy. Sau đó, họ sẽ vận chuyển mía đến nhà máy ép trong vòng 16 tiếng để tránh lượng đường trong mía bị giảm. Trong khi đó, thời gian thu hoạch của củ cải đường ngắn hơn thời gian thu hoạch mía, củ cải đường được thu hoạch sau 5 - 6 tháng trồng trọt.

Khả năng thu hoạch đường
Khả năng thu hoạch đường

3.3 Chế biến

Về cơ bản, quy trình sản xuất đường từ củ cải đường hay mía khá giống nhau. Ban đầu mía và củ cải đường đều được xay ép, lắng lọc, nấu đường, ly tâm. Tiếp sau đó, chúng sẽ được sấy khô để tạo thành phẩm là đường thô. Cuối cùng từ đường thô sản xuất ra đường tinh luyện.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Hợp đồng tương lai ngô, bắp khi giao dịch đầy đủ, chi tiết nhất

3.3.1 Đường thô

Đường thô là đường sacaroza được làm sạch, sau đó kết tinh. Đường thô có độ Pol  từ 96% – 99%. Tinh thể của nó có bám một lớp mật đường màu vàng, thường được dùng làm nguyên liệu để sản xuất đường tinh luyện.

Đường thô
Đường thô

>>>> XEM THÊM: Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? Đặc thù, quy định

3.3.2 Đường tinh luyện

Trong thành phần của đường thô vẫn còn chứa mật rỉ, vì vậy sản phẩm này cần phải trải qua công đoạn loại bỏ tạp chất và tẩy màu để thành đường tinh luyện. Đường tinh luyện thành phẩm có độ Pol lớn hơn 99%. Đây là loại đường thường được sử dụng chủ yếu trong tiêu dùng hằng ngày. Bên cạnh đó, đường thô còn là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát.Đường tinh luyện

Đường tinh luyện
>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Sở giao dịch hàng hóa HCT là gì? Đặc điểm & chức năng chi tiết

3.4 Tình hình xuất nhập khẩu

Đường là nông sản quan trọng được giao dịch trên toàn thế giới. Cụ thể có đến 71% lượng đường được tiêu thụ ngay tại quốc gia sản xuất nên quy mô thương mại đường thế giới sẽ giao động khoảng trên dưới 60 triệu tấn và 24 tỷ USD hằng năm.

Ngay cả những quốc gia sản xuất đường lớn nhất như Ấn Độ (~14,6% tổng sản lượng) hay Trung Quốc (~8,5%), do nhu cầu tiêu thụ nội địa quá lớn nên bắt buộc cũng phải nhập khẩu ròng đường mỗi năm.Tình hình xuất nhập khẩu đường

Tình hình xuất nhập khẩu đường

Niên vụ 2017/18, sản lượng đường toàn cầu tăng hơn 20 triệu tấn (+11,8% yoy), đạt mức kỷ lục gần 195 triệu tấn đường (theo USDA), từ 05 triệu ha củ cải và 27 triệu ha mía. Tiêu thụ đường toàn cầu tăng nhẹ, đạt hơn 174 triệu tấn (+1,7% yoy).

Đường được giao dịch từ 55 – 60 triệu tấn mỗi năm (~30% sản xuất). Các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ đường lớn hơn so với sản lượng sản xuất nội địa như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ phải nhập khẩu đường hàng năm, phụ thuộc vào nguồn cung cấp đường từ các quốc gia xuất khẩu như Brazil và Thái Lan.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? Đặc thù, quy định

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá

Cũng như các sản phẩm khác, giá thành của đường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Để tránh được các rủi ro về biến động giá cả, nhà đầu tư cần nắm rõ các yếu tố gây ảnh đến ngô, cụ thể như sau :

    Nhu cầu tiêu thụ đường: Áp dụng quy luật cung cầu, nếu lượng nhu cầu tăng thì giá thành tăng và ngược lại.

  Đồng real Brazil: Brazil là nước xuất khẩu đường nhiều nhất nên giá đường bị ảnh hưởng nhiều bởi tiền tệ của Brazil.

  Trợ cấp và thuế quan: Chính sách của nhà nước làm thay đổi giá đường. Nếu nhà nước các nước sản xuất giảm mức trợ cấp cho nông dân thì sản đường đường giảm dẫn đến giá thành tăng.

● Ý thức sức khỏe: Tiêu thụ đường nhiều dẫn đến nhiều bệnh về sức khỏe. Vì vậy khi con người hạn chế sử dụng thì sản lượng tiêu thụ giảm, từ đó mức giá có thể giảm.

 Nhu cầu Ethanol: Đường là một trong các nguyên liệu sản xuất Ethanol, nếu nhu cầu ethanol cao thì nhu cầu về đường càng nhiều, dẫn đến giá thành đường cao.

 Đồng USD Mỹ: Đường cũng giống như các mặt hàng khác, bị ảnh hưởng bởi đồng USD Mỹ.

Yếu tố ảnh hưởng đến mức giá
Yếu tố ảnh hưởng đến mức giá

Qua những chia sẻ ở trên, chúng tôi hy vọng những thông tin này đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng tương lai đường Hoa Kỳ trên sàn giao dịch và chọn được cách đầu tư phù hợp. HCT luôn tự hào là một thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam và là nơi đầu tư uy tín cho nhà đầu tư

Thông tin liên hệ:    

      Địa chỉ: 151 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh

      Hotline: 1900 636 909        

     Website: https://hct.vn/