Biểu đồ hàng hóa phái sinh là một công cụ quan trọng đối với các trade dùng để phân tích kỹ thuật. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng và xem biểu đồ hàng hóa phái sinh trước khi thực hiện giao dịch như thế nào? Hãy cùng HCT tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây ngay nhé!

1. Biểu đồ nến (Candlesticks Chart)

Định nghĩa:

Biểu đồ nến là biểu đồ được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới và là biểu đồ được các trader sử dụng nhiều nhất trong quá trình phân tích kỹ thuật giúp nhận định thị trường. Biểu đồ nến thể hiện được sự biến động giá trong một khung thời gian cụ thể, nhất định.

Đặc điểm:

Cấu tạo của một biểu đồ nến bao gồm 4 thông tin, đó là:

         Open: Giá mở cửa.

         Low: Giá thấp nhất.

         High: Giá cao nhất.

         Close: Giá đóng cửa.

Ví dụ:

biểu đồ hình nến
Ví dụ về biểu đồ hình nến

Ưu điểm:

Khắc phục được các nhược điểm của biểu đồ thanh đó là việc hiển thị rõ giá mở cửa và giá đóng cửa. Cụ thể các ưu điểm nổi trội như sau:

   Thanh giá: Giá mở cửa được thể hiện dưới dạng gạch ngang phía bên trái của thanh và giá đóng cửa được thể hiện dưới dạng gạch ngang phía bên phải của thanh.

    Nến nhật: Giá mở cửa và giá đóng cửa được xác định dựa vào màu sắc của thân nến. Khi thân nến màu trắng hoặc xanh thì nến tăng, giá bên dưới là giá mở cửa và giá ở trên là giá đóng cửa. Ngược lại, khi thân nến chuyển qua màu đen hoặc đỏ chứng tỏ rằng giá đang giảm, giá bên trên sẽ là giá mở cửa, bên dưới là đóng cửa.

Nhược điểm:

     Nến Nhật chỉ thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể chứ không thể hiện được xu hướng của giá. Do đó khi phân tích, nhà đầu tư không chỉ nhìn vào cây nến hiện tại mà còn phải nhìn vào tổng thể và những cây nến trong quá khứ để xác định đúng xu hướng.

      Nến không thể hiện được những chuyển động giá bên trong. Vì thế khi phân tích trên biểu đồ và mô hình nến Nhật, bạn cần kết hợp quan sát trên nhiều khung thời gian khác nhau để có thể nhìn nhận rõ và chính xác hơn những hành vi của giá.

2. Biểu đồ đường (Line chart)

Định nghĩa:

Biểu đồ đường (Line chart) là loại biểu đồ đơn giản nhất. Cụ thể, chúng sẽ có những đường nối từ giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp theo trong cùng một khung thời gian nhất định.

Các đặc điểm:

Đây là biểu đồ đơn giản. Chúng cung cấp cho nhà giao dịch có cái nhìn nhanh về xu hướng thị trường chính dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự. Nếu bạn muốn xem thị trường một cách nhanh nhất thì biểu đồ đường là sự lựa chọn hoàn hảo trong trường hợp này.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? Đặc thù, quy định

Ví dụ:

Với biểu đồ đường khung một giờ, bạn chỉ biết được giá đóng cửa sau 1 giờ, nhưng không biết rõ giá đã biến động tăng/giảm như thế nào trong 1 giờ đó.

biểu đồ đường line chart
Ví dụ về biểu đồ đường

Ưu điểm:

Giúp các nhà giao dịch nhìn nhận được xu hướng thị trường một cách nhanh chóng và dễ dàng về sự tăng lên, giảm xuống hay sideways.

Nhược điểm:

Biểu đồ đường không thể hiện rõ về các biến động giá trong khung thời gian.
>>>> ĐỌC THÊM: Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh làm giàu cho người mới

3. Biểu đồ thanh (Bar chart)

Định nghĩa:

Biểu đồ thanh Bar chart giúp thể hiện rõ các mức giá của một loại hàng hóa phái sinh trong một điểm thời gian nhất định. Cụ thể đó là giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

       Phần dưới cùng của thanh (Low) sẽ thể hiện mức giá giao dịch thấp nhất trong khung thời gian thực hiện giao dịch. 

       Phần trên cùng của thanh (Hight) sẽ thể hiện mức giá giao dịch cao nhất trong khung thời gian thực hiện giao dịch.

       Thanh gạch ngang bên phải của thanh là giá đóng cửa (Close) và bên trái  là giá mở cửa (Open).

Đặc điểm:

Biểu đồ thanh là tập hợp của các thanh giá, mỗi thanh sẽ hiển thị các biến động giá trong khoảng thời gian nhất định. Mỗi thanh có một đường thẳng đứng để thể hiện rõ mức giá cao nhất và thấp nhất đạt được trong một khoảng thời gian. Biểu đồ này thể hiện được bốn mức giá của hàng loạt các sản phẩm như:

         Giá mở cửa

         Giá đóng cửa

         Giá cao nhất

         Giá thấp nhất

Tùy thuộc vào từng khung giờ giao dịch khác nhau mà thanh biểu thị sự chuyển động giá trong khung thời gian đó cũng khác nhau.
>>>> XEM NGAY: Giao dịch năng lượng là gì? Cách thức giao dịch tại HCT

Ví dụ:

biểu đồ thanh bar chart
Ví dụ về biểu đồ thanh

Ưu điểm:

Biểu đồ thanh giúp các nhà giao dịch biết rõ về bốn yếu tố mức giá đó là giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.

Nhược điểm:

Mặc dù biểu thị chi tiết về sự biến động giá nhưng khá khó để có thể nhận biết được rằng giá tăng hay giảm trong khung thời gian.

4. Chi tiết các khu vực trên biểu đồ

Các khu vực trên biểu đồ được chia làm hai khu vực đó là khu vực Top Toolbar và khu vực Left Toolbar. Cụ thể như sau:

4.1 Khu vực Top Toolbar

Khu vực Top Toolbar
Khu vực Top Toolbar

Nhìn vào thanh Top Toolbar trên biểu đồ Tradingview, bạn sẽ thấy một loạt các công cụ khác nhau với từng tính năng cụ thể như sau:

  1. Chọn loại hàng hóa:

     Đây là nơi để bạn chọn nhanh những loại hàng hóa hay một mã chứng khoán bằng cách điền tên vào đó mà không phải chọn giữa một danh sách dài.

  2. Chọn khung thời gian:

     Đây là mục để bạn có thể thay đổi khung thời gian của biểu đồ theo ý muốn. Chúng cho phép bạn được lựa chọn nhiều khung thời gian khác nhau như 30 giây, 1 giờ, 1 ngày,…

  3. Thay đổi dạng biểu đồ:

     Bạn có thể chọn biểu đồ thanh, biểu đồ nến hay biểu đồ đường… 

  4. So sánh hoặc thêm mã giao dịch:

     Đây là mục để bạn thêm một sản phẩm hay mã giao dịch lồng vào biểu đồ mà bạn đang theo dõi để so sánh. Tính năng này rất hữu dụng giúp bạn có thể nhìn thấy sự tương quan giữa các cặp tiền với nhau.

  5. Các chỉ số và chiến lược: 

    Đây là công cụ giúp bạn có thể thêm các chỉ báo và công cụ phân tích. Bạn có thể thêm các indicator cụ thể như Bollinger Bands, Moving Average, RSI, MACD hay Ichimoku,…

  6. Mẫu chỉ báo: 

    Là nơi bạn thêm vào những mẫu biểu đồ có sẵn và lưu những mẫu biểu đồ của bạn.

  7. Thiết lập cảnh báo:

     Bạn có thể cài đặt những loại cảnh báo được hiển thị trên nền web hoặc gửi thông báo qua địa chỉ email của bạn.

  8. Thanh phát lại:

     Đây là tính năng cực kỳ tiện lợi và bạn có thể chọn một mốc thời gian nào đó trên biểu đồ, công cụ này sẽ cắt đi hết phần biểu đồ sau đó cho bạn.

  9. Chọn bố cục:

     Nút này có tính năng thiết lập bố cục cho biểu đồ của bạn.

  10. Lưu biểu đồ:

     Cho phép bạn lưu biểu đồ của mình, mở một biểu đồ mới hoặc tạo bản sao…

  11. Cài đặt biểu đồ:

     Bạn có thể chọn màu sắc cho thanh nến, cài hình nền đường lưới dọc, ngang…

  12. Chụp ảnh tức thì:

     Công cụ này cho phép bạn chụp nhanh biểu đồ của mình và chia sẻ chúng lên Twitter chỉ với 1 lần nhấn.

  13. Xuất bản ý tưởng:

     Bạn sẽ chia sẻ biểu đồ mà bạn đã phân tích với mọi người.

>>>> THAM KHẢO THÊM: Giao dịch dầu thô | Báo giá & cách đầu tư WTI, Brent hiệu quả

4.2 Khu vực Left Toolbar

 Khu vực Left Toolbar
 Khu vực Left Toolbar

Đây là khu vực cung cấp cho bạn toàn bộ những công cụ để sáng tạo vẽ vời, ghi chú trên biểu đồ của mình.

  1. Các công cụ đường xu hướng:

     Công cụ này giúp bạn vẽ các đường trên biểu đồ dễ dàng hơn như đường mũi tên, đường xu hướng, đường nằm ngang, kênh giá…

  2. Các công cụ Gann & Fibonacci:

     Hỗ trợ bạn vẽ các mô hình Gann như mô hình hộp Gann, mô hình Pitchfork, quạt Gann, Fibonacci Retracement, Fibonacci Extension,…

  3. Công cụ vẽ các dạng hình học:

     Công cụ này sẽ hỗ trợ bạn biểu diễn các dạng hình học trên biểu đồ cụ thể như hình tam giác, hình chữ nhật, hình elip, các đường cong, đường vòng cung…

  4. Công cụ chú thích: 

    Giúp bạn ghi lại các đoạn diễn giải, ghi chú, bình luận, chú thích vào các phân tích, đặt các mũi tên hay cờ đánh dấu để thể hiện rõ ràng biểu đồ của mình.

  5. Công cụ vẽ mô hình:

     Tại đây có đầy đủ các công cụ vẽ những mẫu hình phổ biến nhất như mô hình tam giác, mô hình ABCD, mô hình vai đầu vai và các loại mô hình sóng Elliott…

  6. Các công cụ dự đoán và đo đạc:

     Đây là công cụ hữu ích giúp bạn có thể đo các mức đặt Stop loss hoặc Take Profit, đo tỷ lệ Risk:Reward một cách trực quan. Ngoài ra, bạn cũng có thể đo phạm vi thời gian hay khoảng giá dao động trên biểu đồ tùy ý.

  7. Các biểu tượng:

    Ngoài những công cụ vẽ vời và khả năng thay đổi màu sắc thì chúng còn cung cấp thêm cho người dùng các biểu tượng icon để bạn có thể tự do cá nhân hóa biểu đồ phân tích của mình.

  8. Công cụ đo lường:

     Công cụ này hỗ trợ bạn đo biên độ của một khoảng giá trong thời gian nhất định như là trong bao nhiêu cây nến, bao nhiêu ngày, biên độ của cây nến là bao nhiêu.

  9. Công cụ phóng to biểu đồ:

     Công cụ này giúp bạn phóng to hoặc thu nhỏ biểu đồ của một khoảng thời gian mà bạn tùy chọn.

  10. Chế độ Magnet:

     Đây là chế độ giúp “bắt các đường vẽ” của các công cụ vào đường giá. Nếu bạn biết AutoCAD thì chế độ này gần giống với chế độ bắt điểm trong AutoCAD vậy.

  11. Giữ nguyên chế độ vẽ:

     Trường hợp muốn vẽ nhiều đường trendline lên biểu đồ, mỗi lần vẽ xong một trendline, bạn sẽ phải chọn lại công cụ để tiếp tục vẽ. Khi sử dụng tính năng này, bạn vẽ xong 1 trendline có thể tiếp tục vẽ những trendline khác mà không phải chọn lại công cụ.

  12. Khóa tất cả các công cụ vẽ:

     Công cụ này giúp bạn cố định các đường được vẽ trên biểu đồ, tránh trường hợp dịch chuyển ngoài ý muốn.

  13. Ẩn tất cả các công cụ vẽ:

     Công cụ này giúp tạm ẩn toàn bộ những công cụ mà bạn đã thể hiện trên biểu đồ (vẫn sẽ giữ lại các chỉ báo nhé)

  14. Công cụ xóa:

     Đây là biểu tượng thùng rác sử dụng để xóa.

Qua bài viết trên, HCT hy vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về biểu đồ hàng hóa phái sinh và giúp các nhà đầu tư nắm bắt đầy đủ các thông tin cần thiết về cách sử dụng công cụ này một cách tối ưu nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm về các công cụ phân tích kỹ thuật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tận tình nhé!

Thông tin liên hệ:

Hồ Chí Minh: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900.636.909

Website: https://hct.vn/