Giá dầu thô đã tăng nhẹ ở đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai tại châu Á, được thúc đẩy bởi những lo ngại về việc xung đột ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung ở các nước sản xuất chính trong khu vực, cùng với đó là kỳ vọng về sự hỗ trợ từ đợt giảm lãi suất của Mỹ vào tuần trước. 

Giá dầu thô tăng nhẹ vào thứ Hai 23/9

Giá dầu Brent tương lai giao thang 11 đã tăng 20 cent, tương đương 0.3% lên mức 74.69 USD/thùng theo ghi nhận lúc 7h45 sang nay, trong khi giá dầu thô WTI giao tháng 11 tăng 22 cent, tương đương 0.3%, lên mức 71.22 USD/thùng. 

Cả hai hợp đồng đều đã tăng giá trong phiên trước đó nhờ sự hỗ trợ từ quyết định cắt lãi suất tới 0.5% của Fed và sự sụt giảm trong nguồn cung của Mỹ sau thiệt hại do bão Francine gây ra. Tuần trước cũng đánh dấu tuần thứ hai liên tiếp giá dầu thô tăng. 

Thứ Tư tuần trước, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt lãi suất của Mỹ 0.5%, mức giảm lớn hơn so với đa số kỳ vọng trước đó. 

Lãi suất giảm  thường thúc đẩy các hoạt động kinh tế cũng như nhu cầu năng lượng, tuy nhiên các nhà phân tích và nhà giao dịch đang lo ngại rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ chứng kiến một thị trường việc làm chậm chạp hơn. 

“Tâm lý thị trường được hỗ trợ bởi quyết định hạ lãi suất giữa bối cảnh những hi vọng về việc lãi suất thấp hơn sẽ giúp nền kinh tế có được soft landing”, ANZ cho biết. 

ANZ cũng cho biết rằng cuộc chiến giữa Iran và lực lượng quân đội Hezbollah đã dấy lên những lo ngại về việc cuộc xung đột này sẽ kéo theo Iran, một nhà sản xuất dầu thô lớn trong khu vực, vào cuộc. 

Căng thẳng Trung Đông tiếp tục hỗ trợ giá dầu

Hezbollah, một lực lượng quân sự được hậu thuẫn bởi Iran đóng quân tại Lebanon, và Israel đã liên tục giao tranh cho đến ngày chủ nhật, khi lực lượng này bắn các tên lửa vào sâu khu vực lãnh thổ phía Bắc Israel trong khi ở chiều ngược lại, Lebanon đã phải hứng chịu những đợt đánh bom khốc liệt nhất trong suốt gần 1 năm căng thẳng. 

Sự căng thẳng ở Trung Đông đã leo thang mạnh mẽ trong tuần vừa qua sau khi hàng ngàn máy nhắn tin và bộ đàm ở Lebanon đã bị nổ tung. Israel, bị đổ lỗi rộng rãi về cuộc tấn công này, vẫn chưa lên tiếng thừa nhận hay từ chối trách nhiệm.