Thái độ rõ ràng về tiến trình thay đổi lãi suất từ Fed và BOJ
Powell từ Jackson Hole: Fed chuyển trọng tâm ưu tiên sang thị trường lao động
Các ý tưởng chính trong bài phát biểu của Powell:
Đã đến lúc cắt lãi suất
Không muốn thị trường lao động đi xuống tiếp
Lạm phát trên đà về 2%
Kinh tế chậm lại là rõ ràng
Rủi ro lạm phát giảm, rủi ro kinh tế tăng
Thời điểm và tốc độ cắt lãi suất sẽ dựa vào dữ liệu
Sẽ cố gắng hỗ trợ kinh tế không đi vào suy thoái
Ngoài việc tuyên bố Fed sẵn sàng cắt lãi suất từ tháng 9, thông điệp còn lại mà Powell muốn đưa ra khá rõ ràng chính là: Fed đang chuyển từ cân bằng giữa 2 rủi ro: lạm phát và bình ổn thị trường lao động sang nghiêng về ưu tiên bảo vệ thị trường lao động hơn.
Thị trường lao động: số liệu sửa đổi tuần qua dưới góc nhìn của Fed
Phát biểu trên của Powell diễn ra 1 ngày sau khi Cục thống kê lao động (BLS) đưa ra mức sửa đổi việc làm chuẩn (benchmark revision) cho giai đoạn T3/2023 - T3/2024 với con số giảm khá lớn.
Dữ liệu sửa đổi số lượng việc làm chuẩn của BLS cho thấy thị trường lao động yếu hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu:
Số lượng việc làm thực tế giảm -818,000 trong giai đoạn tháng 3/2023 - tháng 3/2024 (con số lớn thứ 2 trong lịch sử).
Trước sửa đổi, số liệu ban đầu cho thấy nước Mỹ có thêm +2.9 triệu việc làm/bảng lương trong giai đoạn này (trung bình ~+242,000 việc làm/ tháng)
Sau sửa đổi: trung bình tăng trưởng chỉ còn ~+174,000 việc làm / tháng.
=> đây vẫn là tốc độ tuyển dụng khá lành mạnh của nền kinh tế… Do vậy, như Powell nêu ra:
“Tỷ lệ thất nghiệp tăng không phải do sa thải hàng loạt (như những giai đoạn suy thoái) mà phần lớn do nguồn cung lao động tăng lên và nhu cầu tuyển dụng nóng của doanh nghiệp đã chậm lại.”
Từ cuối năm 2022, nguồn cung lao động tại Mỹ đã tăng lên để bù đắp lượng lao động thiếu hụt sau Covid.
Nhiều trong số đó là lao động nhập cư…
Và từ thời điểm này trở đi, thị trường lao động mới bắt đầu trên đà bình thường hóa:
Do đó, hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.3% nhưng thất nghiệp do sa thải vẫn chưa tăng lên như các đợt suy thoái trước:
→ Do vậy, với Fed: Việc cắt lãi suất vào tháng 9 là hoàn toàn để bảo vệ thị trường lao động, hơn là lo ngại suy thoái.
Bởi lẽ, hiện tại tiêu dùng và GDP của Mỹ vẫn tăng trưởng khá tốt để Fed tiếp tục mơ về soft-landing…
Doanh thu bán lẻ tại Mỹ tháng 7 vẫn tăng cao: +1% m/m và +2.7% y/y (cao dự đoán +0.3% m/m và +1.8% y/y)
GDP quý II/2024: +2.8% Q/Q annualized, cũng vượt dự báo (+2.0% Q/Q).
Alert: Số liệu sửa đổi GDP Quý 2/2024 sẽ được công bố vào thứ 5 tuần tới (ngày 09/29).
Vậy vì sao nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng tốt + tỷ lệ thất nghiệp dù đã tăng lên 4.3% nhưng vẫn là mức thấp, mà Fed lại phải ưu tiên bảo vệ thị trường lao động?
Đơn giản vì, việc thất nghiệp tăng lên, dù là sa thải hàng loạt… hay chỉ do cung lao động tăng và thị trường lao động bình thường hóa…, thì đều ám chỉ nhiều gánh nặng hơn cho nền kinh tế và an sinh xã hội!
Nhưng quan trọng hơn là tăng trưởng lao động - chi tiêu tiêu dùng (ảnh hưởng đến suy thoái) là một vòng tròn khép kín:
Nhiều người thất nghiệp hơn giai đoạn trước… đồng nghĩa với chi tiêu của toàn dân cũng giảm!
Chi tiêu toàn dân có dấu hiệu giảm thì doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất => sa thải nhiều hơn!
Lúc này, tỷ lệ thất nghiệp sẽ thực sự tăng cao!
Còn chưa kể, báo cáo sửa đổi bảng lương chuẩn từ BLS cho thấy một thị trường lao động không quá bền vững:
Việc sửa đổi giảm bảng lương ngành dịch vụ giải trí và du lịch khá lớn:
cho thấy nhiều công việc part-time ngành này chỉ tạo thu nhập ngắn hạn cho người lao động.
i.e., số lượng bảng lương part-time dễ dàng thay đổi - khiến BLS thường xuyên phải sửa đổi dữ liệu trong ngắn hạn.
Số lượng nhân viên chính phủ và y tế vốn đã tăng - lại được tiếp tục sửa đổi tăng cao: càng cho thấy chính phủ đang “trợ cấp việc làm” cho nền kinh tế!
Vì sự không bền vững trên, Powell đã nhấn mạnh trong phát biểu tại Jackson Hole:
Fed không mong đợi hoặc hoan nghênh việc hạ nhiệt hơn nữa của thị trường lao động!
FYI: Dữ liệu về lao động tháng 8 sẽ là trọng điểm quan tâm của Fed trong FOMC ngày 09/17-18.
Vậy Fed sẽ cắt lãi suất ở mức -25bps hay -50bps vào tháng 9?
Fed có nhiều khả năng hơn để chỉ cắt -25bps lãi suất vào tháng 9 bởi lẽ:
Việc cắt lãi suất -50bps đồng nghĩa với việc đưa ra tín hiệu xấu rằng: Fed đang “vội” cắt do lo sợ suy thoái lao động – trong khi thực tế thì Fed vẫn còn mong chờ soft-landing.
Phần lớn các thành viên của Fed đều ám chỉ việc cắt lãi suất “từ từ” và trên cơ sở các phương pháp/mô hình kinh tế (“gradual” and “methodical”).
Do vậy, dữ liệu thất nghiệp và lạm phát sắp tới (hai inputs quan trọng trong mô hình của Fed) sẽ quyết định trực tiếp mức cắt lãi suất lần này!
Tuy nhiên 2 dữ liệu này sẽ không mang lại quá nhiều bất ngờ do: Tháng 8 vẫn trong kỳ nghỉ hè nên sẽ không có nhiều cú shock lớn về tiêu dùng dẫn đến doanh nghiệp sa thải hàng loạt!
Thông điệp của Ueda từ Nhật Bản: BOJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất!
Thống đốc Ueda của BOJ đã khẳng định tại cuộc điều trần trước Quốc Hội Nhật Bản (ngày 08/23): BOJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất để phù hợp với các dữ liệu kinh tế!
Ý nghĩa của các thông điệp từ Powell và Ueda đối với thị trường
Vậy, với các thông điệp pivot rõ ràng và mạnh mẽ đồng thời từ cả Powell lẫn Ueda, thị trường có thể mong chờ nhừng điều gì sẽ xảy ra vào cuối năm nay?
(1) Yen Carry Trade sẽ tiếp tục được đảo ngược hoàn toàn
Việc BOJ tăng lãi suất + Fed giảm lãi suất cùng 1 lúc: sẽ khiến Yen Carry Trade sẽ tiếp tục được đảo ngược!
Thị trường có thể crash nhẹ do ảnh hưởng cộng dồn trong quyết định của 2 ngân hàng Trung Ương.
Nhưng các đợt crash của thị trường sẽ càng ngày càng giảm đi do:
Nhà đầu tư đã nhận được tín hiệu từ Ueda và Powell - đặc biệt trong các phát biểu tuần qua:
=> họ sẽ đảo ngược Yen Carry Trade từ từ để tránh bị lỗ bất ngờ như ngày 08/05.
Thực tế, Yen Carry Trade thực sự đang được đảo ngược từ từ sau ngày 08/05:
Các nhà đầu cơ đã quay trở lại “long” đồng Yen (net position) kể từ đầu năm 2021.
Và về lâu dài, giá trị đồng Yen sẽ ngày càng tăng, sau khi BOJ hoàn toàn đảo ngược quá trình QE hiện tại và tăng lãi suất đủ cao.
(2) Thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ cho đến cuối năm… nếu Fed vẫn duy trì được soft-landing trong năm nay
Số liệu từ The Macro Butler - chỉ mang tính tham khảo, số liệu quá khứ không phản ánh xu hướng tương lai!
Trong 8 chu kỳ cắt lãi suất của FED (kể từ năm 1984), SPX trung bình tăng 2% trong 3 tháng đầu và 11% trong 12 tháng sau lần cắt giảm đầu tiên của Fed.
Kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất thậm chí còn khiến thị trường tăng điểm trước khi Fed thực sự cắt lãi suất.
FYI: Utility, Commercial Service và Health Care là 3 khối ngành có mức tăng trưởng mạnh nhất trong 3 tháng sau lần Fed cut đầu tiên…
Tuy nhiên, việc thị trường rally bền vững chỉ xảy ra với điều kiện là không có suy thoái hay khủng hoảng tài chính!
Cuộc khủng hoảng bong bóng BĐS tại Mỹ năm 2007 đã khiến SPX giảm -24% trong 12 tháng tiếp theo sau khi Fed cắt lãi suất!
Tương tự với đợt Khủng hoảng Dotcom năm 2000!
Và khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ vẫn còn đó:
Số lượng các tiểu bang tại Mỹ báo cáo sự thay đổi tiêu cực trong các chỉ số kinh tế tức thời (coincident economic indexes) đã tăng lên 22/51.
Tăng trưởng chậm lại trong các ngành dịch vụ du lịch trong mùa cao điểm năm nay cũng cảnh báo sự thoái trào của chi tiêu tiêu dùng:
(3) Thị trường trái phiếu cân bằng trở lại - cơ hội cho Yellen tái cấu trúc nợ công
Và việc lãi suất giảm thì luôn đi kèm với giá trái phiếu tăng:
Thứ 6 tuần qua, kỳ vọng Fed cắt lãi suất đã khiến lợi tức trái phiếu giảm mạnh
Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tuần tới và cho đến cuối năm nay:
Khi nhà đầu tư muốn khóa mức lợi tức cao trước khi Fed cắt lãi suất xuống thấp – đặc biệt hõ sẽ muốn mua vào trái phiếu có thời hạn đáo hạn dài hơn…
=> điều này sẽ khiến cho nhu cầu về trái phiếu tăng lên, làm giảm lợi tức xuống nhanh chóng… trước cả khi Fed thực sự cắt lãi suất!
Có lẽ, đây là thời điểm để Yellen bắt đầu giảm phát hành T-Bill và tăng phát hành T-bonds and Notes để tái cấu trúc lại nợ công của Mỹ!