Tuần qua, sàn chứng khoán Hongkong và Trung Quốc nhộn nhịp trở lại trong động thái bất ngờ của PBOC khi tiến hành cắt lãi suất khá đột ngột.
Không chỉ vậy, có khá nhiều hành động mang tính “lần đầu tiên” của PBOC như: giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng một lúc, hay cắt giảm lên tới -30bps lãi suất cơ bản thời hạn 1 năm… được thực hiện.
Điều này làm thị trường sôi động trở lại, nhưng lại dấy lên nghi ngờ đối với các nhà kinh tế rằng: Liệu Ngân hàng Trung Ương của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có đang trở lên mất kiểm soát đối với tình hình thiểu phát tại đây?
Đặc biệt khi tuần trước đó, 3 ngân hàng đầu tư lớn (Morgan Stanley, Golden Sachs & Citi) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia này. Nghi ngờ này càng được gia tăng, khi bộ tài chính Trung Quốc vội vã phát hành thêm khoản nợ trái phiếu diêu dài hạn khổng lồ để tài trợ cho “lời hứa” kích thích tài khóa từ chính quyền Trung Ương.
Trung Quốc vội vã xoay trục chính sách như thế nào?
Sau một thời gian dài hạn chế việc giảm lãi suất và kích thích tài khóa, Trung Quốc đột nhiên quay đầu trong hàng loạt các chính sách lãi suất tiền tệ mạnh mẽ chưa từng có.
Time-line của các chính sách được đưa ra trong tuần qua
Ngày 23/9: Ngân hàng trung Ương Trung Quốc (PBOC) công bố chiến dịch thay đổi mục tiêu chính sách táo bạo nhất trong nhiều thập kỷ, bao gồm:
(1) Chính sách lãi suất - tiền tệ
Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (reserve requirement ratio- RRR) -50bps đối với các ngân hàng thương mại.
Cắt giảm lãi suất siêu ngắn hạn (lãi suất cho các khoản repos 7 ngày): -0.2% và hứa hẹn có thể sẽ cắt giảm -0.2% đến -0.25% lãi suất vay cơ bản (loan prime rate).
Sẽ bổ sung nguồn vốn Tier 1 cho sáu ngân hàng thương mại lớn nhất
=> Đây là lần đầu tiên PBOC giảm RRR và lãi suất ngắn hạn cùng một lúc
Còn chưa kể, đây cũng được coi là PBOC đang cắt lãi suất khẩn cấp. Vì trong cuộc họp chính thức trước đó (ngày 09/20), PBOC vẫn quyết tâm giữ các mức lãi suất (ngắn - dài hạn) không đổi do lo sợ Liquidity Trap.
(2) Bình ổn thị trường chứng khoán:
PBOC tung gói cứu trợ 500 tỷ CNY (71 tỷ USD) để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Theo thông tin Bloomberg, gói cứu trợ ban đầu lên tới 800 tỷ CNY!
Thiết lập cơ chế hoán đổi (swap facility) cho phép các công ty chứng khoán, quỹ và bảo hiểm vay nợ có thế chấp từ PBOC để mua cổ phiếu.
Kế hoạch thành lập quỹ dự để bình ổn giá cổ phiếu.
Ủy ban chứng khoán Trung Quốc khẳng định sẽ có thay đổi về cơ chế quản lý các hoạt động M&A.
(3) Bình ổn thị trường BĐS:
Giảm lãi suất vay mortgage - tương đương với tổng giá trị giảm lên đến USD 5.3 nghìn tỷ nếu tính theo giá trị BĐS hiện hành (check nguồn: Bloomberg).
Giảm thiểu các điều kiện cho người dân để mua căn nhà thứ 2.
Ngày tiếp theo 24/09: PBOC tiếp tục cắt lãi suất chính sách 1Y : từ 2.3% xuống còn 2%.
Mức cắt lãi suất -30bps là mức cắt lớn nhất chưa từng có của PBOC! (… kể từ khi Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh lãi suất qua chính sách tiền tệ năm 2016)
Ngày 26/09: Bộ Chính trị gồm 24 thành viên cũng hứa hẹn sẽ tung ra nhiều gói kích thích tài khóa với cam kết đầu tiên là ngăn chặn giá bất động sản “giảm”
Bộ Chính Trị cũng nhấn mạnh sẽ cố gắng giải quyết “mối quan tâm hàng đầu của dân chúng” này!
Tuy nhiên, họ lại không nói rõ khi nào và giá trị của gói kích thích sẽ được đưa ra.
Cùng ngày: Reuter đưa tin rằng Bộ Tài Chính Trung Quốc đang lên kế hoạch phát hành thêm CNY 2000 tỷ (USD 284 tỷ) nợ công siêu dài hạn, có thể là để tài trợ cho các gói kích thích kinh tế kể trên?
Phản ứng thị trường
CSI300 tăng điểm trong ngày 09/24 mạnh nhất kể từ tháng 7/2020… và tiếp tục leo cao cho đến cuối tuần…
Chứng khoán Trung Quốc - Hồng Kông hào hứng tới mức số lượng giao dịch tăng đột biến - khiến cho nhiều lệnh giao dịch bị chậm trễ trong tuần qua.
Lợi tức trái phiếu Trung Quốc vừa mới giảm được ít ngày thì lại tăng vọt trở lại ngày hôm 26 - 27/09 sau tin về việc tăng cường phát hành trái phiếu siêu dài hạn của chính phủ.
Sự xoay trục chính sách của Trung Quốc liệu có phải quá trễ?
Các áp lực khiến Trung Quốc phải thay đổi trục chính sách
Có thể nơi, Trung Quốc, cho tới tuần trước, vẫn khá hạn chế trong các chính sách kích thích kinh tế từ cả 2 khía cạnh: lãi suất - tiền tệ lẫn chi tiêu tài khóa, cho dù các nhà kinh tế và người dân vẫn luôn kêu họi chính phủ cần hành động mạnh mẽ hơn.
Đỉnh điểm là khi Trung Quốc còn từ chối gói cứu trợ USD 1000 tỷ từ IMF!
Tuy vậy, tuần qua, một loạt các tuyên bố, hành động cũng như lời hứa hẹn về chính sách lại được đưa ra.
Lý do đơn giản bởi áp lực KPI về tăng trưởng và sự giận dữ của công chúng lẫn doanh nghiệp đang bủa vây chính quyền Trung Quốc!
Chính sách trên có thể nói là vẫn được đưa ra khá muộn, khi mà chính quyền Trung Quốc đã tự đặt mình trong bối cảnh khó khăn bủa vây:
Hơn 3/4 thời gian của năm 2024 đã qua đi trong sự “án binh bất động” (hoặc “ít động”) của PBOC hay chính quyền Trung Quốc
Và Trung Quốc giờ bỗng nhận ra: khả năng cao họ sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 5% cho năm nay nếu tình trạng hiện tại tiếp diễn.
Dự báo từ các nhà kinh tế:
Ba ngân hàng đầu tư lớn giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vào tuần trước đó:
Người dân Trung Quốc thì đang khá giận dữ khi giá nhà tiếp tục giảm, thậm chí với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử vào tháng 8 vừa qua.
Sau BĐS, một trong các xương sống của “nền công nghiệp cũ” tại Trung Quốc: sản xuất thép cũng đang gặp phải vấn đề
Hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất thép đang trên bờ vực phá sản!
Trung Quốc vẫn là nơi sản xuất thép nhiều nhất thế giới:
Vấn đề sản xuất dư thừa của ngành thép Trung Quốc không chỉ gây đau đầu cho nước này – mà còn tạo ra áp lực tiêu thụ đối với toàn thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á láng giềng
=> Đây có thể là lý do chính khiến Trung Quốc “vội vã” đưa ra các gói kích thích tiền tệ - tài khóa để cứu vớt tình hình.
Đánh giá về các chính sách của Trung Quốc
Trong khi có khá nhiều chính sách lãi suất tiền tệ được đưa ra mạnh mẽ – kích thích nhiều hơn vào đầu doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chính sách tài khóa mà Trung Quốc hứa hẹn thì lại không mấy rõ ràng.
Vấn đề chính của Trung Quốc nằm ở sụt giảm tiêu dùng, dù doanh nghiệp có được hỗ trợ vốn nhiều hơn mà không có tiêu dùng, thì họ cũng sẽ không sản xuất.
Để có thể kích thích tiêu dùng, Trung Quốc cần đưa ra gói cứu trợ tài khóa rõ ràng hơn cho người dân.
Tuy vậy, Trung Quốc còn băn khoăn đối với 2 vấn đề:
Nước này đang cố gắng không đưa trực tiếp “tiền mặt” cho người dân để tránh ảnh hưởng xấu khi hình thành rủi ro đạo đức trong dân chúng - đặc biệt đối với một nhóm nhỏ nắm giữ phần lớn lợi ích về tiền mặt.
Trung Quốc vẫn đang cố giữ mức thâm hụt ngân sách trần không chính thức ở ngưỡng -3% GDP.
Đặc biệt, việc vội vã vay thêm nợ siêu dài hạn trước khi đưa ra con số kích thích tài khóa cụ thể cũng cho thấy: Trung Quốc đang gặp vấn đề về kiểm soát mức thâm hụt tài khóa của mình!