Tuần qua, phần lớn các Ngân hàng Trung ương lớn đều trở lại với các quyết định lãi suất - sau kỳ nghỉ hè tháng 8 và 3 tuần đầu tháng 9 quan sát các dữ liệu kinh tế gần đây. Câu lạc bộ “dovish” bao gồm: Bank of Canada tiếp tục cắt lãi suất 0.25% từ đầu tháng 9, ECB tiếp tục hạ lãi suất 0.25%, Bank of England giữ nguyên lãi suất và tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế sau khi đã cắt vào tháng. Và mới nhất, Fed - ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới, đã nhập cuộc với một mức giảm lớn 0.5%.
Thị trường khá vui mừng ngay sau đó: giá USD lập tức giảm, lợi tức trái phiếu giảm, vàng tăng giá và chứng khoán tăng điểm…
Tuy nhiên, các nhà đầu tư sớm bình tĩnh trở lại để xem xét lại logic trong quyết định của Fed lần này. Thị trường sau đó đã dần price-in khả năng 50% suy thoái sẽ xảy ra trong nửa đầu năm 2025: USD lại tăng giá trở lại, lợi tức trái phiếu trung-dài hạn tăng, chứng khoán giảm nhẹ vào ngày thứ 6…
Fed chính thức gia nhập câu lạc bộ “dovish” của các Ngân hàng trung ương
Tuần qua, Fed đã chính thức cắt lãi suất sau gần 4 năm - và hào phóng cắt đến 0.5% lãi suất cơ bản:
Xu hướng cắt lãi suất toàn cầu của các ngân hàng trung ương lớn cũng được dự đoán là sẽ tiếp tục diễn ra sâu rộng hơn trong thời gian tới.
Dự đoán của thị trường về hướng đi lãi suất từ các ngân hàng trung ương đến cuối năm 2024:
RBA (Australia): giảm thêm 0.13%
BoC (Canada): giảm thêm 0.2%
ECB (Eurozone): giảm thêm 0.49%
BoE (UK) : giảm thêm 0.56%
SNB (Switzerland): giảm thêm 0.57%
RBNZ (New Zealand): giảm thêm 0.75%
Fed (US): giảm thêm 0.80%
Riksbank (Sweden) : giảm thêm 0.95%
Cũng trong tuần qua, PBOC (Trung Quốc) và BOJ (Nhật Bản) lại giữ nguyên mức lãi suất hiện tại.
Với mức hạ lãi suất lớn từ Fed: Quyết định không tăng lãi suất từ BOJ của Nhật một phần cũng vì để ổn định thị trường Yen Carry Trade còn sót lại (tránh cú shock kép từ quyết định trái ngược của 2 ngân hàng trung ương lớn)
Khá kỳ lạ khi Fed cắt 0.5% ngay trong lần đầu vì trong 3 thập kỷ gần đây, các mức cắt lớn như vậy thường là do kinh tế đã đi vào suy thoái/khủng hoảng tài chính:
FYI: Chứng khoán có thể tăng điểm những ngày đầu sau khi Fed cắt, nhưng cũng có thể sụt giảm sâu nếu suy thoái xảy ra sau đó:
Thị trường hiện cũng đang định giá ~50% sẽ xảy ra suy thoái tại Mỹ vào cuối quý II/2025.
Con số này đã tăng gấp đôi trong vòng 1 tháng và tăng từ mức chỉ 10% hồi tháng 7.
Dù dữ liệu kinh tế vẫn ổn, thì việc Fed cắt 0.5% sẽ đưa ra tín hiệu cho thị trường lo lắng về khả năng suy thoái cao hơn!
Sức ép của Fed khi đưa ra quyết định lãi suất tuần qua
Việc Fed cần cắt lãi suất để cân bằng mô hình kinh tế giữa: lãi suất - tỷ lệ thất nghiệp - lạm phát là hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, tương tự việc Fed không cần tăng lãi suất ồ ạt để cân bằng mô hình thời kỳ đầu lạm phát – hiện tại, Fed cũng không cần cắt lãi suất ồ ạt ngay lần đầu tiên!
Do vậy, có nhiều khả năng là Fed cắt một mức lãi suất lớn đợt này là do những lý do khác nữa:
1 - Dữ liệu kinh tế chính thức liệu có phải là kim chỉ nam duy nhất của Fed?
Hồi hè, phần lớn các nhà kinh tế đều cho rằng Fed sẽ hành động chủ yếu dựa theo dữ liệu kinh tế.
“Nếu báo cáo việc làm tháng 8 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến, thì Fed mới cần phải cắt lãi suất 0.5%” - CNN
Nhưng, dữ liệu kinh tế chính thức hiện nay cho thấy:
Tỷ lệ thất nghiệp đã hạ về mức 4.2% (từ con số 4.3% tháng trước đó do ảnh hưởng từ bão).
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng khá thấp trong những tuần gần đây: cho thấy sẽ không có nhiều bất ngờ trong tháng 9!
Doanh số bán lẻ tháng 7 & 8 tốt bất ngờ hơn dự báo – cho thấy tiêu dùng vẫn khá ổn định trong những tháng nghỉ hè.
GDP Nowcasting cho thấy tăng trưởng kinh tế quý III tới đây có thể vẫn còn khá tốt:
Thậm chí CPI dịch vụ và CPI cốt lõi còn có dấu hiệu tăng trở lại theo tháng - tức là Fed vẫn chưa hoàn toàn có thể ngó lơ lạm phát.
Như vậy, rõ ràng, Fed chưa chắc đã hành động theo những dữ liệu kinh tế chính thức được công bố gần nhất.
Ngay trước khi công bố kết quả FOMC: 105/114 nhà kinh tế vẫn cho rằng, với các dữ liệu kinh tế này, Fed sẽ chỉ cắt 0.25%
Tuy nhiên, kết quả từ Fed cho thấy họ đã dự đoán sai.
2 - Dữ liệu kinh tế chìm mà Fed nắm trong tay có đang thực sự chỉ ra nguy cơ suy thoái?
Dù cho tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang thấp, có vẻ Fed đã bắt đầu lo sợ suy thoái khi nhìn thấy chỉ báo suy thoái lao động Sahm Rule đã ở ngưỡng báo động
Tuy nhiên, chỉ báo suy thoái Sahm Rules chỉ mang tính kinh nghiệm chứ không đủ logic do dựa vào một dữ liệu time series duy nhất.
Nhưng, tổng hợp chỉ báo dẫn trước của nền kinh tế (Leading Economics Indicator index - LEI) trong tháng 8 lại giảm về mức cảnh báo suy thoái:
Còn chưa kể, Fed còn nắm trong tay khá nhiều dữ liệu kinh tế mang tính “insider” – không phải là các dữ liệu chính thức được công bố ra bên ngoài.
Và chính kế hoạch dự trù kinh tế của Fed trong 2 năm tới cũng thay đổi lớn khi tăng mức dự trù cho tỷ lệ thất nghiệp lên 4.4% cho đến cuối năm 2025 – và giảm nhẹ dự trù cho tăng trưởng GDP.
Như kể trên, bản thân việc Fed cắt lãi suất -50bps cũng là một tín liệu lo sợ kinh tế yếu đi từ các thành viên tại FOMC.
Tuy vậy, có thể nói, nếu Fed dự trù tỷ lệ thất nghiệp 4.4% & tăng trưởng GDP 2%: có vẻ Fed vẫn muốn bảo vệ quan điểm soft-landing của mình.
Do vậy, cũng có ý kiến cho rằng: việc Fed cắt lãi suất 0.5% chỉ là 1 bước bình thường hóa lãi suất từ Fed như năm 1989.
Nhưng nếu Fed muốn bình thường hóa lãi suất nhanh chóng, vì sao dot-plot của Fed chỉ chỉ ra thêm 2 lần cắt 0.25% trong 2 kỳ họp tới, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường?
3 - Sức ép từ chính trường và thị trường chứng khoán có ảnh hưởng bao nhiêu lên Fed?
Một tuần trước FOMC tháng 9 (đến ngày 09/13 như hình bên dưới), thị trường vẫn định giá phần lớn là Fed sẽ chỉ cắt 0.25%.
Bất ngờ trước ngày FOMC bắt đầu: Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren gửi thư tới Powell yêu cầu cắt 0.75%.
Từ quan điểm của Fed: Fed có quyền không quan tâm đến bất kỳ thư từ yêu cầu nào từ các chính khách - thậm chí cả tổng thống Mỹ.
Vì cơ quan này có quyền độc lập về chính sách lãi suất - tiền tệ.
Thị trường futures 1 ngày trước FOMC bắt đầu đã bất ngờ price-in lên đến 63% khả năng Fed cắt 0.5%
Tuy vậy, có thể Fed vẫn luôn tỏ rõ thái độ độc lập với mong muốn của các chính khách (đơn lẻ) và thị trường tự do.
Nếu có một thế lực có thể tác động đến Fed, thì thế lực đó chỉ có thể là thị trường nợ lớn nhất thế giới: thị trường nợ của kho bạc Mỹ.
4 - Sức ép từ thị trường nợ lớn nhất thế giới
Sức ép nợ công USD 35.3 nghìn tỷ của Mỹ luôn hiện hữu: không chỉ là áp lực cho Kho bạc Mỹ – mà còn là nguy cơ vô hình lên nền kinh tế có thể bùng nổ bất cứ khi nào…
Và phần lớn nợ công của Mỹ sẽ đáo hạn trong năm nay và năm sau.
=> Đây có thể là một trong những lý do chính để Fed cắt lãi suất mức khá lớn:
Đơn giản là để nhanh chóng giảm lãi suất ngắn hạn
Bởi Fed vẫn đang duy trì mức QT (thắt chặt định lượng: bán ra các loại tài sản tài chính dài hạn hơn) để duy trì lãi suất dài hạn cao.
Do vậy, sau khi Fed cắt lãi suất đến 0.5%, chỉ có chi phí đi vay (lợi tức trái phiếu) ngắn hạn giảm, còn lợi tức trái phiếu trung - dài hạn đều tăng:
Tuy nhiên, lợi tức trái phiếu dài hạn tăng - phần nhiều cũng vì Fed điều chỉnh mức lãi suất cân bằng dài hạn tăng so với dự trù hồi tháng 6.
Ngoài ra, Fed cũng gặp sức ép từ các khoản lãi ngắn hạn mà chính Fed phải trả cho lượng tiền gửi của cho các ngân hàng thương mại:
Recall: Với mức lãi suất ngắn hạn cao >5% mà không có rủi ro: các ngân hàng thương mại giai đoạn qua đã ồ ạt gửi thêm tiền vào Fed!
Dù như thế nào đi nữa, thì điều này cũng dấy lên câu hỏi lớn: Liệu lần này, có phải Fed hành động phần nhiều do sức ép từ cả chính trường và thị trường nợ?
KẾT LUẬN
Nhìn chung, với dữ liệu kinh tế chính thức hiện tại, Fed không cần vội cắt lãi suất ngay 0.5% trong lần cắt đầu tiên. Thông thường trong quá khứ, những lần Fed cắt lãi suất 0.5% trong lần đầu đều là do lo sợ suy thoái. Do vậy, hành động tuần qua của Fed không khác gì là tín hiệu đưa ra cho thị trường để cảnh báo nền kinh tế có thể yếu đi. Điều này khiến thị trường cũng bắt đầu price-in 50% khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong nửa đầu năm 2025.
Nếu xét trên một khía cạnh toàn diện, các áp lực thúc đẩy Fed cắt lãi suất 0.5% có thể bao gồm:
Dữ liệu kinh tế chính thức yếu báo hiệu suy thoái: điều này không quá đúng đối với các dữ liệu hiện tại.
Dữ liệu kinh tế mà Fed có nhưng không được công bố báo hiệu khả năng suy thoái: tuy vậy, Fed vẫn đang khá tự tin với dự trù kinh tế “yếu đi nhưng không suy thoái trong 2 năm tới.
Áp lực từ chính trường do cuộc bầu cử sắp tới vào tháng 11 và mong muốn của nhà đầu tư: Fed vẫn đang độc lập so với các chủ thể trên
Áp lực từ thị trường nợ lớn nhất thế giới: thị trường trái phiếu Kho Bạc Mỹ: đây có lẽ là chủ thể có thể tác động lớn nhất trong các cân nhắc về lãi suất của Fed. Không phải vì Fed không hoạt động độc lập với Kho Bạc Mỹ, mà bởi đơn giản khủng hoảng nợ công vẫn luôn đi kèm với khủng hoảng ngân hàng - và Fed vẫn đang đóng vai trò giám sát hệ thống ngân hàng thương mại.