Áp lực từ truyền thông Mỹ trong đàm phán với Trung Quốc
Từ hôm qua thị trường nhìn thấy rõ sự định hướng và áp lực từ truyền thông:
Bloomberg: Bessent nói về việc sẽ đàm phán với Trung Quốc
Tin tức cho là Bessent nói trong một cuộc gặp kín của JP Morgan, không có sự tham gia của báo chí
→ Bessent ra và xác nhận là lời nói bị thổi phồng và chỉ xác nhận là sẽ chỉ có đàm phán nếu Trung Quốc chịu thỏa hiệp thương mại
CNN: Trump nhượng bộ về đàm phán với Trung Quốc
Từ việc trả lời phỏng vấn báo chí hôm qua của Trump:
Ông Trump không định quá cứng rắn với Trung Quốc
Trump cũng cho biết thuế nhập khẩu từ Trung Quốc có thể giảm mạnh nhưng chắc chắn sẽ không về 0%
→ Điều này vẫn tiếp tục giống với quan điểm trước đó là sẽ có đàm phán, và nếu đàm phán thành công thì sẽ giảm thuế
WSJ: Trump giảm thuế Trung Quốc về 50%-65% để giảm căng thẳng
Bessent và Nhà Trắng xác nhận là việc giảm thuế sẽ không phải từ một phía mà chỉ làm nếu đạt được tiến triển trong đàm phán
Mức thuế 50%-65% là bằng mức thuế đầu tiên trước khi Trung Quốc trả đũa
→ Chưa cho thấy sự nhượng bộ từ phía Mỹ
Kết luận: Dù là có hay không cố ý nhưng các thông tin sai lệch từ hôm qua tới hôm nay ảnh hưởng cực lớn tới uy tín của Bloomberg và WSJ.
Chiến tranh thương mại: Vẫn chưa có đàm phán Mỹ-Trung
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết: Trung Quốc vẫn sẵn sàng đàm phán nếu Mỹ ngừng đe dọa và chiến dịch “đặt áp lực tối đa”
Bessent:
“Thỏa thuận hợp tác toàn diện với Trung Quốc sẽ mất 2-3 năm”
“Trump không có đề nghị giảm thuế trước đàm phán”
“Việc nói chuyện giữa 2 nước sẽ bắt đầu ở mức thấp”
→ Mặc dù có tiến triển nhưng cả 2 quốc gia vẫn chưa hề bắt đầu đàm phán
Mỹ - Anh:
Mỹ đã nói rõ yêu cầu, bao gồm việc Anh phải cắt thuế xe hơi nhập khẩu từ Mỹ về 2.5% bằng mức của Mỹ
Bessent đã nói chuyện với người đồng cấp bên phía Anh vào hôm qua và Anh cho biết sẽ không vội vàng thỏa thuận
Mỹ - Nhật:
Bessent nói sẽ không yêu cầu Nhật Bản đẩy giá đồng Yên, chỉ yêu cầu Nhật Bản tôn trọng thỏa thuận G7 về tỷ giá
Đàm phán hòa bình Ukraine thất bại
Nội dung thỏa thuận từ phía Mỹ:
Dừng bắn toàn bộ và ngay lập tức
Bắt đầu đàm phán trực tiếp giữa Ukraine và Nga
Ukraine hiện tại là bên không đồng ý trực tiếp đàm phán
Ukraine sẽ không được tham gia NATO nhưng được tham gia EU. Zelensky đã xác nhận điều này là không thể vào 2022, và 2023 khi còn chiến tranh
Mỹ xác nhận Crimea là lãnh thổ của Nga, không yêu cầu Ukraine xác nhận
Xác nhận “ngầm” quyền chiếm đóng hiện tại của Nga tại 4 vùng Ukraine (Zelensky đã đồng ý việc này trong phỏng vấn 11/2024 đổi lại việc bảo vệ lãnh thổ còn lại)
Ký thỏa thuận khoáng sản Ukraine - Mỹ (chưa rõ nội dung cụ thể thỏa thuận)
Mỹ bỏ toàn bộ cấm vận lên Nga và Nga-Mỹ sẽ hợp tác về khoáng sản
Lợi ích Ukraine nhận lại:
Ukraine nhận đảm bảo an ninh từ Châu Âu, trừ Mỹ
Nga rút khỏi vùng Kharkiv, Ukraine rút khỏi Kursk
2 bên di chuyển tự do trên sông Dnipro
Đền bù thiệt hại cho Ukraine và hỗ trợ tái xây dựng, chưa rõ từ ai
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia chuyển từ tay Nga về Mỹ kiểm soát, sẽ cung cấp điện cho cả 2 nước
Ukraine bác bỏ thỏa thuận hòa bình và báo chí coi thỏa thuận này là Mỹ hoàn toàn “đầu hàng” Nga.
Tuy nhiên việc “đầu hàng” là phải là theo yêu cầu của bên phía Nga là Ukraine hoàn toàn bị giải giáp và không được quân sự hóa, cộng với dừng toàn bộ viện trợ quân sự → không có
→ Phía Mỹ cho biết đây sẽ là thỏa thuận cuối cùng trước khi Mỹ dừng tham gia đàm phán.