1 - Bất Động Sản ngày càng tụt dốc nhanh hơn và chưa thấy đáy
Bất chấp các biện pháp cứu trợ (cho doanh nghiệp) và kích cầu (đối với người tiêu dùng) từ chính phủ Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản của nước này vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục – thậm chí còn tiếp tục đi xuống mà không thấy đáy!
Chuỗi ngày doanh số bán nhà giảm lại tiếp tục kéo dài và trầm trọng hơn:
Tổng doanh số bán nhà mới từ 100 công ty BĐS lớn đã giảm ~ -26.8% y/y trong tháng 8/2024, lớn hơn nhiều mức giảm -19.7% y/y của tháng 7.
Về mặt con số, doanh số tháng 8 ( ~CNY 251 tỷ ~ USD 35.4 tỷ) cũng là mức bán thấp thứ 3 trong lịch sử:
Giá nhà trong tháng 8 cũng tiếp tục giảm sâu hơn tháng trước:
Nhu cầu vay mortgage mua nhà của người dân chạm đáy: Dư nợ mortgage của Trung Quốc không những không tăng trưởng mà còn giảm nhẹ kể từ đầu năm 2022.
Có thể nói, vấn đề khủng hoảng BĐS Trung Quốc đang trở thành một vòng tròn luẩn quẩn: Tình trạng giá BĐS sụt giảm càng kéo dài thì càng khó chạm đáy.
Bởi lẽ, giá BĐS sụt giảm trong thời gian dài (3 năm qua) khiến niềm tin người dân sụp đổ khi người Trung Quốc nhận ra rằng: niềm tin bất biến của người Châu Á vào việc giá nhà sẽ tăng về lâu dài lại không còn đúng nữa.
Điều này đánh một đòn tâm lý lớn lên nhu cầu mua nhà – khiến nhu cầu mua nhà giảm.
Nhu cầu mua nhà càng giảm lại càng khiến giá nhà lại giảm … tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn…
Và Trung Quốc đang trong tình trạng không biết cách nào để xoay sở với vấn đề BĐS hiện tại:
Hội Nghị Trung Ương về kinh tế 5 năm một lần không đưa ra được biện pháp cụ thể cho vấn đề BĐS.
Trong Khi Trung Quốc lại hạn chế các gói cứu trợ lớn do lo sợ vấn đề tham nhũng và moral hazard mà phía nhà cầm quyền đang muốn hạn chế
Một vài biện pháp cải thiện khủng hoảng BĐS tại Trung Quốc trong tuần qua:
Trùng Khánh (thành phố trọng điểm tây nam Trung Quốc) thông báo: áp dụng các ưu đãi mới (tuyên bố ngày thứ 7 ngày 08/31) để kích thích doanh số bán nhà.
Trung Quốc cũng đang xem xét cho phép người mua nhà trước đây đàm phán lại các điều khoản hợp đồng mortgage cũ (renegotiation) với bên cho vay.
Cổ phiếu các nhà phát triển BĐS tăng - trong khi cổ phiếu các ngân hàng và tổ chức tài chính giảm mạnh vì tin tức trên.
2- Tăng trưởng kinh tế trì trệ từ tâm lý tiêu dùng sụt giảm
Tâm lý mất tiền từ BĐS tiếp tục khiến người dân Trung Quốc thắt chặt chi tiêu – Trung Quốc đã gần như sa lầy vào giảm phát:
CPI của Trung Quốc tăng trưởng khá ì ạch nếu so với các thời kỳ trước đây: lạm phát chỉ ở mức +0.5% y/y trong tháng 7.
Dữ liệu bán lẻ của tháng 7 giảm -7.3% M/M và tăng khá yếu so với năm trước (+2.7% Y/Y) - Moody Analytics
Số liệu PMI sản xuất tháng 8/2024 của Trung Quốc tiếp tục ở ngưỡng thu hẹp 49.1 (thấp hơn dự kiến: 49.5 và tháng trước 49.4).
PMI phi sản xuất tăng nhẹ, nhưng với Trung Quốc (một đất nước lấy sản xuất xuất khẩu làm chủ đạo) thì PMI phi sản xuất ít quan trọng hơn PMI sản xuất.
Do vậy PMI tổng hợp vẫn tiếp tục đà giảm kể từ tháng 3 năm nay:
Các con số PMI đáng báo động đối với tiêu dùng và xuất khẩu như:
Chỉ số đơn đặt hàng mới chỉ còn 48.9 – giảm -0.4% M/M và là con số thấp nhất năm nay.
Nhu cầu tại nước ngoài với hàng Made-in-China cũng giảm khi chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục nằm trong ngưỡng thu hẹp (48.7).
Hoạt động đầu tư tư nhân và đầu tư cơ sở hạ tầng đều sụt giảm:
Với những số liệu từ sản xuất và tiêu dùng kể trên, có thể Trung Quốc sẽ không đạt được mức kỳ vọng tăng trưởng 5% đặt ra cho năm 2024.
3 - Thị trường vốn hoạt động ở mức thu hẹp do kinh tế chậm lại
Các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ khiến khiến tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc cũng ngưng trệ kể từ sau Covid:
Doanh nghiệp hạn chế vay để đầu tư sản xuất
Người dân càng không muốn vay để chi tiêu, mua nhà
Chỉ còn chính phủ là ra sức đi vay để tài trợ các gói kích thích kinh tế – nhưng không đủ để bù đắp cho toàn bộ nền kinh tế.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, các khoản vay ngân hàng (kênh vay vốn chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ) tăng trưởng âm!
Điều này càng tạo ra lo sợ nguy cơ suy thoái trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp (“balance sheet recession”) do doanh nghiệp không vay vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất (khiến bảng cân đối kế toán thu hẹp).