Kamala Harris công bố chính sách tài chính nếu đắc cử và đưa ra ý tưởng kiểm soát giá cả, hay "price control", gây rất nhiều tranh cãi. Vậy việc chính phủ trực tiếp kiểm soát giá cả có hiệu quả như mong đợi?

Tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, hay niềm tin của người tiêu dùng là những “radar” cảnh báo về việc suy thoái kinh tế có khả năng xảy ra hay không. Giống như việc nhìn mây để đoán mưa, các chỉ số này giúp chúng ta nhận biết trước những biến động tiêu cực của nền kinh tế. Dù không thể dự báo chính xác thời điểm "cơn bão" ập đến, nhưng việc nắm bắt những tín hiệu sớm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn. 

I. Nhóm chỉ số về tăng trưởng kinh tế

(1) Chỉ báo LEI (Leading Economic Index)

Chỉ số kinh tế dẫn dắt (LEI) của Conference Board cung cấp dấu hiệu sớm về hướng đi của nền kinh tế trong thời gian tới.

Chỉ báo LEI (Leading Economic Index)

Chỉ số LEI bao gồm 10 dữ liệu đầu vào và được báo cáo hàng tháng.

  • 3 dữ liệu có tính chất tài chính bao gồm:

  • Chỉ số tín dụng độc quyền Leading Credit Index

  • Chênh lệch lãi suất giữa T-bond 10Y và Fed fund rates

  • Hiệu suất của S&P 500.

  • 7 dữ liệu đầu vào còn lại là phi tài chính:

  • Số giờ sản xuất trung bình hàng tuần

  • Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu

  • Đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất

  • Giấy phép xây dựng nhà ở mới

  • Chỉ số ISM về đơn đặt hàng mới

  • Đơn đặt hàng mới của tư liệu sản xuất phi quốc phòng, không bao gồm máy bay

  • Kỳ vọng trung bình của người tiêu dùng về điều kiện kinh doanh

“Chỉ số LEI là một biến số dự báo các bước ngoặt trong chu kỳ kinh doanh ở Mỹ trong khoảng 7 tháng” - Conference Board

→ LEI có khả năng báo hiệu sự yếu kém của nền kinh tế trước khi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) chính thức ra tuyên bố. Nền kinh tế Hoa Kỳ có khả năng suy thoái trong 2-3 quý tiếp theo khi tỷ lệ LEI theo năm giảm xuống dưới 0.

Trong quá khứ, số tháng LEI giảm liên tiếp cũng là một dấu hiệu chỉ báo:

  • LEI có đợt giảm 22 tháng liên tiếp trong cuộc suy thoái 1973-1975 và 24 tháng sụt giảm trước cuộc khủng hoảng tài chính (2008-2009)

Trong quá khứ, số tháng LEI giảm liên tiếp cũng là một dấu hiệu chỉ báo

Hiện tại, LEI vẫn giảm nhưng đã có dấu hiệu phục hồi trở lại:

  • LEI đã giảm 0.2% vào tháng 6 xuống 101.1 (2016=100) (tháng 5: -0.4%)

  • Trong nửa đầu năm 2024, LEI đã giảm 1.9%, < mức giảm 2.9% trong nửa cuối năm ngoái.

Hiện tại, LEI vẫn giảm nhưng đã có dấu hiệu phục hồi trở lại

  • Mức giảm trong tháng 6 đến từ: niềm tin người tiêu dùng, đơn đặt hàng mới, chênh lệch lợi suất và đơn xin trợ cấp thất nghiệp

Các nguyên nhân khiến chỉ số LEI giảm trong tháng 6

  • Mức tăng tính trong 6 tháng của LEI có xu hướng cải thiện, xóa bỏ tín hiệu suy thoái

Mức tăng tính trong 6 tháng của LEI có xu hướng cải thiện

  • Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra cả chu kỳ, LEI đã giảm -14.7% tính từ đỉnh chu kỳ kinh tế

  • Trong 65 năm qua, mức giảm như vậy chỉ xảy ra trong thời kỳ suy thoái.

LEI đã giảm -14.7% tính từ đỉnh chu kỳ kinh tế

(2) Chỉ số PMI Sản xuất ISM

PMI sản xuất của ISM được công bố hàng tháng, dựa trên các cuộc khảo sát các nhà quản lý mua hàng tại hơn 400 công ty sản xuất

  • Cho biết nhu cầu về sản phẩm bằng cách đo lường trọng số ngang nhau cho các cấu phần: đơn đặt hàng mới, sản xuất, việc làm, giao hàng và hàng tồn kho

  • PMI được công bố vào ngày làm việc đầu tiên của mỗi tháng có thể ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp.

  • Số liệu PMI sản xuất cho biết:

  • Chỉ số >50 cho thấy sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất

  • Chỉ số <50 cho thấy sự thu hẹp.

  • Các giai đoạn PMI <50 kéo dài thường dẫn đến suy thoái

  • Đặc biệt, giai đoạn PMI giảm xuống dưới 45 trong lịch sử thường là suy thoái vì khi đó ngành sản xuất đang sụt giảm mạnh

Chỉ số PMI Sản xuất ISM

Ngược với sự cải thiện của LEI, ISM PMI sản xuất tháng 6 làm dấy lên lo sợ suy thoái khi chạm đáy 3 quý

  • Chỉ số PMI sản xuất của ISM sụp đổ về 46.8 so với mức 48.8 mong đợi, thấp nhất kể từ tháng 11/2023

ISM PMI sản xuất tháng 6 làm dấy lên lo sợ suy thoái khi chạm đáy 3 quý

  • Quá trình hồi phục trong 3 tháng vừa qua của mảng sản xuất đã bị đảo ngược.

  • Vấn đề lớn khi giá đầu vào tăng cao nhưng việc làm và đơn đặt hàng lại giảm mạnh

Quá trình hồi phục trong 3 tháng vừa qua của mảng sản xuất đã bị đảo ngược

  • PMI sản xuất của ISM đã ở mức dưới 50 trong 20 trong số 21 tháng qua.

  • Với dữ liệu từ năm 1948, điều đó chỉ xảy ra đúng 1 lần: 1989-91 (Suy thoái năm 1990-91).

PMI sản xuất của ISM đã ở mức dưới 50 trong 20 trong số 21 tháng qua

  • Những nhà sản xuất được khảo sát cho thấy triển vọng tiêu cực về ngành:

Những nhà sản xuất được khảo sát cho thấy triển vọng tiêu cực về ngành

(3) Chỉ số PMI Phi sản xuất ISM (PMI Dịch vụ ISM)

Ngoài PMI sản xuất, viện ISM còn khảo sát PMI dịch vụ cho khu vực phi sản xuất, được công bố vào ngày làm việc thứ ba của tháng.

  • PMI phi sản xuất khảo sát các giám đốc mua hàng và cung ứng của hơn 400 công ty dịch vụ.

  • Chỉ số phản ánh hoạt động kinh tế của hơn 15 ngành, đo lường việc làm, giá cả và mức tồn kho.

  • Tương tự PMI sản xuất:

  • Chỉ số >50 biểu thị sự tăng trưởng và chỉ số <50 biểu thị sự suy giảm.

  • PMI giảm xuống <45 thường là thời kỳ suy thoái

Chỉ số PMI Phi sản xuất ISM

Sau khi chỉ số PMI sản xuất tháng 6 gây nên lo sợ suy thoái, chỉ số dịch vụ lại giúp trấn an thị trường.

  • PMI Dịch vụ từ ISM tăng lên 51.4 từ 48.8, cao hơn 51.0 mong đợi

PMI Dịch vụ từ ISM tăng cao hơn mong đợi

Tín hiệu khá tốt từ các thành phần riêng lẻ trong báo cáo với đơn đặt hàng, giá và việc làm tăng trở lại và cao hơn mong đợi, làm bớt rất nhiều lo sợ về suy thoái.

  • Việc làm 51.1, cao hơn nhiều so với 46.4 dự báo

Việc làm 51.1, cao hơn nhiều so với 46.4 dự báo

II. Nhóm chỉ số về niềm tin người tiêu dùng

(1) Doanh số bán lẻ

Doanh số bán lẻ là số liệu kinh tế theo dõi nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa thành phẩm, chiếm 40% chi tiêu tiêu dùng của người dân

  • Số liệu của tháng trước được công bố vào giữa tháng sau

  • Doanh số bán lẻ có thể được chia thành 2 loại: hàng hóa bền (35%) và hàng hóa không bền (65%), có thể được chia thành các mục sau:

  • Xe cơ giới (20~22%): đóng vai trò là thước đo chính cho hoạt động kinh tế

  • Thực phẩm và đồ uống (10~15%)

  • Hàng hóa nói chung (10~13%)

  • Dịch vụ ăn uống (11~12%)

  • Thương mại điện tử (9~11%)

  • Trạm xăng (8~10%): vì giá năng lượng có thể biến động mạnh nên việc loại trừ mục này có thể cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn.

=> Đây là chỉ số quan trọng để doanh nghiệp có cơ sở điều chỉnh việc làm

  • Doanh số bán lẻ được coi là thước đo chi tiêu của người tiêu dùng…

Doanh số bán lẻ được coi là thước đo chi tiêu của người tiêu dùng

  •  Chi tiêu người tiêu dùng được coi là thước đo sức khỏe nền kinh tế:

  • Với những nền kinh tế lớn phương tây như Mỹ và Châu Âu: chi tiêu cá nhân là động lực chính gồng gánh nền kinh tế (chiếm ~70% tổng GDP)

  • Khi sức khỏe tài chính của người tiêu dùng yếu đi → thắt chặt chi tiêu hàng hóa và dịch vụ → doanh nghiệp không có đơn hàng → doanh nghiệp phá sản & người lao động mất việc → suy thoái

  • Doanh số bán lẻ tăng 1% M/M vào tháng 7, đảo ngược sự chậm lại của tháng 6 và đánh dấu mức tăng lớn nhất trong hơn 2 năm, xua đi nỗi lo suy thoái

Doanh số bán lẻ tăng 1% M/M vào tháng 7

(2) Doanh số thực tế ngành sản xuất và thương mại

Chỉ số này đo lường giá trị kết hợp của các ngành sản xuất, bán buôn và bán lẻ. Công cụ theo dõi kinh tế theo dõi giá trị "thực", loại bỏ các tác động lạm phát, để hiểu tác động thực sự đến nền kinh tế.

  • Doanh số bán lẻ thực tế được coi là chỉ báo chính xác hơn so với doanh số bán lẻ, do đã loại bỏ tác động của lạm phát

  • Tăng trưởng Y/Y của doanh số bán lẻ thực tế đang chạm hoặc ở dưới mức tiền suy thoái của 6 trên 12 cuộc suy thoái đã bắt đầu kể từ năm 1948.

Doanh số thực tế ngành sản xuất và thương mại YoY

  • Doanh số bán lẻ thực tế hiện đang giảm 3.04% so với mức cao nhất mọi thời đại.

Doanh số bán lẻ thực tế hiện đang giảm 3.04% so với mức cao nhất mọi thời đại

(3) Lạm phát giá tiêu dùng CPI

CPI là chỉ số giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, là chỉ số trễ (lagging indicator) của nền kinh tế

Tại Hoa Kỳ, CPI dựa trên giá của giỏ hàng gồm:

  • Thực phẩm (chiếm 14% tổng cấu phần)

  • Năng lượng (8%)

  • Hàng hóa Trừ hàng hóa thực phẩm và năng lượng (21%)

  • Dịch vụ Trừ dịch vụ năng lượng (57%):

  • Nhà ở (32%), Dịch vụ chăm sóc y tế (7%) và Dịch vụ vận tải (6%).

CPI tháng 7 cho thấy lạm phát tiếp tục đi xuống như dự báo:

  • CPI ra +2.9% YoY, thấp hơn 3.0% mong đợi và 3.0% tháng trước

CPI tháng 7 cho thấy lạm phát tiếp tục đi xuống như dự báo

(4) Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE)

PCE cũng là một chỉ báo trễ của nền kinh tế, cho biết tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của người dân Hoa Kỳ

  • PCE chiếm khoảng hai phần ba chi tiêu của cả nước Mỹ và là động lực quan trọng của GDP

  • 40% PCE dành cho hàng tiêu dùng và 60% còn lại dành cho dịch vụ

40% PCE dành cho hàng tiêu dùng và 60% còn lại dành cho dịch vụ

  • Dữ liệu PCE thường được công bố 2 tuần sau doanh số bán lẻ và là thứ cần được tham chiếu cùng với doanh số bán lẻ.

  • PCE cung cấp cho các công ty cái nhìn về nhu cầu sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng, và có thể ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và đầu tư của họ

Thường PCE sụt giảm mạnh sẽ là thời điểm suy thoái, song 1 trong những điều đáng chú ý về chu kỳ này là PCE giảm mạnh nhưng suy thoái chưa xuất hiện

  • Chưa bao giờ PCE cốt lõi Y/Y giảm mạnh tới mức này mà suy thoái lại chưa xảy đến

Chưa bao giờ PCE cốt lõi Y/Y giảm mạnh tới mức này mà suy thoái lại chưa xảy đến