Hợp đồng tương lai đậu tương tại Chicago tăng nhẹ vào ngày thứ Hai (19/5/2025), với giá tăng trở lại sau ba phiên giảm liên tiếp nhờ hoạt động mua vào khi giá thấp, mặc dù điều kiện canh tác thuận lợi tại Mỹ có thể hạn chế đà tăng này.

Thị trường nông sản ngày 19/5

Giá lúa mì nhích lên do tình trạng khô hạn tại các khu vực trồng trọng điểm của Trung Quốc hỗ trợ giá, trong khi giá ngô hồi phục sau phiên giảm trước đó.

Tính đến 16h20 chiều ngày thứ Hai (giờ Việt Nam), hợp đồng đậu tương giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT đã tăng 0,33%, lên mức 10,53 USD/giạ sau khi giảm mạnh ở hai phiên trước đó. Giá lúa mì tăng 0,43%, đạt 5,27 USD/giạ và giá ngô tăng 0,73%, lên 4,46 USD/giạ.

Tuy nhiên điều kiện gieo trồng và phát triển thuận lợi cho cây đậu tương và ngô tại khu vực Trung Tây Hoa Kỳ (mưa rải rác, độ ẩm tốt) đang tạo áp lực giảm lên các hợp đồng tương lai.

Thời tiết Trung Tây Hoa Kỳ khá thuận lợi

Trước đó, vào thứ Sáu, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ cao xảy ra hiện tượng gió khô, nóng từ thứ Hai đến thứ Năm tuần tới, có thể gây hại cho cây lúa mì vụ đông tại các khu vực sản xuất chính, bao gồm cả tỉnh Hà Nam – nơi được xem là “vựa lúa mì” của cả nước.

Dữ liệu quản lý được công bố hôm thứ Sáu cho thấy các nhà đầu cơ lớn đã gia tăng vị thế bán ròng trong hợp đồng tương lai ngô trên sàn CBOT trong tuần kết thúc vào ngày 13/5.

Cụ thể, tính đến ngày 13/5, các quỹ đầu cơ đang ở vị thế bán ròng 84.976 hợp đồng tương lai ngô, trong khi nhóm các nhà sản xuất cũng đang ở vị thế bán ròng với 180.174 hợp đồng. 

Vị thế giao dịch các quỹ đầu cơ với ngô CBOT

Báo cáo cam kết của các nhà giao dịch hàng tuần từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cũng cho biết, các nhà giao dịch phi thương mại – bao gồm các quỹ phòng hộ – đã tăng vị thế bán ròng đối với lúa mì trên CBOT và chuyển sang vị thế mua ròng đối với đậu tương.

Cụ thể, với sản phẩm lúa mì, các quỹ đầu cơ đã tăng 2.788 hợp đồng mua và tăng 15.949 hợp đồng bán, đưa vị thế bán ròng lúa mì lên mức 126.895 hợp đồng. Trong khi đó, các nhà sản xuất tăng 7.679 hợp đồng mua và giảm 736 hợp đồng bàn, đưa vị thế mua ròng lên mức 52.016 hợp đồng. 

Vị thế giao dịch các quỹ đầu cơ với lúa mì CBOT

Với sản phẩm đậu tương, tính đến ngày 13/5/2025, các quỹ đầu cơ đã tăng 13.578 hợp đồng mua và giảm 2.957 hợp đồng bán, đưa vị thế dương mua lên mức 38.407 hợp đồng. Ngược lại, các nhà sản xuất đã giảm 1.335 hợp đồng mua và tăng 22.277 hợp đồng bán, đưa vị thế dương bán lên 169.932 hợp đồng. 

Vị thế giao dịch các quỹ đầu cơ với đậu tương CBOT

Nhóm hàng hóa nông sản là một nhóm sản phẩm thiết yếu, gắn liền với nhu cầu hàng ngày trên toàn thế giới. Do đó, việc đầu tư hợp đồng tương lai nông sản mang lại rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, đặc biệt là với các nhà đầu tư mới nhờ sự đa dạng trong kích thước hợp đồng, từ hợp đồng chuẩn đến mini và micro. 

Hiện tại, Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh (HCT) đang triển khai khóa đào tạo tháng 5 “Vững vàng đầu tư hàng hóa cùng HCT” tập trung vào việc tìm hiểu và đầu tư nhóm sản phẩm nông sản. Đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về tiềm năng lợi nhuận của thị trường này. 

Thời hạn đăng ký tham gia khóa học MIỄN PHÍ của HCT là 23h59 ngày 20/5/2025 (tức thứ Ba). Quý khách hàng hãy nhanh chóng đăng ký để được giao lưu và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm với các chuyên gia của HCT nhé! 

Đăng ký tham gia tại đây!