Dầu thô giảm mạnh gần 3%
Giá dầu thô trong phiên giao dịch ngày 26/9 đã giảm tới gần 3% sau khi Financial Time đưa tin về khả năng Saudi Arabia và các nước OPEC+ từ bỏ mục tiêu giá 100 USD để chuẩn bị tăng sản lượng vào cuối năm.
Tổng kết phiên, giá dầu Brent ở mức 71.60 USD/thùng, giảm 1.86 USD, hay 2.53%. Giá dầu thô WTI giảm 2.02 USD, tương đương 2.90%, xuống còn 67.67 USD/thùng.
Ở một diễn biến khác, hai nguồn tin cho biết OPEC+ sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô vào tháng 12 do việc này không tác động qúa lớn nếu một số thành viên có kế hoạch tự cắt giảm riêng lớn hơn.
OPEC+ vẫn đang thực hiện cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá nhưng giá dầu thô đã giảm gần 6% từ đầu năm đến nay do nguồn cung tăng từ các nhà sản xuất lớn ngoài OPEC+ như Mỹ, cùng với nhu cầu yếu đi rõ rệt từ Trung Quốc.
Theo dữ liệu vận chuyển, xuất khẩu dầu thô của Libya trong tháng 9 trung bình khoảng 400,000 thùng/ngày, giảm so với mức hơn 1 triệu thùng/ngày của tháng 8.
Tin tức về gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc đã phần nào hạn chế sự giảm giá tiếp theo.
Các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã cam kết triển khai "chi tiêu tài chính cần thiết" để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% của năm nay, thừa nhận những vấn đề mới, làm nâng cao kỳ vọng của thị trường về các biện pháp kích thích mới ngoài các biện pháp được công bố trong tuần này.
Giá bạc đạt đỉnh 12 năm
Giá bạc hôm nay đã tăng lên mức kỷ lục trong gần 12 năm, chạy theo đà tăng giá vàng lên mức kỷ lục do việc các ngân hàng trung ương lớn đồng loạt hạ lãi suất, thúc đẩy sự quan tâm đầu tư vào các kim loại quý.
Bạc giao ngay tăng 0.6%, đạt mức 32.03 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 12/2012 với 32.71 USD.
Bạc là một kênh đầu tư an toàn đồng thời vật liệu quan trọng trong các ứng dụng công nghiệp. Kim loại quý này đã tăng hơn 35% trong năm nay.
Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng giá của bạc là vàng. Phần lớn nhu cầu bạc còn lại được thúc đẩy bởi lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt trong việc sử dụng kim loại này trong các sản phẩm quang điện như tấm pin mặt trời, gần như đã tăng gấp đôi so với năm trước.
Giá vàng thế giới giao ngay tăng 0.5%, đạt 2,670.52 USD/ounce, với mức kỷ lục là 2,685.42 USD trong phiên giao dịch này. Vàng kỳ hạn tháng 12 của Mỹ đóng cửa tăng 0.4%, ở mức 2,694.9 USD/ounce.
Giá đồng vượt ngưỡng 10.000 USD
Giá đồng tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tuần, nhờ kỳ vọng về nhu cầu kim loại mạnh mẽ hơn sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp kích thích tài chính mới và nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ.
Giá đồng LME hôm nay (loại hợp đồng kỳ hạn 3 tháng) đã vượt qua ngưỡng tâm lý quan trọng 10,000 USD/tấn, đạt mức cao nhất kể từ ngày 7/6 với 10,089.5 USD/tấn. Giá đã tăng 2.8% lên 10,084 USD/tấn vào lúc 23h đêm qua.
Trong khi đó, đồng Comex của Mỹ tăng 3.3%, đạt 4.58 USD/lb.
Theo các nguồn tin của Reuters, kế hoạch mới bao gồm việc phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt trị giá khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 284.43 tỷ đô la) trong năm nay.
Trước khi có thông báo mới nhất của Trung Quốc, giá đồng đã giảm do hoạt động chốt lời.
Trước khi Mỹ giảm lãi suất vào tuần trước, chính quyền Trung Quốc đã lo ngại rằng các biện pháp kích thích sẽ làm suy yếu đồng tiền của họ.
Tâm lý tích cực này có thể đẩy giá đồng lên mức kỷ lục trên 11,000 USD đã đạt được vào tháng 5, nhưng vào thời điểm đó, các nhà đầu tư có thể xem xét cách các biện pháp kích thích thúc đẩy nhu cầu giao ngay mạnh mẽ hơn như thế nào.
Quặng sắt tăng lên gần 100 USD/tấn
Giá quặng sắt tăng phiên thứ ba liên tiếp sau khi Trung Quốc cam kết tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế, củng cố niềm tin ngay khi làn sóng nới lỏng tiền tệ gần đây dần lắng xuống.
Tại Singapore, giá quặng sắt giao tháng 10 tăng 2,49%, đạt 98,8 USD/tấn. Giá đã chạm mức cao nhất trong ngày tại 99,25 USD/tấn, tiếp cận ngưỡng tâm lý quan trọng 100 USD/tấn lần thứ hai trong tuần này.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn Đại Liên, Trung Quốc đã xóa bỏ mức giảm trước đó và đóng cửa giao dịch tăng 1.75%, đạt 728 CNY (tương đương 103.73 USD)/tấn.
Ngày 26/9, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết triển khai chi tiêu tài chính cần thiết để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay khoảng 5%, một động thái bất ngờ cho thị trường.
Những biện pháp này đã thúc đẩy tâm lý thị trường hàng hóa rộng lớn, bao gồm quặng sắt, với giá cả đã xóa bỏ hoàn toàn mức giảm đã ghi nhận trong tháng 9.
Giá cao su Nhật Bản tăng hơn 1% do hy vọng các biện pháp kích thích tài chính mới từ Trung Quốc, dù giá dầu và cao su nhân tạo giảm đã hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3/2025 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 4 JPY, tương đương 1.03%, đạt 391 JPY (tương đương 2,7 USD)/kg.
Cà phê và đường tăng giá do hạn hán ở Brazil
Giá cà phê và đường tăng lên mức cao mới do nhà đầu tư vẫn tập trung vào tình trạng hạn hán ở Brazil, với dự báo thời tiết tiếp tục khô hạn.
Cà phê arabica trên sàn ICE đạt mức cao nhất trong 13 năm tại 275.05 UScent/lb, trước khi đóng cửa với mức tăng 1.8%, đạt 273.9 UScent/lb.
Cà phê robusta tăng 1.5%, đạt 5,527 USD/tấn.
Giá đường thô đạt đỉnh mới trong 7 tháng với mức giá 23.71 cent/lb trong phiên ngày thứ Năm, trước khi đóng phiên với mức giá 23.31 cent/lb, giảm 0.5%.
Giá đường trắng cũng giảm 0.5% xuống còn 593.9 USD/tấn.
Giá gạo Thái Lan xuống thấp nhất trong hơn 1 năm
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm do nhu cầu giảm và sự cạnh tranh từ các đối thủ giá rẻ hơn, trong khi giá gạo Ấn Độ tăng do đồng rupee mạnh hơn, bất chấp nhu cầu chậm từ khách hàng châu Á và châu Phi.
Tại Thái Lan, giá gạo tấm 5% được chào bán ở mức 550 – 560 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 20/7/2023, giảm từ 562 – 565 USD trong tuần trước.
Giá một số loại hàng hóa quan trọng sáng ngày 27/9: