Nhu cầu của Trung Quốc cho quặng sắt nhập khẩu gần như đã đạt đỉnh, nhưng cơ cấu nhập khẩu trong tương lai có thể sẽ thay đổi, trong bối cảnh quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới đang tìm cách để giảm thiểu khí thải nhà kính.
Trung Quốc, quốc gia mua khoảng 75% tổng số quặng sắt vận chuyển bằng đường biển, đã nhập khẩu 1.18 tỷ tấn nguyên liệu thép chính vào năm 2023, một con số kỷ lục, theo như dữ liệu từ hải quan.
Tuy nhiên, kể từ năm 2019, con số nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc đã bị giới hạn trong phạm vi giữa 1.07 tỷ và con số kỷ lục của năm 2023.
Sự đồng thuận về quan điểm ở Diễn đàn Quặng sắt diễn ra tuần trước ở Singapore, nơi quy tụ các nhà khai thác, nhà đầu tư và các nhà sản xuất thép, là việc nhu cầu của Trung Quốc sẽ duy trì ổn định ở xung quanh mức hiện tại.
Quan điểm này dựa trên hai điều kiện chính, đó là Bắc Kinh tiếp tục chính sách không chính thức nhằm giới hạn sản lượng thép hàng năm ở quanh mức 1 tỷ tấn, và rằng sản lượng quặng sắt trong nước của Trung Quốc đang duy trì ở mức ổn định trên cơ sở quặng đã qua xử lý, với bất kỳ sự gia tăng nào trong sản lượng khai thác sẽ bị bù trừ bởi sự suy giảm trong chất lượng.
Giả sử cả hai điều kiện trên thật sự được duy trì, sẽ rất khó để đưa ra trường hợp nhu cầu của Trung Quốc đối với quặng sắt nhập khẩu sẽ có bất kỳ thay đổi nào ngoài việc trì trệ, dù ở mức rất cao.
Câu hỏi được đặt ra giờ đây là động lực thị trường sẽ thay đổi như thế nào, bởi trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, quặng sắt đã luôn được thúc đẩy bởi sự phát triển không ngừng của Trung Quốc, với việc giá trị nhập khẩu đã tăng gấp 6 lần giữa năm 2004 và 2024.
Điều đầu tiên cần chú ý đó là Trung Quốc sẽ giữ vững vị thế là khách hàng lớn nhất của sản phẩm quặng sắt vận chuyển bằng đường biển, dù sự thống trị của họ sẽ giảm đi phần nào trước sự nổi lên của các nhà sản xuất thép đến từ châu Á, đặc biệt là từ Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.
Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu quặng sắt lớn thứ năm trên thế giới, nhưng với việc ngành công nghiệp nội địa của họ đang dần lớn mạnh, sản lượng xuất khẩu nhiều khả năng sẽ ít đi, và thậm chí có thể chuyển thành nhập siêu vào những năm 2030.
Các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan cũng được dự báo sẽ gia tăng sản lượng thép trong những thập kỷ tới, và hầu như sẽ dựa vào nguồn quặng nhập khẩu.
Tuy nhiên, các động lực thúc đẩy nhu cầu đối với quặng sắt đang suy yếu, khiến nhiều khả năng nguồn cung sẽ là yếu tố chính quyết định giá trong thập kỷ tới.