Ngô CBOT mất điểm vào thứ Hai và đậu tương giảm phiên thứ Ba liên tiếp do đồng đô la mạnh lên và những kỳ vọng về nguồn cung kỷ lục ở Mỹ.
Đồng đô la Mỹ là nhân tố quan trọng kéo giá nông sản xuống, theo một nhà giao dịch ngũ cốc tại Singapore cho biết. Hoạt động mua hàng vật lý đối với hàng hóa vật chất của Mỹ sẽ bị sụt giảm do đồng đô la mạnh lên, điều sẽ gây áp lực cho giá.
Hợp đồng ngô được giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT đã giảm 0.09% xuống còn 4.23 USD/giạ tính đến 13h30 chiều hôm nay. Hợp đồng này trước đó vào đầu phiên đã giảm xuống 4.21 USD/giạ, mức thấp nhất kể từ ngày 30/9.
Giá đậu tương giảm 0.65% xuống còn 10.31 USD/giạ, sau khi giảm xuống mức 10.27 USD vào đầu phiên, mức thấp nhất kể từ 23/9. Trong khi đó, giá lúa mì giảm 0.08% xuống còn 5.89 USD/giạ.
Đồng đô la mạnh hơn, vốn khiến các sản phẩm của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn với người mua nước ngoài, đã đè nặng lên giá các loại hàng hóa nông sản giữa bối cảnh dự báo về nguồn cung dồi dào ở Mỹ.
Đồng yên Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng và các loại tiền tệ khác cũng theo đà giảm khi đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng mạnh sau dữ liệu việc làm mạnh mẽ vào tuần trước cũng như leo thang căng thẳng tại Trung Đông.
Lượng tồn kho ngũ cốc và đậu tương từ vụ thu hoạch trước mà các nông dân và thương lái Mỹ đang nắm giữ đang ở mức cao nhất trong 4 năm, trước bối cảnh vụ thu hoạch mới đã bắt đầu với dự báo sản lượng kỷ lục cho cả ngô và đậu tương.
Tính đến ngày 1/9, các nông dân và thương lái Mỹ đang nắm giữ 1.76 tỷ giạ ngô, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023 và ở mức cao nhất kể từ năm 2020.
Sự giảm giá ở thị trường lúa mì đã được giới hạn bởi những lo ngại về thời tiết khô hạn ở khu vực Biển Đen, và cuộc tấn công mới nhất của Nga vào các cảng ở Ukraine.
Tình hình thời tiết trong tháng 9 vẫn không thuận lợi cho việc gieo trồng ngũ cốc vụ đông tại Ukraine vốn đã bắt đầu, theo công ty tư vấn nông nghiệp APK-Inform cho biết, trích lời trung tâm dự báo thời tiết quốc gia Ukraine.
Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu cho thấy các nông dân tại châu Âu mới chỉ thu hoạch 2% sản lượng ngô tính đến ngày 30/9, chậm hơn rất nhiều so với tốc độ trung bình. Nguyên nhân chính của việc thu hoạch chậm trễ được cho là do mưa vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến các công việc trên đồng ruộng.
Các công nhân và phía quản lý tại các cảng ở Mỹ đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ, kết thúc ngay lập tức cuộc đình công kéo dài ba ngày làm trì hoãn hoạt động vận chuyển trên Bờ Đông và Bờ Vịnh của Mỹ.
Các nhà đầu cơ lớn đã giảm vị thế bán ròng của họ với hợp đồng tương lai ngô CBOT trong tuần kết thúc vào ngày 1/10, theo dữ liệu công bố vào thứ Sáu cho thấy.
Báo cáo cam kết đầu tư của CFTC cho thấy các nhà giao dịch phi thương mại đã giảm vị thế bán ròng đối với các hợp đồng lúa mì và đậu tương.
>>>> XEM THÊM:
Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội