Mô hình giá được sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật chứng khoán nhằm dự đoán những xu hướng biến động giá trong tương lai. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch sinh lời hiệu quả. Vậy mô hình giá là gì? có bao nhiêu loại mô hình giá. Cùng HCT tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

1. Mô hình giá là gì?

Khái niệm về mô hình giá

mô hình giá

Mô hình giá (Price Pattern) là tập hợp toàn bộ các điểm giá trong một khoản thời gian mà sau khi nối các điểm giá này lại với nhau sẽ hình thành nên các mô hình cụ thể. Thông qua các mô hình đó sẽ đưa ra gợi ý cho nhà đầu tư biết được hành động giá tiếp theo diễn ra như thế nào dựa trên những dữ liệu mà chúng đã từng làm.

Mô hình giá trong chứng khoán

Trên bảng đồ thị, sau khi nối các điểm giá lại với nhau trong 1 khoảng thời gian cụ thể, và tạo ra các hình dạng như mô hình vai đầu vai, mô hình đỉnh kép, mô hình 2 đỉnh, 2 đáy… qua đó, sẽ gợi ý cho trader biết diễn biến tiếp theo của giá sẽ thế nào, dựa trên những dữ liệu từ quá khứ.

 mô hình giá trong chứng khoán


Nhìn vào mô hình giá có thể thấy trong cuộc đấu tranh giữa bên mua và bên bán thì bên nào đang kiểm soát thị trường. Giao dịch với mô hình giá cũng đang rất phổ biến hiện nay, các trader cần phải nắm rõ chuyển động của giá trước khi chúng thực sự diễn ra.

2. Các dạng mô hình giá phổ biến

Mô hình giá đảo chiều

Mô Hình Giá 2 Đỉnh

mô hình 2 đỉnh

Mô hình hai đỉnh - Double Top (giống chữ M) báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Khi giá thị trường đang tăng, gặp vùng kháng cự mạnh không vượt qua được, giá sẽ tạo một nhịp giảm tạo thành đỉnh thứ nhất.

Tiếp theo giá không vượt qua được đường hỗ trợ, quay ngược đầu tăng tạo đáy lần 1. Tương tự giai đoạn trước, khi gặp kháng cự giá sẽ lại quay đầu giảm để tạo thành đỉnh thứ hai.

Cuối cùng có một điểm đột phá vượt khỏi đường hỗ trợ là dấu hiệu cho thấy mô hình 2 đỉnh hoàn thành. Đây là lúc tốt nhất nhà đầu tư đặt lệnh bán ra.

Mô Hình 3 Đỉnh

mô hình 3 đỉnh

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) gồm 3 đỉnh gần bằng nhau và 2 đáy xếp cạnh nhau như hình 3 ngọn núi, báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình này thường được hình thành trong vòng từ 3 đến 6 tháng. Trước khi đỉnh thứ ba xuất hiện thì nhiều người thiếu kiên nhẫn dễ bị nhầm với mô hình 2 đỉnh. 

Mô Hình 2 Đáy

mô hình 2 đáy

Mô hình hai đáy - Double Bottom (giống chữ W), thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và là tín hiệu dự báo thị trường chuẩn bị đảo chiều theo hướng tăng. Lúc này giá sẽ dần giảm xuống đáy thứ nhất sau đó phục hồi cao hơn một chút rồi tiếp tục giảm tạo thành đáy thứ 2. Lúc này, giá sẽ không giảm xuống nữa mà tiếp tục tăng.

Mô Hình 3 Đáy

mô hình 3 đáy

Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) gồm 3 đáy và 2 đỉnh có dạng chữ A. Đoạn cuối cùng của mô hình 3 đáy là một điểm đột phá (breakout) nằm trên đường kháng cự.

Mô Hình Vai Đầu Vai

mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai (Head And Shoulders) có 1 đỉnh gọi là vai phải, 1 đỉnh cao hơn gọi là điểm đầu và kết thúc bằng 1 đỉnh thấp hơn gọi là vai trái, báo hiệu sự đảo chiều trong tương lai. Có 2 loại là vai đầu vai thuận (giá đảo chiều từ tăng sang giảm) và vai đầu vai ngược (từ giảm sang tăng)

Mô Hình Kim Cương

mô hình kim cương

Mô hình kim cương (Diamond Top) được tạo nên bởi 2 hình tam giác hợp lại có hình dáng gần giống như viên kim cương.

Mô hình này xuất hiện trong một xu hướng tăng và báo hiệu sự đảo chiều từ tăng sang giảm.

Ở mô hình kim cương, hai đường hỗ trợ bên dưới kết hợp với hai đường kháng cự bên trên tạo thành mức đỉnh và mức đáy.

Sau khi giá giảm phá vỡ cạnh bên phải của hình thoi là dấu hiệu giá đảo chiều và nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán để kiếm lời.

Mô hình giá tiếp diễn

Mô Hình Lá Cờ

mô hình lá cờ

Là mô hình được hình thành sau một giai đoạn giá thị trường diễn ra vô cùng sôi động khi giá tăng lên hoặc giảm xuống như một cây gậy thẳng đứng. Mô hình mang lại tín hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn tạm nghỉ để lấy đà tiếp tục cho xu hướng ban đầu.

Mô hình được hình thành bởi 2 phần chính:

Phần cột: Là một đường xu hướng giá biến động mạnh thẳng như cột cờ 

Phần lá cờ: Tại đây giá tạm dừng sau một xu hướng biến động rất mạnh, phần giá giao động với biên độ nhỏ giữa hai đường thẳng song song. 

Mô hình được hình thành trọn vẹn thì yếu tố giá bức phá ra khỏi đường xu hướng là điều rất quan trọng. Điều này mang lại dấu hiệu cho thấy xu hướng giá tiếp diễn là giá theo hướng đã có ban đầu và tiếp tục mạnh mẽ. 

Mô Hình Chữ Nhật


mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật - Rectangle xuất hiện khi giá bị kìm hãm giữ 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Đây là giai đoạn tạm dừng đấu đá của hai bên mua - bán đồng thời cho thấy sự tích luỹ về giá trước khi tiếp tục xu hướng lúc đầu. 

Mô Hình Giá Lưỡng Tính

mô hình giá lưỡng tính

Mô Hình Tam Giác Tăng

Là mô hình tam giác thường xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh, báo hiệu cho sự tiếp diễn tăng của xu hướng. 

Mô hình được tạo thành từ 2 đường: một đường xu hướng dốc lên và một đường kháng cự nằm ngang, 2 đường hội tụ tại một điểm. Khi đó giá sẽ có dấu hiệu tạm nghỉ khi không tạo thêm đỉnh nữa mà di chuyển ngang. 

Giá di chuyển dần đến cuối mô hình sẽ có khối lượng giao dịch lớn dần và sau đó sẽ phá đường kháng cự để tiếp tục tăng theo hướng ban đầu.

Mô hình tam giác tăng xuất hiệu sau một xu hướng tăng cho thấy phe bán đang yếu dần và phe mua đang hoàn toàn nắm giữ ưu thế. Giá di chuyển ngang để tạo đà và gây áp lực lớn nhằm phá vỡ đường kháng cự trên sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. 

Mô Hình Tam Giác Giảm

Là mô hình tam giá ngược lại với tam giác tăng khi xuất hiện sau một xu hướng giảm, báo hiệu cho sự tiếp diễn giảm của xu hướng.

Mô hình được hình thành từ 2 đường: một đường xu hướng dốc xuống và một đường hỗ trợ nằm ngang, 2 đường hội tụ tại một điểm. Khi đó giá sẽ có dấu hiệu tạm nghỉ khi không tạo thêm đáy nữa mà di chuyển ngang. 

Giá di chuyển dần đến cuối mô hình sẽ có khối lượng giao dịch lớn dần và sau đó sẽ phá đường hỗ trợ để tiếp tục giảm theo hướng ban đầu.

Mô hình tam giác tăng xuất hiệu sau một xu hướng giảm cho thấy phe mua đang yếu dần và phe bán đang hoàn toàn nắm giữ ưu thế. Giá di chuyển ngang để tạo đà và gây áp lực lớn nhằm phá vỡ đường hỗ trợ dưới sau đó tiếp tục giảm sâu mạnh trong tương lai. 

Mô Hình Tam Giác Cân

Sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm bao gồm một đường xu hướng đóng vai trò là một đường kháng cự và một đường xu hướng đóng vai trò là một đường hỗ trợ.

Giá sẽ dao động nhỏ dần giữa 2 đường xu hướng và hội tụ tại một điểm. 

Lực nén khi đủ lớn sẽ đẩy giá bức phá ra khỏi 1 trong 2 đường và tiếp tục di chuyển mạnh theo xu hướng đó.

Mô hình tam giác cân thể hiện tâm lý chờ đợi để chiếm ưu thế của cả phe mua và phe bán. Do là mô hình lưỡng tính nên không cho thấy được xu hướng tiếp theo cũng như không thể hiện được bên nào chiếm ưu thế. 

Nhà đầu tư chỉ có thể nắm bắt được tín hiệu khi giá cận kề đỉnh và có dấu hiệu của breakout. 

3. Ưu điểm và hạn chế của phân tích mô hình giá

Ưu điểm

Độ chính xác cao: Mô hình giá có mẫu hình rõ ràng giúp nhà đầu tư nhận diện và dự đoán xu hướng giá một cách chính xác.

Tiền hiệu: Việc sử dụng mô hình giá giúp nhà đầu tư nhận được tín hiệu vào thực hiện lệnh sớm hơn, tận dụng được cơ hội đầu tư tốt hơn.

Hình dạng trực quan: Mô hình giá có hình dạng trực quan với tên gọi khác nhau giúp nhà phân tích kỹ thuật có thể ghi nhớ và áp dụng dễ dàng.

Hạn chế

Phụ thuộc vào hoàn thành mô hình: Chỉ khi mô hình giá hoàn thành, nhà đầu tư mới có thể dự báo xu hướng giá, điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và chờ đợi.

Biến động thị trường: Thị trường chứng khoán đầy biến động, khiến hình dạng mô hình giá đôi khi không chuẩn như mẫu, làm giảm độ chính xác của dự đoán.

Phá vỡ giá và mô hình lồng: Một số tình huống phá vỡ giá xảy ra ở mô hình giá hoặc việc mô hình lồng trong mô hình khác có thể gây bối rối cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quyết định giao dịch.

4. Những lưu ý khi giao dịch mô hình giá 

Đối với các mô hình giá đảo chiều, hãy đợi giá phá qua đường trendline (đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy với nhau) thì mới bắt đầu vào lệnh mua hoặc bán.

Đối với các mô hình giá tiếp diễn nên đợi giá break qua khỏi trendline rồi mới vào lệnh.

Kiên nhẫn chờ đợi giá phá qua trendline, neckline, không nên sốt ruột rồi tự tưởng tượng hoặc vẽ trước mô hình.

Áp dụng với các chỉ báo khác để đưa ra lựa chọn chuẩn nhất. Khi giao dịch các trader cần phải chờ đợi mô hình giá hình thành hoàn chỉnh và có điểm xác nhận thì mới đặt lệnh.

Vừa rồi HCT đã giới thiệu qua định nghĩa cũng như là vai trò của các mô hình giá phổ biến trên thị trường hiện nay cùng với những lưu ý để nhà đầu tư cẩn thận, cân nhắc hơn trong khi ra quyết định. 

Hy vọng bài viết này sẽ đem lại kiến thức bổ ích đến các nhà đầu tư chưa có hiểu biết cũng như vẫn còn mông lung chưa hiểu rõ về mô hình giá. 

Ngoài ra liên hệ số hotline 1900.636.909 hoặc truy cập vào  HCT để được biết thêm các kiến thức hay về đầu tư chứng khoán. Chúc các nhà đầu tư may mắn và thành công khi áp dụng công cụ kỹ thuật này!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01