Lúa mì

Giá lúa mì chịu áp lực khi thu hoạch lúa mì vụ đông tại Mỹ đã bắt đầu và thị trường điều chỉnh sau nhịp hồi phục tuần trước.

Tuy nhiên, tiến độ thu hoạch lúa mì tại Mỹ đang khá chậm. Sau khi CBOT đóng cửa hôm thứ Hai, USDA cho biết lúa mì vụ đông mới chỉ được thu hoạch 4%, tăng nhẹ so với tuần trước (3%) và chậm hơn mức trung bình 5 năm ở mức  7%.

SovEcon đã nâng dự báo sản lượng lúa mì Nga năm 2025 thêm 1,8 triệu tấn lên 82,8 triệu tấn, tuy vẫn thấp hơn nhẹ so với ước tính 83 triệu tấn của USDA.

IKAR cho biết giá xuất khẩu lúa mì Nga chốt phiên tuần trước ở mức 225 USD/tấn, không đổi so với tuần trước đó.

APK-Inform hạ dự báo sản lượng lúa mì Ukraine năm 2025 xuống 21,7 triệu tấn, giảm 0,1 triệu tấn so với trước đó và thấp hơn mức ước tính 23 triệu tấn của USDA.

Doanh số kiểm tra xuất khẩu lúa mì tuần trước của Hoa Kỳ đạt 10,7 triệu giạ, nằm ở mức thấp nhất trong khoảng kỳ vọng của thị trường.

Khoảng 4,5 triệu giạ trong số này thuộc niên vụ 2024/25 vừa kết thúc vào cuối tháng 5, còn lại 6,2 triệu giạ là cho niên vụ 2025/26.

Đậu tương

Thị trường đậu tương hiện tập trung vào tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Các cuộc đàm phán tại London sẽ kéo dài sang ngày thứ hai, với mục tiêu giảm căng thẳng trong tranh chấp thương mại đang mở rộng từ thuế quan sang hạn chế xuất khẩu đất hiếm và công nghệ cao.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bắt đầu tại London tuần này nhiều khả năng tập trung vào vấn đề xuất khẩu kim loại đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ và các loại chip máy tính cao cấp từ Mỹ sang Trung Quốc.

Ít có đề cập đến việc Trung Quốc thực hiện cam kết trong giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại năm 2020 về nhập khẩu nông sản Mỹ. Các cuộc đàm phán sẽ dần mở rộng để bao gồm cả nhập khẩu nông sản, nhưng chi tiết cụ thể vẫn còn ở giai đoạn sau.

Kiểm tra xuất khẩu đậu tương tuần trước của Hoa Kỳ tăng mạnh đạt 20 triệu giạ, vượt kỳ vọng và cao hơn nhiều so với mức 13 triệu giạ cần thiết để đạt dự báo 1,850 tỷ giạ của USDA.

Lũy kế xuất khẩu từ đầu niên vụ đạt 1,660 tỷ giạ, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức tăng 9% trong dự báo của USDA.

Các thị trường nhập khẩu lớn bao gồm Ai Cập, Indonesia, Mexico và Nhật Bản, mỗi nước mua hơn 3 triệu giạ.

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong tháng 5, lên tới 13,92 triệu tấn gấp đôi so với tháng trước chủ yếu nhờ mua mạnh từ Brazil. 

Ngô

USDA đánh giá 71% diện tích ngô đang ở tình trạng tốt đến rất tốt, tăng so với mức 69% tuần trước và cao hơn mức trung bình dự báo của giới phân tích.

Xuất khẩu ngô được kiểm tra trong tuần trước của Hoa Kỳ đạt 1,657 triệu tấn, vượt kỳ vọng thị trường. Tuy nhiên, với việc Brazil bắt đầu thu hoạch vụ ngô thứ hai, cơ hội xuất khẩu của ngô Mỹ có thể dần thu hẹp.

Kiểm tra xuất khẩu phục hồi đạt 65 triệu giạ, vượt kỳ vọng và cao hơn mức 40 triệu giạ cần thiết để đạt dự báo 2,60 tỷ giạ của USDA.

Lũy kế xuất khẩu từ đầu niên vụ đạt 1,980 tỷ giạ, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng 13% trong dự báo của USDA.

Các nước nhập khẩu lớn nhất bao gồm Mexico với 16 triệu giạ, Đài Loan 11 triệu giạ, Hàn Quốc 8 triệu giạ, trong khi Nhật Bản và Colombia cùng mua 5 triệu giạ.

Theo giới thương mại, các quỹ hàng hóa đã bán ròng hợp đồng tương lai ngô, lúa mì, đậu tương và dầu đậu, trong khi mua ròng nhẹ ở khô đậu vào thứ Hai.