Vào ngày 15/2, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm mạnh của giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn, đảo chiều so với phiên giao dịch trước. Cụ thể, giá vàng trong nước đã giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng vào sáng nay.
Tại Tập đoàn Doji, giá vàng miếng SJC ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dao động từ 87,3 – 90,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 1 triệu đồng mỗi lượng so với phiên giao dịch trước đó. Chênh lệch giữa giá mua và bán duy trì ở mức 3 triệu đồng/lượng.
Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng ghi nhận mức giá tương tự cho vàng SJC, dao động từ 87,3 – 90,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 1 triệu đồng mỗi lượng so với ngày hôm qua, với chênh lệch mua – bán cũng ở mức 3 triệu đồng/lượng.
Tại Phú Quý, giá vàng miếng SJC vẫn giữ mức 87,3 – 90,3 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng mỗi lượng so với phiên trước, với chênh lệch mua – bán cũng là 3 triệu đồng/lượng.
Đối với vàng nhẫn, tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long hiện ở mức 88,3 – 90,3 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), ghi nhận giảm mạnh 1.000.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều chiều mua vào và chiều bán ra. Chênh lệch mua – bán thu lên 2 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại Hà Nội được giao dịch ở mức 88,3 – 90,3 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và giảm 800.000 đồng mỗi lượng ở chiều bán ra so với phiên trước, với chênh lệch mua – bán đạt 2 triệu đồng/lượng.
Tại Phú Quý, giá vàng nhẫn tròn trơn 999,9 dao động từ 88,3 – 90,3 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 900.000 đồng mỗi lượng cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên trước. Chênh lệch mua – bán tăng lên mức 2 triệu đồng/lượng.
Các chuyên gia nhận định, giá vàng SJC giảm mạnh theo xu hướng giảm của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, mức đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng có thể sẽ là ngưỡng cản đối với vàng SJC, vì mỗi khi giá đạt đến mức này, nhà đầu tư thường có xu hướng chốt lời.