Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/10, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.4% xuống 2,640.74 USD/oz, rút khỏi mức cao kỷ lục 2,685.42 USD/oz đã đạt được vào ngày 26/09.
Hợp đồng vàng tương lai mất 0.3% còn 2,660.1 USD/oz.
Đồng USD dao động tại mức cao nhất trong 7 tuần, làm vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Peter A. Grant, Phó chủ tịch và chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals, nhận định: “Sức mạnh của đồng USD là rào cản trong ngắn hạn tại thời điểm này, ngăn cản vàng đạt mức cao kỷ lục mới. Tôi vẫn thấy khả năng ngắn hạn ở mức 2,700 USD/oz và dài hạn ở mức 3,000 USD/oz vẫn có giá trị do nhu cầu trú ẩn an toàn từ căng thẳng địa chính trị và bất ổn chính trị khi chúng ta tiến gần hơn đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ”.
Vàng được xem là kênh phòng ngừa bất ổn địa chính trị và kinh tế, đồng thời, có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường lãi suất thấp.
Nhà đầu tư hiện dự báo xác suất 84% Fed sẽ hạ lãi suất 0.25% vào tháng tới sau khi báo cáo việc làm của Mỹ vào tuần trước củng cố niềm tin rằng nền kinh tế nước này không có khả năng cần Fed cắt giảm lãi suất mạnh tay trong thời gian còn lại của năm nay.
Thị trường sắp tới sẽ tiếp nhận biên bản cuộc họp mới nhất của Fed, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá sản xuất PPI trong tuần này.
Ngoài ra, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm mua vàng dự trữ tháng thứ 5 liên tiếp vào tháng 9.
>>>> XEM THÊM:
Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội