Giá tiêu trong nước vẫn chưa có tín hiệu bứt phá dù nguồn cung đang dần trở nên khan hiếm. Tâm lý găm hàng của nông dân cùng với chính sách nhập khẩu cầm chừng từ Trung Quốc khiến thị trường duy trì trạng thái giằng co. Tuy nhiên, chênh lệch giá giữa thị trường Việt Nam và Trung Quốc có thể trở thành yếu tố kích thích nhu cầu nhập khẩu tăng trong thời gian tới.


Khu vực


Giá trung bình (đồng/kg)

Biến động (đồng/kg)

Gia Lai

151,000

0

Bà Rịa - Vũng Tàu

152,000

0

Đắk Lắk

151,000

0

Bình Phước

151,500

0

Đắk Nông

151,000

0

Thị trường hồ tiêu trong nước hôm nay (14/5) duy trì trạng thái ổn định tại hầu hết các vùng trọng điểm. Giá trung bình toàn quốc giữ ở mức 151.300 đồng/kg, không đổi so với hôm qua. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là địa phương có mức giá cao nhất với 152.000 đồng/kg. Các khu vực khác như Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông đồng loạt ở mức 151.000 đồng/kg; Bình Phước đạt 151.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu cũng không có nhiều biến động trong phiên giao dịch gần nhất. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen của Indonesia và Malaysia lần lượt ở mức 7.323 USD/tấn và 9.200 USD/tấn. Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 đạt 6.800 USD/tấn, tương đương với mức giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l và 550 g/l dao động quanh ngưỡng 6.700 – 6.800 USD/tấn.

Ở phân khúc tiêu trắng, giá tiêu Muntok (Indonesia) được chào bán ở mức 9.918 USD/tấn, cao hơn so với tiêu trắng Việt Nam (9.700 USD/tấn) nhưng thấp hơn tiêu trắng Malaysia ASTA (11.900 USD/tấn).

giá tiêu ngày 14/5/2025

Về tình hình cung cầu, ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê – cho biết thị trường Trung Quốc vẫn nhập khẩu nhưng với tốc độ thận trọng. Lý do chính đến từ tình hình kinh tế nội tại và chính sách nhập khẩu chặt chẽ của nước này. Tuy nhiên, ông Bính tiết lộ, hiện giá tiêu tại thị trường Trung Quốc cao hơn Việt Nam khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg, cho thấy khả năng họ sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Tính đến hết tháng 4/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 510,6 triệu USD. Dù lượng xuất khẩu giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng kim ngạch lại tăng đến 45% nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Nguồn cung trong nước eo hẹp khi nhiều nông dân không mặn mà bán ra do giá chưa đạt kỳ vọng, cộng với việc mất mùa tại nhiều địa phương khiến thị trường ngày càng thắt chặt.

Các doanh nghiệp hiện chủ yếu thu mua cầm chừng và giữ hàng, chờ thời điểm giá cao hơn để xuất khẩu. Trong khi đó, diện tích tái canh hồ tiêu không có nhiều biến động vì quỹ đất hạn chế và nông dân chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Với bối cảnh cung giảm – cầu ổn định hoặc tăng nhẹ, đặc biệt từ các thị trường lớn như Trung Quốc, giá hồ tiêu được dự báo sẽ tiếp tục nhận được lực hỗ trợ trong trung và dài hạn.