Hợp đồng tương lai ngô và đậu tương CBOT đều tăng vào thứ Tư 3/7 và đang biến động quanh mức thấp nhất trong nhiều năm khi những lo lắng về tình hình cây trồng của Mỹ đã bị bù đắp bởi nguồn cung dồi dào. Lúa mì cũng đã tăng nhẹ nhưng đang phải chịu áp lực từ việc thu hoạch đẩy mạnh ở Mỹ. 

Ngô và đậu tương tăng giá nhẹ vào thứ Tư 3/7

Hợp đồng ngô được giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT đã tăng 0.3% lên mức 4.09 USD/giạ lúc 14h44 chiều nay, sau khi đã giảm xuống mức 3.99 USD/giạ, mức thấp nhất kể từ năm 2020 vào thứ Sáu tuần trước. 

Đậu tương CBOT tăng 0.29% lên mức 11.16 USD/giạ vào hôm nay. Hợp đồng này trước đó vào thứ Hai cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020, 10.97 USD/giạ. 

Lúa mì tăng mạnh 1.08% lên mức 5.87 USD/giạ sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng, 5.57 USD, vào tháng 6. 

Dữ liệu của chính phủ Mỹ vào thứ Hai cho thấy tình trạng vụ ngô của Mỹ đã xấu đi và đánh giá đậu tương vẫn giữ nguyên sau khi lũ lụt đã nhấn chìm một phần của khu vực tây bắc của miền Trung Tây. 

Một số mô hình khí tương dự đoán rằng vành đai ngô phía Tây có thể phải đối mặt với thời tiết khô và nhiệt độ cao vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, điều có thể ảnh hưởng đến sự hình thành quả đậu tương. 

Một nửa số nhà sản xuất của Mỹ trong Crop Watch đang có những lo ngại về mùa vụ, đặc biệt là với cây ngô. 

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng báo cáo vào thứ Sáu tuần trước rằng các nông dân Mỹ đã trồng nhiều ngô hơn so với dự báo của cơ quan này vào tháng Ba, gây ảnh hưởng lên giá ngô. 

Nông dân Mỹ đang giữ lại ngô và đậu tương để chờ giá tốt hơn, điều có thể cản trở bất kỳ sự hồi phục giá nào. 

Các nông dân trồng ngô vụ hai của Brazil dự kiến sẽ thu hoạch 100.5 triệu tấn trong chu kỳ 2023/24, ít hơn 10% so với mùa vụ trước nhưng vẫn cao hơn so với những ước tính ban đầu, công ty tư cấn Agroconsult cho biết. 

Trong khi đó, công ty COFCO International của Trung Quốc dự báo tiềm năng tăng trưởng thu hoạch ngô và đậu tương trong chu kỳ 2024/25. 

Trung Quốc có khả năng sẽ nhập khẩu một số lượng đậu tương kỷ lục từ Mỹ trong tháng 7 này, bị hấp dẫn bởi việc giá ngô của Mỹ thấp hơn nhiều so với giá ngô ở Trung Quốc, cùng với đó là khả năng Donald Trump trở lại làm Tổng thống sẽ gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia. 

Trung Quốc dự định nhập khẩu số lượng lớn ngô từ Mỹ khi giá đang rẻ

Ở thị trường lúa mì, việc thu hoạch cho vụ lúa mì mùa đông vẫn tiếp tục với tốc độ vượt quá so với tốc độ trung bình và xếp hạng cây trồng được cải thiện đối với lúa mì mùa xuân ở phía bắc khu vực Plains, USDA cho biết. 

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp vào tuần trước nhưng sự không chắc chắn về sản lượng thu hoạch cuối cùng của nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới vẫn đang tiếp diễn. 

Các quỹ hàng hóa vào thứ Ba đã mua ròng các hợp đồng tương lai ngô, đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương, trong khi bán ròng hợp đồng lúa mì, các nhà giao dịch cho biết.