Phiên giao dịch đầu tuần ngày 12/5, giá đậu tương tại Chicago tiếp tục tăng phiên thứ ba liên tiếp, được hỗ trợ bởi tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra cuối tuần qua tại Thụy Sĩ.

Các cuộc trao đổi kết thúc vào Chủ nhật với tuyên bố lạc quan từ cả hai phía: phía Mỹ nói về một “thỏa thuận” nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại, trong khi Trung Quốc đề cập đến việc đạt được “đồng thuận quan trọng” và khởi động một diễn đàn đối thoại kinh tế mới.

giá ngô, đậu tương, lúa mì ngày 12/5/2025

Hợp đồng đậu tương giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT tăng 0,24% lên 10,54 USD/bushel vào lúc 09:12 sáng theo giờ Việt Nam. Đậu tương là mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, khi Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới – liên tục giảm đơn hàng từ Mỹ và chuyển hướng sang Brazil, quốc gia xuất khẩu hàng đầu toàn cầu.

Tại Brazil, nông dân dự kiến mở rộng diện tích trồng đậu tương thêm khoảng 500.000 ha trong niên vụ 2025/26 bắt đầu từ tháng 9 tới, theo ông Andre Pessoa – Chủ tịch hãng tư vấn nông nghiệp Agroconsult.

Trái ngược với đậu tương, giá lúa mì và ngô lại giảm trong phiên đầu tuần.

Lúa mì giảm 0,91% còn 5,17 USD/bushel, hiện đang tiệm cận mức thấp nhất trong chín tháng. Áp lực đến từ nhu cầu xuất khẩu yếu và thời tiết thuận lợi tại vùng đồng bằng nước Mỹ – khu vực trồng lúa mì chủ lực.

Ngô giảm 0,22% xuống còn 4,49 USD/bushel, do điều kiện gieo trồng và sinh trưởng lý tưởng tại vành đai ngô Hoa Kỳ tiếp tục củng cố triển vọng mùa vụ.

Bên cạnh đó, vụ thu hoạch ngô sắp tới tại Brazil cũng được kỳ vọng sẽ hút bớt nhu cầu toàn cầu khỏi thị trường Mỹ trong những tuần tới.

Giới giao dịch hiện đang chờ báo cáo mới từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố trong ngày hôm nay, với dự báo cung – cầu lần đầu tiên cho niên vụ 2025/26. Theo ước tính ban đầu, nguồn cung đậu tương Mỹ sẽ không thay đổi nhiều so với năm trước, trong khi tồn kho toàn cầu dự kiến tăng.

Riêng với ngô, lượng tồn kho cuối vụ 2025/26 tại Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng gần 40% nhờ diện tích gieo trồng lớn. Tồn kho lúa mì toàn cầu được dự báo sẽ giữ ổn định so với niên vụ hiện tại.

Thị trường nông sản CBOT là một thị trường rất tiềm năng với kích thước hợp đồng đa dạng, phù hợp với nhiều nhà đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tham gia đầu tư nông sản phái sinh, đừng bỏ qua khóa đào tạo “Vững vàng đầu tư hàng hóa cùng HCT”, diễn ra vào 20h các ngày 21 và 22/5/2025 với chi phí hoàn toàn MIỄN PHÍ. 

Tại khóa học, bạn sẽ được giới thiệu các kiến thức cơ bản về thị trường nông sản CBOT cũng như giới thiệu những chiến lược giao dịch nông sản hiệu quả. 

Đăng ký tham gia khóa đào tạo tại đây!