Cho đến sáng thứ Năm 23/5, giá dầu đã giảm ngày thứ 4 liên tiếp trước những lo ngại rằng lãi suất vay của Mỹ có thể tăng lại nếu như lạm phát leo thang, một hành động có thể ảnh hưởng nhiều lên nhu cầu về dầu.
Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 27 cent, tương đương 0.3% xuống 81.63 USD/thùng lúc 7h04 sáng. Trong khi đó, dầu thô WTI giảm 35%, tương ứng với 0.5% xuống mức 77.14 USD/thùng. Trước đó, cả hai hợp đồng này đều đã giảm hơn 1% vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Tư 22/5.
Báo cáo về cuộc họp chính sách gần nhất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố vào thứ Tư cho thấy phản ứng của Ngân hàng trung ương Mỹ với lạm phát kéo dài có thể “bao gồm việc giữ vững lãi suất” ở mức hiện tại, nhưng cũng thể hiện những bàn luận về khả năng lãi suất tăng hơn nữa.
“Rất nhiều người tham gia đã đề cập đến việc sẵn sàng thắt chặt chính sách hơn nữa nếu các rủi ro đối với lạm phát xuất hiện theo cách mà hành động đó trở nên phù hợp”, theo như báo cáo cuộc họp của Fed.
Lãi suất tăng cao đồng nghĩa với tăng chi phí đi vay, gây khó khăn cho các quỹ mà có thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu về dầu.
Một vấn đề khác cũng đè nặng lên thị trường, tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 1.8 triệu thùng trong tuần vừa qua, dựa theo thông tin từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), so với ước tính ban đầu là giảm 2.5 triệu.
Trên toàn cầu, nhu cầu cho dầu thô vật chất những ngày gần đây càng bị áp lực nhiều bởi nhu cầu lọc dầu mềm và nguồn thu dồi dào.
Nga cho biết họ đã vượt qua hạn ngạch sản xuất của OPEC+ trong tháng tư do “một số nguyên nhân kỹ thuật” và sẽ sớm trình bày trước Hội đồng Thư ký của OPEC về kết hoạch của họ để bù trừ cho sai sót này, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga cho biết.
Citi Research cho biết họ tiếp tục kỳ vọng rằng OPEC+ sẽ quyết định duy trì cắt giảm sản lượng cho đến hết quý III năm nay trong cuộc gặp mặt sắp tới ngày 1/6. Citi cũng giữ vững quan điểm rằng giá dầu Brent trung bình sẽ đạt 86 USD/thùng trong quý II/2024.