Giá dầu đã hồi phục tại sàn giao dịch châu Á vào thứ Tư trước căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, tuy nhiên mức tăng bị giới hạn bởi nhu cầu yếu. 

Giá dầu tăng trước những căng thẳng ở Trung Đông

Hợp đồng tương lai dầu Brent đã tăng 17 cent, tương đương 0.16% lên mức 76.60 USD/thùng lúc 13h15 chiều nay. Trong khi đó, dầu thô WTI cũng tăng 17 cent, tương đương 0.23%, lên mức 73.37 USD/thùng. 

Hamas đã công bố thủ lĩnh Gaza mới Yahya Sinwar vào thứ Ba, một bước đi củng cố con đường cực đoan đã theo đuổi kể từ cuộc tấn công vào Israel hôm 7/10 năm ngoái. 

“Giá dầu tăng có thể được thúc đẩy bởi những kỳ vọng rủi ro nguồn cung tăng cao do căng thẳng leo thang ở Trung Đông và sự điều chỉnh giá dầu thô từ mức thấp nhất trong nhiều tháng. Tâm lý nhu cầu giảm vẫn đang tồn tại, và được dự báo sẽ giới hạn đà tăng của giá dầu”, theo người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường dầu châu Á của Vortexa, Serena Huang, cho biết. 

Bên cạnh đó, dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô hàng ngày của nước này trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022. 

Sự phục hồi giá trên diện rộng diễn ra sau khi dầu trượt giá vào đầu phiên ngày hôm nay, theo sau dữ liệu của Mỹ cho thấy sự bổ sung bất ngờ trong tồn kho dầu thô và xăng. 

Theo một nguồn tin thị trường trích dẫn từ Viện Dầu khí Mỹ (API)vào thứ Ba, tồn kho dầu thô, xăng và các sản phẩm chưng cất đều tăng trong tuần trước.  

Dữ liệu của API cho thấy tồn kho dầu thô đã tăng 176,000 thùng trong tuần kết thúc ngày 2/8, nguồn tin ẩn danh cho biết. Ở một diễn biến khác, các nhà phân tích được Reuters khảo sát kỳ vọng tồn kho dầu thô giảm khoảng 700,000 thùng. 

Tồn kho xăng tăng 3.313 triệu thùng so với dự báo giảm 1 triệu thùng từ các nhà phân tích, trong khi dự trữ các sản phẩm chưng cất  tăng 1.217 triệu thùng, lượng tăng nhiều hơn so với kỳ vọng. 

Báo cáo tồn kho chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ được công bố vào 21h30 tối nay. 

Vào thứ Hai, hợp đồng tương lai dầu Brent đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 và dầu thô WTI chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2, khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu trước những lo ngại ngày càng tăng về một đợt suy thoái kinh tế ở Mỹ, quốc gia tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới. 

Tuy nhiên, cả hai hợp đồng dầu thô đều phá vỡ chuỗi ba phiên giảm liên tiếp vào thứ Ba khi những căng thẳng ở Trung Đông đã làm dấy lên những lo ngại về nguồn cung. 

Cả hai hợp đồng đều phá vỡ chuỗi giảm giá vào thứ Ba

Bên cạnh đó, lời thề trả đũa của Iran với Israel và Mỹ sau khi hai thủ lĩnh quân sự bị giết hại đã làm nổi lên những lo lắng về một cuộc chiến quy mô rộng hơn ở Trung Đông. 

“Bất kỳ sự leo thang xung đột nào ở Trung đều có thể dẫn đến rủi ro lớn hơn về gián đoạn nguồn cung từ khu vực”, nhà phân tích Daniel Hynes của ANZ cho biết. 

Ngoài ra, sản lượng thấp đi tại mỏ dầu Sharara của Lybia cũng đã làm tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. 

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng vào thứ Ba, tồn kho dầu toàn cầu đã giảm khoảng 400,000 thùng/ngày trong nửa đầy năm 2024. Cơ quan này dự báo trong nửa cuối năm, dự trữ toàn cầu sẽ giảm khoảng 800,000 thùng/ngày.