Giá dầu tăng trong phiên giao dịch tại châu Á vào thứ Năm, 1/8, nối dài đà tăng giá từ phiên trước đó, sau khi việc tiêu diệt thủ lĩnh Hamas tại Iran đã dấy lên những mối nguy về xung đột diện rộng ở Trung Đông và những lo lắng về ảnh hưởng của sự việc này lên giá dầu.
Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 46 cent, tương đương 0.6% lên 81.30 USD/thùng theo ghi nhận lúc 10h55 sáng, trong khi dầu thô WTI tăng 55 cent, tương đương 0.7% lên 78.46 USD/thùng.
Những hợp đồng được giao dịch nhiều nhất ở cả hai loại dầu đều đã tăng khoảng 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư.
Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh đã bị giết tại thủ đô Tehran của Iran vào thứ Tư, chưa đến 24 giờ sau khi chỉ huy quân đội cao cấp nhất của lực lượng Hezbollah bị tiêu giệt trong một cuộc tấn công của Israel và Beirut.
Sự việc này đã làm tăng những lo ngại về cuộc chiến kéo dài 10 tháng ở Gaza giữa Israel và Hamas có thể biến thành một cuộc chiến quy mô lớn hơn ở Trung Đông, điều sẽ dẫn đến gián đoạn trong nguồn cung dầu từ khu vực.
“Thị trường dầu mỏ đang lo lắng một cách chính đáng về việc cuộc ám sát Haniyeh sẽ khiến Iran liên quan trực tiếp đến cuộc chiến với Israel. Và điều này có thể gây ra những rủi ro về nguồn cung dầu và những cơ sở hạ tầng liên quan của Iran”, theo nhà phân tích Vivek Dhar ở Ngân hàng Commonwealth tại Australia cho biết trong một ghi chú khách hàng.
Dhar cho biết thị trường sẽ lo lắng về khả năng Iran sẽ gia tăng những căng thẳng thông qua việc kiểm soát eo biển Hormuz.
“Phong thỏa tuyến đường thủy quan trọng này có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển 15-20% nguồn cung dầu toàn cầu. Với công suất đường ống dự phòng hạn chế có thể vượt qua sự phong tỏa này, eo biển Hormuz hiện ra là một rủi ro gián đoạn tiềm tàng lớn đối với thị trường dầu”, Dhar cho biết.
Ngoài ra, một loạt các dữ liệu mới được Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu, công bố cùng với đồng đô la yếu đi đã thúc đẩy giá dầu tăng.
Nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh đã khiến tồn kho dầu thô Mỹ giảm 3.4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/7, xuống còn 433 triệu thùng, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết vào thứ Tư.
Trong khi đó, chỉ số đồng đô la Mỹ tiếp tục giảm vào thứ Năm, sau khi Fed giữ nguyên lãi suất nhưng úp mở khả năng sẽ cắt giảm vào tháng 9. Đồng đô la yếu đi có thể thúc đẩy nhu cầu dầu từ các nhà đầu tư sử dụng loại tiền tệ khác.
Trong dài hạn, các nhà đầu tư hiện đang không tự tin về tình hình nhu cầu của Trung Quốc, theo nhà phân tích Priyanka Sachdeva tại Phillip Nova cho biết.
Dữ liệu chính thức từ Trung Quốc vào thứ Tư cho biết hoạt động sản xuất của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng vào tháng 7 khi các nhà máy gặp khó với các đơn đặt hàng mới sụt giảm và giá thành thấp.
Một cuộc khảo sát với khu vực tư nhân cũng cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm lần đầu tiên trong 9 tháng khi các đơn đặt hàng mới tụt giảm.