Giá dầu thô đã tăng nhẹ vào thứ Sáu khi dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến đã nâng kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc gia tăng nhu cầu dầu thô từ quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, những nỗi lo về tình hình kinh tế mềm ở Trung Quốc và Nhật Bản, những nền kinh tế lớn nhất châu Á, đã giới hạn đà tăng.
Hợp đồng tương lai dầu Brent giao tháng 9 đã tăng 7 cent lên 82.44 USD/thùng lúc 7h14 sáng nay. Trong khi đó, dầu thô WTI tăng 4 cent lên mức 78.32 USD/thùng.
Trong quý II vừa qua, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm nhanh hơn dự kiến ở mức 2.8% khi người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn và các doanh nghiệp gia tăng đầu tư, theo dữ liệu Bộ Thương mại nước này cho thấy. Trong khi đó, các nhà kinh tế được khảo sát bởi Reuters đã đưa ra dự đoán GDP nước này có thể tăng trưởng 2% trong quý vừa rồi.
Bên cạnh đó, những áp lực về lạm phát đã giảm bớt, giúp duy trì kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Lãi suất thấp hơn có xu hướng thúc đẩy nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nhu cầu về dầu.
Tuy nhiên, tiếp tục có những dấu hiệu tiêu cực ở châu Á đã giới hạn mức tăng giá dầu.
Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi ở thủ đô của Nhật Bản đã tăng 2.2% trong tháng 7 so với một năm trước đó, theo dữ liệu cho thấy vào hôm nay, đã nâng dự đoán của thị trường về việc lãi suất sẽ tăng trong tương lai gần.
Tuy nhiên một chỉ số loại bỏ chi phí năng lượng, được xem là thước đo tốt hơn cho xu hướng giá cơ bản đã tăng với tốc độ chậm nhất trong gần 2 năm, cho thấy các đợt tăng giá đang ở mức vừa phải do tiêu dùng yếu.
Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã gây bất ngờ cho thị trường lần thứ hai trong tuần bằng việc thực hiện một hoạt động cho vay không lên kế hoạch trước vào thứ Năm với lãi suất suất thấp hơn, cho thấy chính quyền nước này đang cố gắng cung cấp những chính sách kích thích tiền tệ mạnh mẽ hơn để thúc đẩy nền kinh tế.