Hợp đồng tương lai dầu thô ghi nhận thay đổi nhỏ vào thứ Sáu nhưng vẫn đang hướng tới tuần tăng trưởng thứ hai liên tiếp giữa những dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang được cải thiện và sự sụt giảm trong tồn khô xăng dầu ở Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. 

Dầu thô hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp

Hợp đồng tương lai dầu Brent giao tháng 8 giảm 15 cent xuống mức 85.56 USD/thùng lúc 10h56 sáng sau khi tăng 0.8% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm. 

Hợp đồng giao tháng 8 của dầu thô WTI giảm 14 cent xuống mức 81.15 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng giao tháng 7 đáo hạn với mức giá 82.17 USD/thùng, tăng 0.7%. 

Giá dầu thô đã tăng khoảng 5% kể từ đầu tháng lên mức cao nhất trong hơn 7 tuần. 

“Nhu cầu theo mùa gia tăng, như được thể hiện trong dữ liệu mới nhất của EIA, cuộc đối đầu mới giữa Israel và Hezbollah, và mùa bão đang đến gần có thể duy trì sức mạnh của giá dầu trong mùa hè”, các nhà phân tích của Citi cho biết trong một ghi chú. 

Dữ liệu của chính phủ Mỹ được công bố vào tối hôm qua (20/6) cho thấy tổng sản phẩm được cung cấp, một chỉ số có ý nghĩa tương đương với nhu cầu của nước này, đã tăng thêm 1.9 triệu thùng/ngày trong tuần vừa qua, lên mức 21.1 triệu thùng/ngày. 

Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô Mỹ đã giảm 2.5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 14/6 và hiện đang ở mức 457.1 triệu thùng. Sự sụt giảm này lớn hơn so với con số 2.2 triệu thùng mà các nhà phân tích đã ước tính trước đó. 

Tồn kho xăng giảm 2.3 triệu thùng xuống mức 231.2 triệu thùng, EIA cho biết, trái ngược với dự báo bổ sung thêm 600,000 thùng được đưa ra trước đó. 

Ngoài ra, triển vọng nhu cầu ở các khu vực khác trên thế giới cũng hỗ trợ đẩy giá dầu lên cao hơn. 

Nhu cầu dầu mạnh mẽ ở châu Á thúc đẩy tâm lý thị trường

“Những dấu hiệu của nhu cầu mạnh mẽ hơn ở châu Á cũng đã thúc đẩy tâm lý các nhà đầu tư. Dự trữ dầu thô trên toàn khu vực đang đưa một số công suất bị tạm dừng do bảo trì”, các nhà phân tích tại ANZ Research cho biết. 

Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng lõi của Nhật Bản trong tháng trước đã tăng 2.5% so với cùng kỳ năm 2023, và cũng tăng trưởng so với số liệu của tháng 4. Kết quả này đã củng cố cho lộ trình tăng lãi suất trong những tháng tới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. 

Dữ liệu được công bố vào thứ Năm cho thấy sự suy giảm trong đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã gây áp lức lên giá dầu, bởi điều này có thế dẫn đến việc Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức hiện tại.