Giá dầu duy trì ổn định ở thị trường châu Á sáng ngày thứ Năm 30/5 do triển vọng tích cực từ dữ liệu tồn kho tụt giảm ở Mỹ đã bị lấn át bởi sự cảnh giác trước những chỉ số kinh tế quan trọng chuẩn bị được công bố mà có thể ảnh hưởng đến lãi suất. 

Giá dầu đi ngang trong sáng thứ Năm

Sức mạnh đồng đô la cũng gây áp lực lên giá dầu, khi mà các nhà đầu tư hầu hết có thiên hướng dựa vào tình hình loại tiền tệ này để đưa ra quyết định, trước khi có thêm nhiều manh mối hơn về lãi suất và lạm phát. 

Theo số liệu ghi nhận lúc 8h5 sáng theo giờ Việt Nam, hợp đồng tương lai dầu Brent giao tháng 7 ổn định ở mức giá 83.61 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI tăng nhẹ lên mức 79.29 USD/thùng. 

Số lượng tồn kho dầu thô Mỹ giảm nhiều hơn kỳ vọng - API

Dữ liệu từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) công bố vào hôm thứ Tư 29/5 cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ đã giảm gần 6.5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 24/5, nhiều hơn rất nhiều so với dự kiến giảm 1.9 triệu thùng được dự đoán trước đó. 

Dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất cũng ghi nhận mức giảm, mặc dù lượng giảm ở hai loại sản phẩm này là không đáng kể. 

Lượng tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh trong tuần vừa qua

Dữ liệu này thường khá tương đồng với dữ liệu tồn kho chính thức, cái mà sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay (30/5). Tuy nhiên, mức giảm lớn hơn dự kiến này cho thấy nhu cầu nhiên liệu của Mỹ đang tăng lên cùng với sự bắt đầu của mùa du lịch hè, được đánh dấu bằng kỳ nghỉ lễ Memorial Day vào cuối tuần vừa qua. 

Chờ đợi các dữ liệu về GDP và lạm phát của Mỹ 

Tâm điểm của ngày thứ Năm này sẽ là bản điều chỉnh số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2024, cái mà được dự báo sẽ cho thấy sự kiên cường của nền kinh tế số 1 thế giới. 

Trong khi sức mạnh của nền kinh tế cung cấp một số tín hiệu tích cực cho nhu cầu dầu thô, nó cũng cho phép Fed có thêm căn cứ để giữ mức lãi suất cao trong thời gian lâu hơn - một xu hướng về lâu về dài sẽ làm giảm nhu cầu đối với dầu. 

Những lo ngại liên quan đến lãi suất cao của Mỹ đã là một gánh nặng chính lên giá dầu trong các phiên giao dịch gần đây, với việc nhiều quan chức của Fed cũng cảnh báo rằng ngân hàng cần nhiều hơn các dữ liệu chắc chắn cho thấy lạm phát đang giảm trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất. 

Chỉ số PCE chuẩn bị được công bố sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định giảm lãi suất của Fed

Để đạt được mục tiêu giảm lãi suất, kết quả của chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) đóng vai trò rất quan trọng. Thước đo đánh giá lạm phát của Fed sẽ được công bố vào thứ Sáu và nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng lãi suất của ngân hàng trung ương. 

Ngoài tình hình cắt giảm lãi suất từ Fed, thị trường dầu thô cũng đang chờ đợi cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) sẽ được diễn ra trực tuyến vào ngày 2/6. Tổ chức này được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ cắt giảm sản lượng như hiện tại sau thời hạn cuối tháng 6. 

Dữ liệu về chỉ số quản lý mua hàng (PMI) từ Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cũng được công bố vào thứ Sáu và dự kiến sẽ cung cấp thêm nhiều tín hiệu về nền kinh tế của quốc gia này.