Giá cao su tương lai tại Nhật Bản giảm hôm thứ Tư 5/6, chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dữ liệu PMI sản xuất của Mỹ và Trung Quốc.
Dữ liệu PMI sản xuất của cả Mỹ và Trung Quốc đều cho thấy sự thu hẹp, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nguyên liệu toàn cầu.
Giá dầu, một yếu tố gián tiếp gây áp lực lên giá cao su, tiếp tục xu hướng giảm sau khi báo cáo của API cho thấy tồn kho tăng trở lại. Cao su tự nhiên thường chịu ảnh hưởng của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp.
Trước đó, trong tháng 5, giá cao su tại các sàn giao dịch lớn tại châu Á đều tăng so với tháng trước do lo ngại nguồn cung thắt chặt. Việc khai thác câu cao su ở Thái Lan và Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, sản lượng cao su đã tại các vùng sản xuất ở phía Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam đã bắt đầu tăng.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5/2024 được kỳ vọng sẽ đạt khoảng 80 nghìn tấn, tương đương với 129 triệu USD, tăng 8.7% về lượng và tăng 10% về trị giá so với tháng trước đó, nhưng giảm 31.7% về lượng và giảm 18.3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su nước ta ước tính đạt khoảng 568 nghìn tấn, trị giá 854 triệu USD, giảm 3.1% về lượng và giảm 5.3% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2023.