Bước sang tháng 5, thị trường cà phê tiếp tục cho thấy diễn biến tích cực, đặc biệt tại thị trường nội địa. Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt và thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới năng suất, giá cà phê trong nước đã có phiên bật tăng mạnh. Trên thị trường thế giới, cả hai sàn giao dịch Robusta và Arabica đều ghi nhận mức phục hồi sau những phiên điều chỉnh giảm trước đó.

Khu vực

Giá trung bình (đồng/kg)

Biến động (đồng/kg)

Đắk Lắk

131.200

+400

Lâm Đồng 

130.600

+400

Gia Lai

131.000

+300

Đắk Nông

131.200

+400

Giá cà phê trong nước sáng nay (1/5) đồng loạt tăng 300 – 400 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh Tây Nguyên. Mức giá trung bình hiện đạt 131.100 đồng/kg, tăng 400 đồng so với hôm qua. Cụ thể, giá tại Đắk Lắk và Đắk Nông cùng đạt 131.200 đồng/kg; Lâm Đồng ở mức 130.600 đồng/kg; Gia Lai ghi nhận 131.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, sau phiên giảm mạnh ngày 30/4, giá cà phê đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ.

Tại sàn London, giá Robusta tăng từ 53 – 71 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 7/2025 đạt 5.369 USD/tấn; tháng 9 là 5.316 USD/tấn; tháng 11 là 5.243 USD/tấn và tháng 1/2026 là 5.155 USD/tấn.

Tại sàn New York, Arabica cũng bật xanh với mức tăng nhẹ 0,95 – 1,75 cent/pound. Giá giao tháng 7/2025 đạt 400,75 cent/pound; tháng 9 là 393,35 cent/pound; tháng 12 là 383,95 cent/pound và tháng 3/2026 là 376,95 cent/pound.

Đối với cà phê Arabica Brazil, thị trường có diễn biến trái chiều giữa các kỳ hạn. Giao tháng 5/2025 đạt 517,90 USD/tấn, trong khi kỳ hạn xa hơn như tháng 12/2025 giảm còn 469,95 USD/tấn.
giá cà phê 1/5/2025

Các chuyên gia nhận định thị trường đang trải qua giai đoạn biến động mạnh do nhiều yếu tố: sản lượng toàn cầu giảm, thời tiết khô hạn tại Việt Nam và Brazil, nhu cầu tiêu dùng suy yếu, cũng như những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan quốc tế. Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 4 giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, làm dấy lên lo ngại về chi tiêu và tiêu thụ cà phê toàn cầu.

Trong nước, giá cà phê duy trì ở mức cao trên 130.000 đồng/kg suốt quý I/2025, mang lại lợi nhuận tốt cho nông dân và doanh nghiệp, song cũng đặt ra yêu cầu về quản trị rủi ro và chiến lược bán hàng hợp lý. Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu tiếp tục eo hẹp, thị trường nhiều khả năng sẽ còn biến động mạnh trong thời gian tới.