Thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung vào cuối tuần qua đã thúc đẩy hàng loạt các tài sản rủi ro và đồng đô la Mỹ, đồng thời gây áp lực lên các tài sản trú ẩn an toàn như vàng. 

Bất chấp triển vọng giảm giá trong ngắn hạn, vàng dự kiến sẽ vẫn duy trì xu hướng tăng trong dài hạn, đặc biệt là khi thị trường chuyển sự tập trung sang triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Liệu vàng có thể phục hồi?

Trong khi thị trường chứng khoán và đồng đô la tăng mạnh sau các thỏa thuận cắt giảm thuế quan trong 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc, thì tin tức lại khá tiêu cực đối với các tài sản trú ẩn an toàn như vàng. 

Tuy nhiên, cần lưu ý một điều đó là vàng đã tăng mạnh từ trước khi chiến tranh thương mại bắt đầu. Việc giá vàng giảm hiện chỉ mang tính chất phản ứng ban đầu của thị trường. Hơn nữa, thỏa thuận hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ mang tính tạm thời và vẫn còn nhiều bất định xung quanh các cuộc đàm phàn tiếp theo. 

Do vậy tin tức về hạ nhiệt căng thẳng thương mại này chưa phải yếu tố khiến vàng đảo chiều xu hướng tăng trong dài hạn. 

Trong ngắn hạn, đồng đô la dự kiến phục hồi do các tin tức thuế quan và việc Fed vẫn duy trì chiến lược “chờ đợi và quan sát”  trước khi quyết định cắt lãi suất. Tuy nhiên, một khi thị trường điều chỉnh xong các kỳ vọng về lãi suất, sự chú ý có thể sẽ quay trở lại triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Điều này sẽ gây áp lực trở lại lên đồng đô la và sẽ là thời điểm để giá vàng tăng trở lại. 

Đồng USD dự kiến tiếp tục phục hồi

Đô la dự kiến tiếp tục phục hồi trước khi tiếp tục xu hướng giảm

Dữ liệu kinh tế đáng chú ý trong tuần

Khi căng thẳng thương mại giảm bớt, thị trường sẽ quay sang đánh giá các dữ liệu kinh tế vĩ mô và triển vọng cắt lãi suất của Fed. Một mối quan tâm lớn nhất hiện tại đó là tác động của thuế quan lên lạm phát. Do vậy, các số liệu về lạm phát CPI và PPI trong tuần này sẽ được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 20% vào tháng 4, tức thời điểm căng thẳng thương mại leo thang đỉnh điểm nhất.

Các nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát CPI hàng năm không đổi ở mức 2,4%. Tuy nhiên, dữ liệu tháng 4 vẫn khó có thể làm Fed thay đổi quan điểm ngay lập tức và câu hỏi đặt ra là liệu việc tạm hoãn thuế có làm giảm áp lực lạm phát trong những tháng tới hay không?

Ngoài ra, Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng của Michigan cũng sẽ tác động đến thị trường vào thứ Sáu. Bất ổn chiến tranh thương mại đã tác động lớn đến các khảo sát về niềm tin tiêu dùng và làm tăng mạnh kỳ vọng lạm phát.

CPI tháng 4 liệu có giảm khi hoạt động thương mại Mỹ-Trung trì trệ

Liệu CPU có tiếp tục giảm khi thương mại Mỹ-Trung giảm trong tháng 4?

Phân tích xu hướng giá vàng

Bất chấp sự sụt giảm lớn, xu hướng tăng của vàng hiện tại vẫn chưa bị phá vỡ. Trên khung 4 giờ, giá đang chạm mức hỗ trợ đầu tiên là đường MA200. Nếu giữ được mức này, giá có khả năng hình thành mô hình nêm tích lũy. Trong trường hợp giá phá vỡ đường MA200, thì mức hỗ trợ tiếp theo sẽ là biên dưới của kênh giá tăng là $3100. 

Nhìn chung, các yếu tố cơ bản hiện tại về triển vọng đàm phán thương mại và lập trường cứng rắn của Fed sẽ khiến giá vàng khó có thể vượt đỉnh trong thời gian ngắn. Điều này cũng phù hợp với xu hướng yếu thường thấy của nhóm kim loại quý trong quý 2.

Triển vọng tăng giá tiếp theo của vàng sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán Mỹ-Trung và các dữ liệu kinh tế phải khiến Fed thay đổi quan điểm.

Xu hướng tăng giá của vàng

Xu hướng tăng của vàng vẫn duy trì nhưng cần thêm chất xúc tác từ Fed

Để có thêm những nhận định chi tiết về các sản phẩm kim loại khác như bạc, đồng, bạch kim, quý khách hàng vui lòng liên hệ với HCT qua các phương thức dưới đây:

  • Địa chỉ: Tầng 7, số 435 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/ 

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01