Giá đậu tương CBOT ổn định vào đầu phiên ngày thứ Sáu 12/7 nhưng đang hướng tuần giảm lớn nhất kể từ tháng 6 năm ngoái do nhu cầu xuất khẩu mờ nhạt và dự báo về một vụ mùa lớn ở Mỹ.
Hợp đồng tương lai ngô và lúa mì đều giảm vào hôm nay và hướng tới tuần giảm giá, với cả hai thị trường đều ghi nhận nguồn cung dồi dào.
Hợp đồng đậu tương được giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT tăng 0.1% lên 10.69 USD/giah lúc 8h14 sáng nay. Điều này đánh dấu mức giảm 5.4% trong cả tuần sau khi giảm xuống 10.61 USD vào thứ Năm, mức thấp nhất kể từ 2020.
Lúa mì CBOT giảm 0.8% xuống 5.67 USD/giạ và thấp hơn 4% so với lúc đóng cửa phiên thứ Sáu tuần trước, sau khi đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng 5.56 USD vào thứ Tư.
Hợp đồng ngô CBOT giảm 0.4% xuống 4.09 USD/giạ và đang hướng tới mức giảm 3.5% trên khung tuần. Mức giá hiện tại cũng đang gần với mức thấp nhất trong 4 năm đã giảm xuống trong cuối tháng 6.
Cả ba loại nông sản đều đã giảm mạnh vào đầu tuần này sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết xếp hạng tình trạng mùa vụ của nước này đã cải thiện nhiều hơn so với dự đoán của các nhà phân tích.
Ngoài ra, các nhà đầu cơ cũng đang đặt cược vào việc giảm giá sẽ tiếp tục diễn ra.
Biến động giá sau đó ổn định khi các nhà giao dịch chờ đợi báo cáo cung cầu của USDA sẽ được công bố vào thứ Sáu.
Một yếu tố khác cũng giúp củng cố giá nông sản là việc đồng đô la giảm mạnh vào thứu Năm. Việc loại tiền tệ này yếu đi sẽ khiến cho các nông sản Mỹ trở nên rẻ hơn đối với người mua nước ngoài. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ Sáu, chỉ số DXY đã ổn định hơn.
Ở một diễn biến khác, Cơ quan thu hoạch Conab vào thứ Năm đã nâng ước tính về sản lượng ngô ở Brazil trong niên vụ 2023/24 thêm 1.7 triệu tấn.
Về lúa mì, Pháp đang hướng tới sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu và dự trữ ở mùa vụ này do tình trạng mưa lớn vào mùa thu hoạch, văn phòng nông nghiệp FranceAgriMer chi biết. Ngoài ra, Sàn giao dịch Ngũ cốc Rosario cũng cho biết sản lượng lúa mì của Argentina trong niên vụ 2024/25 sẽ giảm khoảng 500,000 tấn so với ước tính trước đó do thiếu mưa.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở Pháp và Argentina đã bị bù lại bởi triển vọng thu hoạch tích cực ở Mỹ và Nga.