Giá dầu thô thay đổi nhỏ vào thứ Ba, giữ ở gần mức cao nhất trong hai tháng đạt được vào hôm trước trong kỳ vọng về việc nhu cầu nhiên liệu tăng cao từ mùa du lịch hè và khả năng cắt giảm lãi suất của Mỹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Dầu thô ngày 2/7 giao dịch ở gần mức cao nhất trong 2 tháng

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 20 cent lên 86.80 USD/thùng lúc 10h13 sáng sau khi tăng 1.9% trong phiên giao dịch ngày 1/7 lên mức cao nhất kể từ 30/4. 

Dầu thô WTI tăng 15 cent lên 83.53 USD/thùng, sau khi tăng 2.3% vào hôm qua để lên mức cao nhất kể từ 26/4. 

“Sự dịch chuyển giá dầu hiện tại dường như bị ảnh hưởng bởi sự sợ hãi và tâm lý thị trường nhiều hơn so với các yếu tố cơ bản”, Vandana Hari, nhà sách lập của công ty cung cấp các phân tích về thị trường dầu mỏ Vanda Insights cho biết. Bà chỉ ra rằng triển vọng cho nhu cầu nhiên liệu mùa hè, khả năng cao về xung đột giữa Israel với Iran và cơn bão Beryl là những yếu tố sẽ hỗ trợ giá tăng. 

Nhu cầu xăng dầu của Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ tăng khi giai đoạn cao điểm cả du lịch hè ở nước này sẽ bắt đầu với kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh Mỹ trong tuần này. Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ đã dự báo di chuyển trong đợt nghỉ lễ sẽ tăng 5.2% so với năm 2023, với di chuyển bằng xe hơi sẽ cao hơn 4.8% so với năm ngoái. 

“Điều này có thể giúp nhu cầu xăng dầu phục hồi trở lại sau nửa đầu năm 2024 ảm đạm”, các nhà phân tích tại ANZ viết trong một ghi chú. 

Về phía nguồn cung, thị trường đã chuẩn bị cho một đợt gián đoạn nguồn cung do bão Beryl gây ra với các nhà máy lọc dầu và sản xuất dầu bên bờ biển của Mỹ. Tuy nhiên, những dự báo gần đây cho thấy cơn bão này nhiều khả năng sẽ di chuyển vào vùng vịnh Campeche của Mexico và gây ra những vấn đề về sản xuất dầu ở đó. 

Dữ liệu lạm phát giảm bớt ở Mỹ đã dấy lại lên những hi vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất, có thể là vào tháng 9.

Dữ liệu lạm phát giảm dấy lên hi vọng về cắt giảm lãi suất ở Mỹ

Một báo cáo vào thứ Hai cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm sút trong tháng thứ ba liên tiếp, và giá nhà sản xuất phải trả cho một vài nguyên liệu đầu vào giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng. 

Bên cạnh báo cáo của Bộ Thương mại vào thứ Sáu cho thấy dữ liệu lạm phát của Mỹ không thay đổi vào tháng 5, điều này có thể củng cố cho khả năng hạ thấp lãi suất của Mỹ, một bước có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu về dầu. 

Tuy nhiên, những dấu hiệu của việc tăng trưởng nhu cầu thấp hơn dự kiến vẫn giới hạn đà tăng giá dầu thô. 

Một số dữ liệu cho thấy dầu thô xuất khẩu sang châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, trong nửa đầu năm 2024 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Điều này chủ yếu là do lượng nhập khẩu thấp hơn ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và tiêu thụ đứng thứ hai thế giới.