Chỉ số đồng đô la Mỹ DXY đang ở mức 102.5 vào thứ Hai, 7/10, sau khi tăng khoảng 0.5% vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước nhờ dữ liệu việc làm tốt hơn dự kiến. 

Ảnh hưởng của sự tăng giá đồng đô la lên các thị  trường

Giá trị đồng đô la Mỹ đã liên tục tăng trong tuần vừa qua, ghi nhận tăng trưởng trong cả năm ngày trong tuần và kết tuần với mức tăng 2%, mức tăng lớn nhất trong vòng hai năm. Ngoài ra, chỉ số này đã tăng 0.5% chỉ trong ngày thứ Sáu nhờ dữ liệu việc làm mạnh mẽ hơn dự kiến, đẩy giá đồng đô la lên mức cao nhất trong 7 tuần. 

Dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ vào thứ Sáu tuần trước đã cho thấy số lượng việc làm phi nông nghiệp trong tháng 9 tăng 254,000 việc làm, vượt xa kỳ vọng 140,000 việc làm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng đã giảm 4.1% từ mức 4.2% trong tháng 8. 

Ảnh hưởng đến chính sách lãi suất 

Những dữ liệu trên đã khiến thị trường giảm kỳ vọng về việc cắt lãi suất của Fed, với nhiều người tin rằng Fed sẽ chỉ cắt giảm 0.25% lãi suất trong tháng 11 thay vì kỳ vọng 0.5% trước đó. Theo dữ liệu từ CME’s Fedwatch Tool, 97.9% nhà đầu tư tin vào việc Fed sẽ chỉ giảm thêm 0.25% lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng tới. 

Dự báo của thị trường về hướng giảm lãi suất trong tháng 11

Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán 

Đồng đô la mạnh lên cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng trái chiều lên thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt là khi các công ty xuất khẩu sẽ gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài do các loại hàng hóa này sẽ trở nên đắt đỏ hơn ở thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp lớn như công nghệ, ô tô và hàng tiêu dùng có doanh thu lớn từ nước ngoài có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự sụt giảm doanh thu quốc tế có thể dẫn đến giảm lợi nhuận, khiến giá cổ phiếu của các công ty này giảm.

Ảnh hưởng của biến động đồng đô la đến thị trường chứng khoán

Ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể hưởng lợi từ việc đồng đô la Mỹ mạnh lên. Các công ty phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu hoặc hàng hóa từ nước ngoài có thể nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu với giá rẻ hơn, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng biên lợi nhuận cho các công ty này. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu trong một số lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất và tiêu dùng. 

Ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa 

Đồng đô la mạnh lên có thể ảnh hưởng lớn đến giá các loại hàng hóa như kim loại quý, kim loại cơ bản và nông sản. 

Trong tuần vừa qua, trong khi chỉ số DXY tăng 2%, hợp đồng tương lai đồng trên sàn COMEX đã giảm 0.55%, trong khi giá vàng cũng giảm nhẹ sau khi đạt đỉnh vào tuần trước đó. Giá đậu tương cũng đã giảm mạnh 2.63%. 

Đồng đô la mạnh lên thường sẽ làm giảm nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với họ. Bên cạnh đó, đồng đô la mạnh cũng phản ánh sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, làm giảm nhu cầu của nhà đầu tư với các sản phẩm trú ẩn như vàng và thu hút họ vào các loại tài sản khác như cổ phiếu và trái phiếu. Ngoài ra, đồng đô la mạnh lên cũng có thể thúc đẩy các nhà xuất khẩu ở các quốc gia khác gia tăng hoạt động xuất khẩu để thu về ngoại tệ, khiến nguồn cung hàng hóa toàn cầu tăng lên. 

Giao dịch hàng hóa, kênh đầu tư tài chính ưu việt và đang là xu hướng đầu tư tại Việt Nam bởi mức độ lợi nhuận từ thị trường cực tốt!

So với các kênh đầu tư khác đang có mặt tại thị trường Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư vượt trội và an toàn hơn cả. Một số đặc điểm nổi bật của thị trường này có thể kể đến: 

  • Thị trường liên thông toàn thế giới nên khả năng thanh khoản cực kỳ lớn

  • Đòn bẩy lên tới 1:10, hoàn toàn không mất lãi khi sử dụng đòn bẩy 

  • Số lượng sản phẩm đa dạng 

  • Độ trễ T+0, thực hiện giao dịch theo thời gian thực mà không phải chờ thời gian thanh toán 

  • Pháp lý rõ ràng và không có rủi ro đầu cơ, lái giá do khối lượng giao dịch cực lớn 

>>>> XEM THÊM: 

Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội